- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện
18 Nguồn: ADB, Asian Development Outlook 2011 (tháng 4/2011).
tiếp tục tăng cao, hiệu quả đầu tư thấp. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách tài khóa, chính sách thu nhập và các chính sách liên quan đến sự thúc đẩy của các khu vực kinh tế phát triển là chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa các cơ quan giám sát cũng chưa chặt chẽ. Tất cả tạo ra sự bất ổn kinh tế vĩ mô và sự suy giảm lòng tin của thị trường, nhà đầu tư và lòng tin của người dân vào môi trường chính sách, vào năng lực quản trị vĩ mô của Nhà nước.
Phần dưới đây sẽ xem xét nguồn gốc của các cú sốc tác động lên nền kinh tế, những cú sốc này đã định hình bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2000-2010. Trong khuôn khổ mục tiêu của Dự án, chúng tôi tập trung vào hai biến vĩ mô quan trọng nhất của nền kinh tế đó là tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.
Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000 -2010 chịu tác động chủ yếu bởi 3 cú sốc bên ngoài tiêu cực. Ba cú sốc lên nền kinh tế là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 199719, giá hàng hóa và xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao vào năm 2007 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 làm nền kinh tế suy giảm, tăng tỷ lệ thất nghiệp và kéo theo đó là giảm phát. Cú sốc từ giá xăng dầu quốc tế tăng cao vào các tháng đầu năm 2008 vừa làm nền kinh tế suy giảm, vừa đẩy lạm phát lên.
Đứng trước các cú sốc tiêu cực tác động lên nền kinh tế, Chính phủ đã thiết kế và triển khai các chính sách ứng phó mà trong đó đáng lưu ý là hai chính sách chủ đạo là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ban đầu, cả hai chính sách này đều nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của các cú sốc, tuy nhiên, khi sử dụng quá mức, chúng sẽ tác động trở lại nền kinh tế và trở thành cú sốc, gọi là “cú