Tập quán quốc tế về tín dụng th dự phòng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý có liên quan tới giao dịch tín dụng thư dự phòng (Trang 55 - 58)

- Tính chất chứng từ

2.1.2.Tập quán quốc tế về tín dụng th dự phòng

2. Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh từ giaodịch tín dụng th dự phòng.

2.1.2.Tập quán quốc tế về tín dụng th dự phòng

♣ Quy tắc và thực hành thống nhất th tín dụng chứng từ ( UCP ).

UCP có lịch sử phát triển lâu đời đợc ICC soạn thảo và cho ban hành ấn bản đầu tiên vào năm 1933 cho tới nay đã qua 6 lần sửa đổi. UCP đợc thừa nhận là một bộ quy tắc điều chỉnh việc thực hiện tín dụng chứng từ trên phạm vi toàn thế giới. Cho tới nay các hiệp hội ngân hàng và các ngân hàng riêng lẻ trên 160 nớc trên thế giới đã công nhận và áp dụng bản sửa đổi gần đây nhất năm 1993 (UCP 500).

UCP điều chỉnh thực tiễn sử dụng tín dụng chứng từ nói chung có bao gồm cả tín dụng th dự phòng. Trong điều 1 quy định rõ về phạm vi áp dụng bản quy tắc "Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 1993, số xuất bản 500 của Phòng Thơng Mại Quốc tế đợc áp dụng cho tất cả các tín dụng chứng từ (kể cả tín dụng th dự phòng trong chừng mực mà bản quy tắc có thể áp dụng đợc), khi tín dụng có dẫn chiếu việc áp dụng bản quy tắc này."

Nh vậy tín dụng th dự phòng đợc chính thức áp dụng theo UCP một khi các điều khoản của quy định này đợc dẫn chiếu hay quy định cụ thể trong th tín dụng. Khi đó các bên trong giao dịch tín dụng th dự phòng cần lu ý đến các quy định của UCP nhằm tới mục đích cơ bản là điều chỉnh thực hành thống nhất các giao dịch th tín dụng truyền thống nh các quy định về tính chất chứng từ, trách nhiệm và cách thức thanh toán của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận, thời hạn hiệu lực, cách thức thông báo sửa đổi th tín dụng, tiêu chuẩn

kiểm tra chứng từ...sẽ không phù hợp với những đặc thù riêng của giao địch tín dụng th dự phòng.

Cho tới cuối năm 1998 nhiều giao dịch tín dụng th dự phòng trên thế giới vẫn đợc dẫn chiếu áp dụng UCP 500 tuy nhiên với mục đích điều chỉnh chung cho tất cả các loại hình th tín dụng truyền thống nên đối với loại hình th tín dụng mới mẻ nh tín dụng th dự phòng với những đặc trng của cả bảo lãnh độc lập và th tín dụng truyền thống thống chắc chắn UCP không thể bao quát toàn bộ kĩ thuật nghiệp vụ giao dịch dự phòng. Đặc biệt do tín dụng th dự phòng đã phát triển mạnh mẽ ra ngoài phạm vi nớc Mĩ nên thực tiễn sử dụng dã làm phát sinh những vấn đề mới so với th tín dụng truyền thống nh là thời hạn hiệu lực của th tín dụng kéo dài, vấn đề chuyển nhợng quyền hởng lợi, đồng phát hành cùng tham gia th tín dụng ... khiến cho giao dịch tín dụng th dự phòng càng cần có sự điều chỉnh bởi một bộ qui tắc chuyên biệt. Vì lý do đó ISP 98 đã ra đời.

♣ Quy tắc thực hành tín dụng th dự phòng quốc tế (The International Standby Practice Rules).

ISP 98 là bản qui tắc có tính chuyên biệt đầu tiên điều chỉnh tín dụng th dự phòng trên phạm vi quốc tế, là công trình của một nhóm làm việc của ICC do cố vấn kĩ thuật của Uỷ ban ngân hàng Garry Collyer chỉ đạo hợp tác cùng Viện thực hành và luật thơng mại quốc tế IIBLP cùng sự hỗ trợ của Hiệp hội tài chính quốc tế IFSA. Đây là kết quả của dự án kéo dài trong 5 năm với sự tham gia của hàng trăm cá nhân, ngân hàng và các tổ chức quốc tế sau nhiều cuộc gặp mặt tại 11 quốc gia trên 4 châu lục trên thế giới.

