Một NHTW hiện đại được hiểu là một định chế: (i) Có mục tiêu hoạt động rõ ràng: Được thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của một NHTW trong nền kinh tế thị trường; không phải thực thi những nhiệm

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 141 - 145)

- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện

31 Một NHTW hiện đại được hiểu là một định chế: (i) Có mục tiêu hoạt động rõ ràng: Được thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của một NHTW trong nền kinh tế thị trường; không phải thực thi những nhiệm

đủ chức năng, nhiệm vụ của một NHTW trong nền kinh tế thị trường; không phải thực thi những nhiệm vụ không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của một NHTW thông thường; (ii) Có một mức độ độc lập/tự chủ nhất định (đi liền với trách nhiệm và sự công khai, minh bạch) để thực thi sứ mệnh của mình (theo các khía cạnh chủ yếu như: nhân sự lãnh đạo; hoạt động theo chức năng; tổ chức bộ máy-biên chế; cơ chế tài chính…), đặc biệt là tính độc lập cao trong điều hành CSTT; (iii) Có cấu trúc tổ chức tinh gọn, cơ chế hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đủ khả năng phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi của môi trường hoạt động; cơ sở vật chất vững mạnh; đội ngũ nhân viên thực thi nhiệm vụ thạo nghề, chuyên sâu.

Trung ương phải thông qua Hội đồng Chính sách Tiền tệ Quốc gia do Quốc hội quyết định. Điều này cho phép Hội đồng Chính sách Tiền tệ Quốc gia độc lập với Chính phủ nên các quyết định tiền tệ sẽ chủ động hơn và phù hợp với mục tiêu của Hội đồng.

Hội đồng CSTT Quốc gia được thành lập khác biệt với Hội đồng Tư vấn CSTT Quốc gia hiện hành cả về cấu trúc quyền lực, nhiệm vụ, thành phần Hội đồng, trách nhiệm cá nhân cũng như mối liên hệ với Ngân hàng Trung ương. Cụ thể, Hội đồng CSTT Quốc gia là cơ quan tối cao có quyền và chịu trách nhiệm (theo luật định): (1) hoạch định và giám sát thực thi CSTT Quốc gia theo mục tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, cũng như quyết định các vấn đề lớn khác liên quan đến CSTT Quốc gia; (2) hoạch định và giám sát việc thực thi Chiến lược phát triển hệ thống các TCTD, cũng như quyết định các vấn đề lớn khác liên quan đến vấn đề điều tiết và giám sát ngân hàng; (3) ngoài ra, Hội đồng CSTT Quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: (i) phê chuẩn cấu trúc tổ chức và thẩm quyền, trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHTW; (ii) phê chuẩn các nguyên tắc cho mọi hoạt động và giao dịch của NHTW; và (iii) phê chuẩn Ngân sách NHTW.

Đứng đầu Hội đồng CSTT Quốc gia là Chủ tịch - Thống đốc NHNN. Hội đồng hoạt động với tư cách là một cơ quan quản trị, làm việc theo chế độ tập thể, quyết nghị theo đa số phiếu. Giúp việc Hội đồng có Ban Thư ký - gồm một số chuyên gia của NHTW (có thể làm theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm). Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng CSTT Quốc gia được Quốc hội bầu và phê chuẩn trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Về tổ chức, thông thường Hội đồng CSTT Quốc gia được xem như một cấu trúc thượng tầng của NHTW. Để đảm bảo khách quan trong các quan điểm tiền tệ thì hoạt động của Hội đồng CSTT Quốc gia được tài trợ bởi nguồn tài chính độc lập.

Ban Điều hành (Thống đốc và các Phó Thống đốc): Thống đốc là người chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, là người ra quyết định đối với những vấn đề về chuyên môn nhằm thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng CSTT Quốc gia. Các Phó Thống đốc là người giúp việc cho Thống đốc, được phân công điều hành một số mảng/khối nghiệp vụ nhất định theo ủy quyền của Thống đốc.

Như vậy, với mô hình này, Ngân hàng Trung ương cải cách theo hướng chỉ độc lập với Chính phủ trong điều hành chính sách tiền tệ và có thể cải cách trong thời gian trung hạn vì việc vận dụng kịch bản này không nhất thiết phải sửa đổi nhiều hệ thống luật pháp mà chỉ cần Chính phủ có động thái sau:

- Chính phủ đề nghị Quốc hội thông qua Hội đồng Chính sách Tiền tệ Quốc gia và Quốc hội quyết định Chủ tịch Hội đồng Chính sách Tiền tệ Quốc gia.

