Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nguồn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 67 - 70)

Để hiểu rõ tình hình tài chính của Công ty TNHH Đa Lộc, cần xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.Việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn do doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ sử dụng có hợp lý hay không. Để hiểu rõ tình hình thực tế tại doanh nghiệp ta xem xét các quan hệ cân đối sau:

Cân đối 1: Cân đối giữa tài sản không bị chiếm dụng và NVCSH

Theo cân đối này nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể trang trải cho các tài sản phục vụ cho kinh doanh của mình, doanh nghiệp không cần đi vay nhưng nó trong lý thuyết. Quan hệ này được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5: Cân đối giữa tài sản không bị chiếm dụng và NVCSH

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Nguồn vốn chủ sở hữu (trđ) 6.099,9 6.609,7 8.046,2

2. Tài sản không bị chiếm dụng (trđ) 7.815,7 12.112,7 14.343,8

3. Chênh lệch ( 1-2) (trđ) -1.715,9 -5.503,1 -6.297,6

4, Tỷ trọng tài sản được tài trợ bởi VCSH (%) 78,0 54,6 57,0

Qua bảng 3.5 có thể thấy rằng trong 3 năm vừa qua nguồn vốn chủ sở hữu đều không đủ tài trợ cho những tài sản của doanh nghiệp, do đó để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Từ bảng 3.5 ta cũng thấy được tỷ trọng tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu không cao và có biến động trong 3 năm gần đây. Năm 2009 NVCSH chiếm tới 78% tài sản không bị chiếm dụng, sang năm 2010 tỷ trọng tài sản không bị chiếm dụng bởi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ còn 54,6%, đây là dấu hiệu không tốt đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trong những năm qua doanh nghiệp không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, đó là dấu hiệu tốt trong kinh doanh, để thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp phải đi vay và chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Tuy nhiên doanh nghiệp đi vay và chiếm dụng vốn quá nhiều thì sẽ không tốt cho tình hình tài chính vì khả năng tự chủ về tài chính sẽ thấp, nếu có biến động lớn xảy ra doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản.

Cân đối 2: Cân đối giữa vốn bị chiếm chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng

Theo cân đối này vốn chủ sở hữu và đi vay có thể trang trải mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. nhưng đó chỉ là trên lý thuyết. Thực tế quan hệ đó được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Cân đối giữa vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng

ĐVT: trđ

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Nguồn vốn chủ sở hữu + vay 6.547,9 13.096,2 14.957.2

2. Tài sản không bị chiếm dụng 7.815,9 12.112,9 14.343,8

Chênh lệch ( 1-2) -1.268,0 983.3 614,4

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

ĐVT: trđ

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Phải thu khách hàng 1.510,0 6.579,0 8.862,8

Phải trả người bán 2.675,8 5.352,7 7.562,1

Chêch lệch (phải thu với phải trả) -1.034,2 1.226,3 1.300,7

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng 3.6 và 3.7 có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay năm 2009 không trang trải cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên phải đi chiếm dụng của đơn vị khác 1.034,2trđ, đến năm 2010 và 2011 thì nguồn vốn của doanh nghiệp đủ trang trải cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn thừa vốn bị doanh nghiệp khác chiếm dụng ( năm 2010 bị chiếm dụng là 1.226,3 trđ). Nguyên nhân là do năm 2009 phải thu khách hàng nhỏ hơn phải trả người bán, sang năm 2010 và 2011 phải trả người bán tăng nhanh hơn phải thu khách hàng nên doanh nghiệp bị doanh nghiệp khác ngày càng nhiều. Số vốn của Công ty bị doanh nghiệp khác ngày càng tăng. Đó là dấu hiệu không tốt trong công tác quản lý nợ phải thu của Công ty.

Qua phân tích ở trên ta thấy, biến động tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu không tốt: NVCSH không đủ trang trải hoạt động cho doanh nghiệp nên phải đi vay nhiều nhưng lại bị doanh nghiệp khác chiếm dụng. Do đó ban giám đốc của Công ty quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý nợ phải thu, tránh hiện tượng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán và có khoản nợ rơi vào nợ khó đòi dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w