ý tởng soạn thảo một điều luật dành riêng cho tín dụng th dự phòng thực ra đã có từ đầu những năm 90 trong các cuộc họp của UNCITRAL song do không có tổ chức nào có ý định soạn thảo một Quy tắc nh vậy và trong khi ICC từ chối sửa đổi UCP theo yêu cầu của Mĩ nên Quốc vụ viện Hoa Kì đã chính thức yêu cầu IIBLP phối hợp với các tổ chức quốc tế đặc biệt là Hiệp hội dịch vụ tài chính quốc tế IFSA quan tâm đến vấn đề này. Dới sự bảo trợ tài chính và phơng tiện của các tập đoàn tài chính Hoa Kì nh Citibank N.A, The Chase Mahattan Bank N.A, ABN AMRO, Baker & McKenzie và Trung tâm luật quốc gia mậu

dịch tự do liên Mĩ (National Law Center for Inter-American Free Trade), việc soạn thảo bộ qui tắc chuyên biệt cho tín dụng th dự phòng đợc tiến hành và tới đầu năm 98 dự thảo cuối cùng của nhóm cộng tác đã đợc thông qua. ISP 98 cuối cùng đã đợc ICC chính thức ban hành và có hiệu lực thi hành trên toàn thế giới từ ngày 1/1/1999.

ISP 98 ra đời không nhằm đa ra một bản giới thiệu về tín dụng th dự phòng hay các tác dụng của nó mà nhằm tới việc thực hành sử dụng tín dụng th dự phòng hàng ngày. ISP 98 đợc soạn thảo phù hợp với Công ớc LHQ về bảo lãnh độc lập và tín dụng th dự phòng và luật pháp các quốc gia. Đây là bộ qui tắc hết sức cụ thể và thực tế. Cũng nh UCP, ISP 98 đơn giản hoá tiêu chuẩn hoá và thuận lợi hoá giao dịch dự phòng nhằm góp phần giúp các bên giao dịch tiết kiệm thời gian chi phí đàm phán và soạn thảo các điều kiện, đồng thời nó cũng là chỉ dẫn cho các luật gia và thẩm phán trong việc diễn giải tập quán sử dụng và giải quyết tranh chấp có liên quan tới giao dịch tín dụng th dự phòng.

Tuy nhiên ISP 98 cũng khác với UCP 500 về văn phong cũng nh cách tiếp cận vì nó ra đời trên cơ sở nhận đợc sự ủng hộ không chỉ từ phía các ngân hàng, các thơng gia mà còn từ cả một cộng đồng có liên quan tới thực tiễn giao dịch và sử dụng tín dụng th dự phòng trên khắp thế giới nh các kho bạc, các nhà quản lý tín dụng, các công ty đánh giá tài chính, các luật gia.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng, so với UCP 500 thì ISP 98 có nhiều điểm u việt hơn hẳn.

Thật vậy với văn phong đơn giản rõ ràng những ngời không phải trong giới luật gia cũng có thể đọc và hiểu nó. Vì thế các bên tham gia giao dịch tín dụng th dự phòng không tốn kém chi phí và thời gian để tìm luật s, tối thiểu hoá thời gian đàm phán kí kết giao dịch.

ISP 98 có thể áp dụng cho các bảo lãnh độc lập khác. Nó cảnh báo cho ngời xin mở về những rủi ro cố hữu trong bất cứ L/C nào, chi tiết hoá những vấn đề mà ngời phát hành có quyền tự quyết.

ISP điều chỉnh những vấn đề ẩn khuất liên quan tới tín dụng th dự phòng đối ứng, đa ra nhứng qui tắc cơ bản cho vấn đề hoàn trả, đồng phát hành và cùng tham gia.

Một đặc điểm đáng lu ý trong các điều khoản của ISP98 là kiến nghị việc chấp nhận xuất trình chứng từ bằng các phơng tiện điện tử (Điều 1.09). Việc ISP đa ra định nghĩa quy tắc khuyến khích áp dụng những chứng từ điện tử trong các giao dịch dự phòng đã phản ánh sự bắt kịp xu thế phổ biến của thanh toán bằng xuất trình chứng từ qua mạng SWIFT trong giới tài chính quốc tế. ý nghĩa lớn nhất của ISP 98 là "...sự ra đời của nó đánh dấu một chơng mới về sự hợp tác quốc tế giữa cộng đồng hoạt động ngân hàng quốc tế và các tổ chức pháp luật trên thế giới..." (Lời mở đầu của ISP 98). Theo ông James Byrne tổng biên tập tờ báo danh tiếng Documentary Credit World và là giám đốc IIBLP, ngay sau khi ISP 98 ra đời chỉ một năm, 35- 60% giao dịch tín dụng th dự phòng mới đã tuân theo ISP nhng hiệu quả sử dụng nó trong thanh toán quốc tế nh thế nào thì vẫn cần có thời gian kiểm nghiệm.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý có liên quan tới giao dịch tín dụng thư dự phòng (Trang 55 - 58)