Ngoài việc tiến hành phân tích biến động tài sản cần đi sâu phân tích cơ cấu tài sản của Công ty, xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng tài sản để thấy mức độ hợp lý của việc phân bổ từng loại tài sản và sự bất hợp lý trong việc đầu tư vốn để tiên tới một cơ cấu vốn tối ưu. Để thấy rõ được thực trạng cơ cấu tài sản của Công ty thể hiện qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.4.
Bảng 3.8: Giá trị và cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Đa Lộc
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
GT (Tr.đ) CC (%) (Tr.đ)GT (%)CC (Tr.đ)GT (%)CC A.Tài sản ngắn hạn 8.233,4 88,3 17.098,9 91,5 20.241,4 87,2 I. Tiền 1.128,3 13,7 1.257,2 7,4 2.174,3 10,7 II. ĐTTC ngắn hạn 0 0 0
III. Phải thu ngắn hạn 1.510,0 18,3 6.579,0 38,5 8.862,8 43,9 IV. Hàng tồn kho 5.493,9 66,8 7.291,7 42,6 6.364,8 31,4 V. Tài sản ngắn hạn khác 101,2 1,2 1.971,0 11,5 2.839,6 14,0 B. Tài sản dài hạn 1.092,5 11,7 1.593,0 8,5 2.965,2 12.8 I. Giá trị còn lại TSCĐ 934,7 85,6 1.378,8 86,6 2.467,4 83,2 II. ĐTTC dài hạn 0 0 0 III. TSDH khác 157,8 14,4 214,2 13,4 497,8 17,8 Tổng tài sản 9.325,9 100 18.691, 9 100 23.206,6 100
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Đa Lộc
Từ bảng 3.8 và biểu đồ 3.4 cho ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn có sự biến đổi qua các năm. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (80%) nhưng đó là điều hợp lý với doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Xem xét từng khía cạnh ta thấy:
- Hàng tồn kho: hàng tồn kho của Công ty là những hàng hóa mà doanh nghiệp chưa được tiêu thụ. Qua bảng 3.8 có thể thấy giá trị hàng tồn kho có tỷ trọng cao nhất trong năm 2009 và 2010 và đứng thứ 2 ở năm 2011. Đặc biệt là năm 2009 giá trị hàng tồn kho chiếm tới 66,9% giá trị tài sản ngắn hạn và có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp theo. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh là buôn bán đồ uống chủ yếu là rượu vang nên khách hàng của Công ty là những nhà hàng, khách sạn, siêu thị. Khách hàng khi hết hàng mới đặt tiếp và sản phẩm này tiêu thụ mạnh nhất vào những tháng cuối năm nên giá trị hàng tồn kho cao để doanh nghiệp luôn chủ động cho việc cung cấp hàng hóa.
Từ bảng 3.8: có thể thấy tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Đây là dấu hiệu tốt trong công tác quản lý hàng tồn kho vì nếu hàng tồn kho quá nhiều sẽ làm tăng chi phí tồn kho, tồn kho nhiều sẽ làm ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống. Vì vậy, doanh nghiệp nên chú ý đến việc
quản lý hàng tồn kho hơn nữa để giảm đến mức tối thiểu các chi phí hàng tồn kho để doanh nghiệp sử dụng tốt đồng vốn của mình.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là khoản chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu TSNH trong năm 2009, 2010 và đứng thứ 1 trong năm 2011. Các khoản phải thu có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Trong năm 2010 các khoản phải phải thu tăng mạnh nhất cả về số tuyệt đối và số tương đối, tăng 5.069.01 trđ tương ứng tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2009. Các khoản phải thu tăng là điều không tránh khỏi khi mà Công ty đang trong thời gian thiết lập mạng lưới và mở rộng thị trường tiêu thụ. Các khoản phải thu có xu hướng tăng kết hợp với phân tích ở trên doanh nghiệp đang trong tình trạng bị chiếm dụng vốn, do đó Công ty cần phải chú ý hơn tới công tác quản lý các khoản nợ phải thu. Chính sách tín dụng rộng rãi cũng là một cách để thu hút khách hàng nhưng doanh nghiệp cần có chính sách bán hàng hợp lý, tránh hiện tượng doanh thu cao nhưng khả năng tạo tiền lại thấp, điều này sẽ dẫn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp không tốt.
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Tỷ trọng tiền trong giá trị tài sản ngắn hạn tương đối cao thể hiện doanh nghiệp chủ động về mặt thanh toán. Tỷ trọng tiền trong cơ cấu tài sản ngắn hạn giảm nhưng xét về giá trị thì tiền trong 3 năm gần đây vẫn tăng nhưng tốc độ tăng không tương ứng với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tiền đương đối cao có xu hướng giảm thể hiện việc quản lý tiền đang tốt lên vì không nên tiền quá nhiều sẽ dẫn tới ứ đọng vốn hiệu suất sử dụng tiền thấp.
- Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không lớn trong giá trị tài sản ngắn hạn và biến động qua các năm. Năm 2011 giá trị tài sản khác tăng lên quá là do các khoản tạm ứng cho công nhân viên tiếp khách, các khoản thuế phải thu nhà nước tăng, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng cao. Đây là một điểm yếu trong công tác quản lý mà doanh nghiệp cần điều chỉnh ngay.
- Qua bẳng 3.8 và biểu đồ 3.4 ta thấy tài sản dài hạn của doanh nghiệp có nhiều biến động. năm 2010 doanh nghiệp mở rộng thị trường nên đã đầu tư thêm tài sản cố định như xe tải, máy móc phục vụ công tác bán hàng. Trong năm 2010 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn cao nên là tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản giảm 3,2%. Đến năm 2011, doanh nghiệp vẫn trú trọng đầu tư thêm tài sản nên là cơ cấu tài sản tăng 4,3% so với năm 2010.
Nhìn chung qua 3 năm cơ cấu tài sản có sự biến động lớn, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tổng tài sản đây cũng là điều hợp lý trong doanh nghiệp thương mại, Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất tiếp theo là các khoản nợ phải thu. Hàng tồn kho có xu hướng giảm đây là dấu hiệu tốt thể hiện việc quản lý hàng tồn kho. Nhưng tỷ trọng các khoản phải thu ngày càng cao cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, do đó doanh nghiệp cần trú trọng hơn tới công tác quản lý các khoản phải thu. Một vấn đề cần quan tâm nữa là việc quản lý chặt chẽ các khoản các khoản chi phí trả trước, thuế để chúng không quá cao.