- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện
n là số qua sát của chuỗi số liệu.
Đồ thị 4.2. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2010 (%/năm)
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Trong giai đoạn 2000-2010, nền kinh tế đã phải chịu một số cú sốc lớn như đã đề cập ở trên, nhưng trong giai đoạn này cũng có những sự kiện tác động tích cực lên nền kinh tế thông qua thương mại và đầu tư, có thể coi đó là các “cú sốc tích cực” liên quan đến việc mở cửa thị trường trong nước, giảm thiểu các rào cản thương mại và đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Thứ nhất, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được chính thức ký kết ngày 13/7/2000 tại Hoa Kỳ. Thứ hai, Hiệp định Tự do, Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được ký kết tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 14/11/2003. Hiệp định này không những mở rộng được kênh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn tạo nền tảng đẩy mạnh thu hút các khoản đầu tư gián tiếp khác như vay tín dụng cho các dự án đầu tư tại Việt Nam, khiến nhà thầu nước ngoài quan tâm hơn đến Việt Nam. Thứ ba, Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006. Gia nhập WTO được kỳ vọng sẽ đem lại những nhân tố tích cực cho nền kinh tế, thế nhưng trong năm 2007, mặc dù dòng FDI chảy vào trong nước đạt con số kỷ lục, thâm hụt cán cân thương mại cũng trở nên rất lớn. Hơn nữa, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, giá hàng hóa và giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao, sau đó là cú sốc từ cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu liên tiếp tác động tiêu cực lên nền kinh tế, vì thế rất khó chỉ ra được những tác động tích cực của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Nhìn vào đồ thị 4.3 rất khó nhận thấy tác động của các “cú sốc hội nhập” lên cán cân thương mại. Cả kim ngạch xuất nhập khẩu đều có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2000 cho đến năm 2008. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã thực sự tác động tiêu cực lên cán cân thương mại, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh vào năm 2009. Khi nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, xuất khẩu và nhập khẩu dần trở lại xu hướng gia tăng.
Đồ thị 4.3. Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại (triệu USD)
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tóm lại, trong 10 năm qua (2000-2010), đặc biệt trong giai đoạn 2006-2010 tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm còn tỷ lệ lạm phát lại có xu hướng tăng mạnh. Xu hướng của chính sách tiền tệ trong những năm qua nói chung là mở rộng thận trọng để vừa góp phần tăng trưởng kinh tế, vừa kiềm chế tốc độ tăng giá. Trong một số thời điểm (ví dụ, đầu năm 2008, cuối năm 2010), để hạn chế tốc độ gia tăng nhanh của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng đồng bộ các công cụ để thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, do hiệu quả điều hành
chính sách tiền tệ chưa cao cùng với sự phối hợp chưa chặt chẽ của các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nên lạm phát tiếp tục tăng cao và lên tới 11,8% vào năm 2010, kết quả này tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Phần dưới đây sẽ đi sâu phân tích về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010 và những vấn đề đặt ra.
CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Việc hoạch định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm: (i) xây dựng dự án điều hành chính sách tiền tệ hàng năm: trên cơ sở chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô (lạm phát, GDP v.v...) của Quốc hội đề ra, Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án chính sách tiền tệ hàng năm để thực hiện mục tiêu của Quốc hội và trình Chính phủ phê duyệt, trong đó Ngân hàng Nhà nước đề xuất định hướng điều hành CSTT cũng như xây dựng các chỉ tiêu tiền tệ định hướng của năm; và (ii) xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá hàng quý, tháng, các phương án điều hành chính sách tiền tệ đột xuất: Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ; rà soát, đánh giá các giải pháp điều hành các công cụ CSTT đã thực hiện; dự báo các diễn biến tiền tệ; xây dựng dự án điều hành CSTT bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác; đề xuất các giải pháp điều hành CSTT đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAMMục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 (Điều 2) quy định:
tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân”.
Tại khoản 1, Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Có thể thấy rằng đây là một chính sách tiền tệ có mục tiêu quá rộng và thiếu cụ thể. Vì vậy, không những gây áp lực và làm phức tạp cho việc thực thi chính sách của Ngân hàng Nhà nước mà ngay việc đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn cũng không chính xác. Việc thực thi một chính sách tiền tệ có mục tiêu cuối cùng kép đã là phức tạp, trong khi chính sách tiền tệ của Việt Nam phải đeo đuổi rất nhiều mục tiêu như vậy song lại không quy định mục tiêu nào là mục tiêu cuối cùng. Quả thực đó là một khó khăn lớn cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ khi thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước đến nay, về cơ bản, có thể thấy rằng chính sách tiền tệ luôn theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Luật Ngân hàng Nhà nước không quy định rõ mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Do vậy, trên thực tế việc điều hành chính sách tiền tệ có khó khăn nhất định nhất là khi cần có sự đánh đổi giữa các mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh các mục tiêu được quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước, trong từng giai đoạn cụ thể, Ngân hàng Nhà nước còn theo đuổi các mục tiêu như đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước thường phải theo đuổi nhiều mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, chưa xác định rõ mục tiêu hàng đầu và một số mục tiêu chưa được lượng hóa đầy đủ là những bất cập, gây khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Trên thực tế, hàng năm, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đều hướng vào việc kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu. Song việc theo đuổi các mục tiêu trong một số năm, nhất là từ năm 2004 đến nay, còn có khó khăn. Chẳng hạn, năm 2004 và 2005, mục tiêu lạm phát đặt ra là dưới 5% và dưới 6,5%, song kết quả CPI được kiểm soát lại là mức 9,5% và 8,4%. Năm 2010, mục tiêu lạm phát là 7-8% nhưng lạm phát thực tế lại là 11,8%. Đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng GDP thực tế hàng năm nhìn chung đã bám sát mục tiêu, nhưng vẫn còn có sự chênh lệch nhất định (xem Bảng 4.4).
Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ
Tổng phương tiện thanh toán (M2)
Từ năm 1992, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm đến khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế theo nghĩa rộng (M2), không chỉ là lượng tiền mặt như trước năm 1990. Đồng thời, việc thống kê tiền tệ được thực hiện theo các tiêu chí của Quỹ Tiền tệ Quốc tế22.
Xét về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước phát triển, để kiểm soát mức tăng M2, đòi hỏi Ngân hàng Trung ương các nước phải xác định rõ mức tăng MB (hay mục tiêu hoạt động là khối lượng), hoặc kiểm soát lãi suất thị trường liên ngân hàng (hay mục tiêu hoạt động là giá cả). Thực tế, từ năm 1995 đến nay, hàng năm để thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đều xác định các chỉ tiêu định hướng về M2, tín dụng đối với nền kinh tế. Trong giai đoạn 2000-2005, giữa chỉ tiêu định hướng về M2 và thực tế cũng có sự chênh lệch nhưng ở mức không cao, chỉ khoảng 0,5-5%. Tuy nhiên từ 2006 đến nay, mức độ chênh lệch giữa