- Chính phủ bàn giao dần quyền lực điều hành chính sách tiền tệ sang Hội đồng CSTT Quốc gia trong thời gian trung hạn.

Hiện tại, vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cơ chế ra quyết định tiền tệ hiện nay vừa phức tạp, vừa chưa thể hiện được vai trò, sự tự chủ của Ngân hàng Nhà nước. Thêm vào đó, không chỉ có Quốc hội, Chính phủ mà còn quá nhiều cơ quan nhà nước khác tham gia chỉ đạo, giám sát xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Có thể nói, sự chi phối quá sâu của Chính phủ làm giảm tính độc lập, chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm. Vì vậy, hàng năm, trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Chính phủ về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, Ngân hàng Nhà nước tính toán xác định lượng tiền cung ứng tăng thêm để trình Chính phủ phê duyệt. Hàng quý, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tính toán lượng tiền cung

ứng tăng thêm cho từng mục tiêu như mua ngoại tệ, thực hiện cho vay tái cấp vốn (gồm OMO, chiết khấu, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, hoán đổi ngoại tệ v.v...) trên cơ sở giới hạn phạm vi được duyệt.

Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường có nhiều biến động khó lường, đòi hỏi điều hành của Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt hơn thì việc bị giới hạn bởi chỉ tiêu cung ứng tiền được xác định trước hàng năm hoặc hàng quý (mặc dù cũng có thể điều chỉnh) đã hạn chế tính chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết thị trường, có thể gây ra sự biến động của lãi suất thị trường, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng. Chẳng hạn, trong trường hợp vốn của ngân hàng thương mại thiếu hụt lớn, vượt quá lượng tiền cung ứng được duyệt, nếu Ngân hàng Nhà nước không bơm tiền ra đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường do bị giới hạn bởi chỉ tiêu cung ứng tiền, lãi suất thị trường sẽ biến động tăng mạnh, gây bất ổn định cho thị trường tiền tệ32.

Để hướng tới áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu, Ngân hàng Nhà nước cần có vị thế độc lập hơn (độc lập tương đối). Kinh nghiệm các nước cho thấy, tính độc lập ở đây không nhất thiết phải là độc lập về mô hình tổ chức hoặc độc lập trong việc xác định mục tiêu chính sách tiền tệ mà là độc lập hoàn toàn (cả về mặt pháp lý và thực tế) trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu lạm phát.

Thành lập Ban điều hành Chính sách Tiền tệ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước

Kinh nghiệm quốc tế về điều hành chính sách cho thấy các nước đều thành lập Ban điều hành (hoặc Hội đồng/Ủy ban) Chính sách Tiền tệ và Ban điều hành này có vai trò rất quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ. Trong khi đó, ở Việt Nam có Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia (được quy định tại Điều 4 Luật NHNN năm 1997, Thống đốc NHNN chỉ là Ủy viên thường trực

32Kể từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã được chủ động hơn trong việc quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm

trong Hội đồng). Hội đồng Tư vấn CSTT Quốc gia hiện nay chưa phải là một cơ quan có đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định quan trọng trong điều hành CSTT và các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 7 Luật NHNN năm 2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ của NHNN. Vì vậy, để đảm bảo sự đồng bộ trong việc điều hành CSTT, tăng cường sự phối hợp giữa các chính sách vĩ mô và phân công trách nhiệm rõ ràng, trước mắt, Ngân hàng Nhà nước nên thành lập Ban điều hành CSTT của mình theo hướng sau:

Về thành viên Ban điều hành Chính sách Tiền tệ

Chủ tịch Hội đồng nên do Thống đốc đảm nhiệm, uỷ viên thường trực là Phó thống đốc được giao phụ trách chỉ đạo điều hành các Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)33, các uỷ viên khác là các Phó Thống đốc và một số lãnh đạo các Vụ thuộc NHNN có liên quan mà nòng cốt là thành viên Ban điều hành OMO. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các thành viên Ban điều hành CSTT nên quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong Ban điều hành.

Về phương thức hoạt động

Ban điều hành CSTT sẽ họp và quyết định phương án điều hành CSTT trong tháng tới bao gồm mục tiêu điều hành CSTT và phương án điều hành tất cả các công cụ CSTT trong đó có OMO. Đặc biệt, trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện việc điều tiết lãi suất trên cơ sở thiết lập hành lang lãi suất và lấy lãi suất Repo 7 ngày làm lãi suất định hướng thì Ban điều hành CSTT sẽ quyết định mức lãi suất Repo trong tháng tới.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)