- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện
34 Kể từ năm 2003, NHNN đã bắt đầu tính toán chỉ số REER và đưa vào làm cơ sở tham khảo trong điều hành tỷ giá hàng ngày nhằm dần dần tách rời sự neo buộc của VND vào đồng USD và từng bước gắn kết
hành tỷ giá hàng ngày nhằm dần dần tách rời sự neo buộc của VND vào đồng USD và từng bước gắn kết VND vào một “rổ tiền tệ” gồm các đồng tiền của các nước đối tác thương mại chính. Hàng ngày, NHNN cập nhật các biến động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa của các đồng tiền trong rổ để đưa vào mô hình xác định chỉ số tỷ giá hiệu lực thực này, bao gồm các biến số điều chỉnh lạm phát và quyền số thương mại. Chỉ số REER đã được sử dụng như một tham chiếu để NHNN tác động vào tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm hướng tỷ giá theo mức mục tiêu đảm bảo khả năng đối ngoại và hạn chế những tác động tiêu cực của diễn biến chỉ số giá tiêu dùng.
thanh khoản và có lợi nhuận; xây dựng một hệ thống ngân hàng đủ mạnh, có khả năng tham gia vào thị trường ngoại hối quốc tế; phát triển thanh toán qua ngân hàng; phát triển các thị trường tài chính, tiền tệ trong nước; chính sách huy động vốn ở trong và ngoài nước có hiệu quả, có hành lang pháp lý đồng bộ và đầy đủ để tạo dựng và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh) mới có thể thả nổi tỷ giá.
Cơ chế giải trình và tính minh bạch
Lý do quan trọng trong việc áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu là nó làm cho chính sách tiền tệ trở nên rõ ràng và minh bạch. Có hai vấn đề cần được nghiên cứu để vận dụng. Thứ nhất, mục tiêu lạm phát được chuyển tới thị trường và công chúng như thế nào? Thứ hai, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước về thực thi mục tiêu lạm phát sẽ ra sao?
Một trong những yêu cầu cần thiết để mục tiêu lạm phát được thực hiện thành công là phải thiết lập được cơ chế cụ thể về tính minh bạch và cách giải trình trước công chúng của Ngân hàng Nhà nước. Điều này đòi hỏi lựa chọn một cơ chế truyền tải thích hợp, bao gồm: nội dung truyền tải, cách thức truyền tải, và các cam kết khi công bố nội dung truyền tải.
Thứ nhất, nội dung truyền tải cần bao gồm: (i) quan điểm của Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện mục tiêu lạm phát; (ii) tổng quan tình hình lạm phát theo mục tiêu; (iii) diễn biến lạm phát trong thực tế; (iv) những động thái/giải pháp của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện mục tiêu lạm phát; và (v) các giải trình khi cần điều chỉnh mục tiêu.
Thứ hai, về cách thức truyền tải có thể áp dụng các kênh thường xuyên, định kỳ và không định kỳ. Kênh thường xuyên, định kỳ (tháng, quý) thông qua các ấn phẩm như báo cáo thường niên, báo cáo định kỳ về lạm phát; thông qua giải trình định kỳ của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước trên truyền hình. Kênh đột xuất thông qua tổ chức họp báo, trả lời báo chí và công chúng.
Thứ ba, về cam kết nội dung truyền tải: các ấn phẩm - báo cáo, trả lời báo chí của Ngân hàng Nhà nước cần được xác thực bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Để đảm bảo trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu lạm phát, bên cạnh việc truyền tải các thông tin minh bạch trước công chúng, thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cần phải thể hiện rõ các cam kết với cơ quan thẩm quyền cao hơn, như: (i) thư hoặc văn bản cam kết với Quốc hội; (ii) thư hoặc văn bản cam kết với Thủ tướng Chính phủ; (iii) thư hoặc văn bản cam kết với Chủ tịch nước.
Trên cơ sở thực tế của Ngân hàng Nhà nước hiện nay, đối chiếu với kinh nghiệm quốc tế, tăng cường công tác truyền thông trong điều hành CSTT cần được đẩy mạnh hơn nữa trên những phương diện sau: Trong ngắn hạn: (i) NHNN xác định các loại thông tin cần công bố cho thị trường; (ii) quy định những thông tin công bố định kỳ (hoặc đột xuất) về điều hành CSTT; (iii) tổ chức khảo sát thường kỳ hoặc đột xuất nhằm thăm dò ý kiến của các thành viên thị trường tiền tệ về nhu cầu thông tin, kênh cung cấp thông tin; và (iv) đối với trang thông tin điện tử của NHNN, các thông tin về điều hành CSTT được cung cấp một cách đầy đủ, đảm bảo tính minh bạch sao cho tất cả các thành viên thị trường tiền tệ đều có khả năng truy cập và nắm bắt thông tin kịp thời.
Trong trung, dài hạn: (i) tổ chức họp báo định kỳ hoặc đột xuất khi có các thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ; (ii) công bố các báo cáo điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước theo định kỳ, các phân tích và dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô, lạm phát, tài chính tiền tệ và định hướng điều hành.
Các vấn đề xử lý kỹ thuật
Phương pháp tính toán và đo lường lạm phát35
Thực tế, hầu hết các nước khi đánh giá lạm phát đều sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) làm công cụ nền tảng, bởi CPI có những lợi thế riêng như: tính quảng bá tương đối rộng đối với xã hội, được công bố và tính toán thường xuyên. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng chỉ số CPI đã loại trừ một số yếu tố (những yếu tố mang tính ngắn hạn và có thể nhanh chóng mất đi) - chỉ số điều chỉnh này được gọi là chỉ số lạm phát cơ bản (core inflation).
Có thể nói, việc tính toán CPI để đo lường lạm phát ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc đánh giá CSTT lạm phát mục tiêu ở Việt Nam mà chỉ dựa vào CPI là rất ít tin cậy. Đặc biệt, việc thống kê xác định tỷ trọng cơ cấu tiêu dùng để xác định quyền số cho CPI là không cập nhật với xu hướng tiêu dùng của xã hội. Chẳng hạn tính CPI năm 2010 vẫn trên cơ sở vào kết quả điều tra năm 2005. Đây là nguyên nhân kỹ thuật dẫn đến sai số trong CPI, chưa kể phương pháp điều tra, thống kê quá thô sơ càng làm cho CPI thiếu chính xác. Chính vì vậy, kiến nghị tổng quát cho nghiên cứu này là: (i) nâng cao chất lượng công tác thống kê, gồm thống kê giá và thống kê tiền tệ; (ii) Tổng cục Thống kê (TCTK) cần nghiên cứu đưa chuỗi số liệu về cùng gốc so sánh để đảm bảo tính nhất quán của số liệu; TCTK làm đầu mối tổng hợp thông tin và thiết kế mẫu biểu thu thập thông tin gửi các bộ, ngành nhằm phục vụ công tác cung cấp số liệu theo định kỳ, qua đó quy định lại các quyền số cố định cho phù hợp với xu hướng của xã hội theo hướng giảm bớt tỷ trọng nhóm hàng hóa lương thực, thực phẩm (hiện tại chiếm 39,93% trong CPI); (iii) cơ quan thống kê cần chính xác, khẩn trương trong công tác điều tra thu thập số liệu, loại trừ tối đa những tác động làm phát sinh những sai số thống kê. Muốn vậy, phải hoàn thiện bộ máy thống kê từ trung ương