Khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế theo nghĩa rộng (M2, hay tổng phương tiện thanh toán) bao gồm: tổng lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng + tiền gửi bằng VND và bằng ngoại tệ của dân cư, doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 96 - 100)

- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện

22 Khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế theo nghĩa rộng (M2, hay tổng phương tiện thanh toán) bao gồm: tổng lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng + tiền gửi bằng VND và bằng ngoại tệ của dân cư, doanh nghiệp

lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng + tiền gửi bằng VND và bằng ngoại tệ của dân cư, doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại; tiền cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (MB) được xác định gồm: tiền mặt ngoài Ngân hàng Nhà nước + tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước. Khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế (M2) và tiền cơ bản (MB) được xác định như trên hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới.

chỉ tiêu định hướng về M2 và thực tế tăng lên do Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong khi tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp đã tác động nhiều đến việc thực hiện các chỉ tiêu tiền tệ định hướng. Ví dụ: năm 2007, chỉ tiêu M2 định hướng là 20-23% trong khi số thực tế M2 tăng trưởng 46,12%; năm 2008, chỉ tiêu M2 định hướng là 32% trong khi số thực tế M2 tăng trưởng 20,31%. Tương tự, chỉ tiêu M2 định hướng và thực tế có sự chênh lệch khá cao vào năm 2009, và năm 2010 (xem Bảng 4.4 và Đồ thị 4.4).

Nguyên nhân chủ yếu của diễn biến thực tế của M2 trong một số năm không sát với định hướng đề ra là do:

Ngân hàng Nhà nước chưa xác định rõ ràng mục tiêu trung gian nên trong thực tế, việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ nhiều lúc hướng vào kiểm soát tín dụng, lãi suất thị trường và tỷ giá. Với việc điều hành chính sách tiền tệ hướng vào nhiều mục tiêu trung gian như vậy nên nhiều khi việc điều hành CSTT còn bị động, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ chưa cao, điều tiết thị trường không đạt được mục tiêu mong muốn.

Bảng 4.4. Mục tiêu và thực hiện chính sách tiền tệ, 2000-2010 (%/năm) Năm Các chỉ tiêu Tăng trưởng Lạm phát M2 Tín dụng

2000 Mục tiêu 5,5 – 6 6 38 28 - 30 2000 Thực hiện 6,8 -0,6 38,96 38,14 2001 Mục tiêu 7,5 - 8 < 5 23 20-25 2001 Thực hiện 6,89 0,8 25,53 21,44 2002 Mục tiêu 7 -7,3 3 - 4 22 - 23 20 - 21 2002 Thực hiện 7,08 4,0 17,7 22,2 2003 Mục tiêu 7 - 7,5 < 5 25 25 2003 Thực hiện 7,34 3 24,94 28,41 2004 Mục tiêu 7,5 - 8 < 5 22 25 2004 Thực hiện 7,79 9,5 30,39 41,65

2005 Mục tiêu 8,5 < 6,5 22 252005 Thực hiện 8,44 8,4 29,65 31,1 2005 Thực hiện 8,44 8,4 29,65 31,1 2006 Mục tiêu 8 < 8 23 - 25 18 - 20 2006 Thực hiện 8,23 6,6 33,59 25,44 2007 Mục tiêu 8,2 - 8,5 < 8 20 - 23 17 - 21 2007 Thực hiện 8,46 12,6 46,12 53,89 2008 Mục tiêu 8,5 - 9 < 10 32 30 2008 Thực hiện 6,31 19,9 20,31 25,43 2009 Mục tiêu 5 < 15 18 - 20 21 – 23 2009 Thực hiện 5,32 6,50 28,99 37,53 2010 Mục tiêu 6,5 7 - 8 25 25 2010 Thực hiện 6,78 11,8 33,3 31,19

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê. Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự kiểm soát hết các nhân tố tác động đến M2, nhất là các nhân tố làm thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng và cho vay chính phủ ròng. Cụ thể là các nhân tố sau: (i) sự thay đổi bên tài sản có ngoại tệ ròng: việc kiểm soát M2 của Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn, bị động nhiều bởi luồng ngoại tệ ra; (ii) sự thay đổi đầu tư tín dụng đối với nền kinh tế là nhân tố chính tác động đến sự thay đổi M2, qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế, và lạm phát; (iii) những thay đổi trong khoản mục cho vay chính phủ ròng (phản ánh những thay đổi trong thu, chi khu vực chính phủ): đối với những nước có chính sách tài khoá ổn định thì những thay đổi trong khoản mục này không lớn. Tuy nhiên, thực tế trong nhiều năm qua, khoản mục này của nước ta thay đổi lớn. Do vậy, để kiểm soát M2 không thể bỏ qua những thay đổi của khoản mục này. Đồng thời, đối với việc cho vay chính phủ ròng, theo quy định về thống kê tiền tệ của IMF được hạch toán bên tài sản có của bảng cân đối tiền tệ toàn ngành ngân hàng với dấu âm, có nghĩa là tiền gửi chính phủ càng lớn thì M2 càng giảm. Nhưng trên thực tế, tiền gửi chính phủ tại các ngân hàng thương mại đã tham gia vào quá trình tạo tiền, qua đó ảnh

hưởng đến cung cầu vốn và lãi suất thị trường mà Ngân hàng Nhà nước không thể kiểm soát được; và (iv) những thay đổi trong khoản mục khác cũng có tác động đến sự thay đổi M2.

Đồ thị 4.4 . Mức tăng M2 thực tế và mục tiêu (%/năm)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê. Như vậy, để kiểm soát sự gia tăng M2 theo định hướng, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát được những nhân tố tác động đến M2. Ngoài ra, phải kiểm soát được lượng tiền gửi của các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng đã phát triển với quy mô tương đối lớn, như Quỹ hỗ trợ Phát triển (Ngân hàng Phát triển Việt Nam), hệ thống bảo hiểm, Kho bạc Nhà nước v.v...) nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Những phân tích trên đã lý giải tại sao tác động của M2 đến các biến số của nền kinh tế chưa rõ ràng, diễn biến của tổng phương tiện thanh toán M2 với ý nghĩa là mục tiêu trung gian không phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát (xem Đồ thị 4.5).

Đồ thị 4.5. Diễn biến M2, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát (% năm)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê.

Kiểm soát đầu tư tín dụng đối với nền kinh tế

Trong mục tiêu chính sách tiền tệ hàng năm, tăng trưởng tín dụng được coi là tiêu chí quan trọng để hỗ trợ phát triển kinh tế. Từ năm 1991 đến nay, không chỉ Ngân hàng Nhà nước mà cả Chính phủ và các bộ, ngành cũng rất quan tâm đến mức độ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển, tín dụng của hệ thống ngân hàng là kênh cung cấp vốn quan trọng, chủ yếu để phát triển và đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới trang thiết bị, và công nghệ của các doanh nghiệp.

Việc kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế được Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên hai phương diện: (i) Ngân hàng Nhà nước không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng theo hướng ngày càng thông thoáng, nâng cao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, đồng thời đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Đến nay, qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, cơ chế tín dụng về cơ bản đã được hoàn thiện, những vướng mắc trong thực tế đã dần được khắc phục; (ii) kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng23. Có thể nói, mức độ kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước theo định hướng còn rất hạn chế. Trong nhiều năm, diễn biến tăng trưởng

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)