Với cơ cấu tài sản như trên thì việc phân bổ nguồn vốn của Công ty như thế nào thì hợp lý? Cơ cấu nguồn vốn của Công ty có phù hợp với cơ cấu tài sản cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không chúng ta sẽ thấy được qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn, hệ số nợ và tỷ suất tự tài trợ. Cơ cấu nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện qua biểu đồ 3.5.
Bảng 3.9: Giá trị và cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Đa Lộc
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) A. Nợ phải trả 3.226,0 35,6 12.082,2 64,6 15.160,4 65,3 I. Nợ ngắn hạn 3.226,0 100 12.082,2 100 15.160,4 100 1. Vay ngắn hạn 448,1 13,9 6.486,5 53,7 6.912,0 45,6 2. Phải trả người bán 2.675,8 82,9 5.352,7 44,3 7.562,1 49,9 3. Thuế và các khoản phải nộp
II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0
B. Nguồn vốn chủ
sở hữu 6.099,9 65,4 6.609,7 35.4 8.046,2 34,7
I. Vốn chủ sở hữu 6.099,9 100 6.609,7 100 8.046,2 100 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.750,0 94,3 5.750,0 97,0 5.750,0 71,5 2. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 349,9 5,7 859,7 3,0 2.296,2 8,5
II. Quỹ khen thưởng phúc lơi - - -
Tổng nguồn vốn 9.325,9 100 18.691,9 100 23.206,6 100
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Đa Lộc
Cơ cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chính là tỷ suất nợ của Công ty. Qua bảng 3.9 cho thấy tỷ suất nợ trong năm 2010 và 2011 chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2009 tỷ trọng nợ ngắn hạn chỉ chiếm 35,6% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2011 chiếm 65,3% giá trị tổng nguồn vốn. Tỷ suất nợ của doanh nghiệp khá cao và có xu hướng tăng đặc biệt là vay ngắn hạn và phải trả người bán, điều này là cho thấy việc mở rộng thị trường doanh nghiệp đã huy động vốn chủ yếu bằng nguồn đi vay, tuy nhiên có
một vấn đề quan tâm ở đây là, nợ của Công ty hoàn toàn là nợ ngắn và đầu tư chủ yếu cho hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng. Trong khi giá trị hàng tồn kho vẫn khá cao và phải thu khách hàng có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, để vốn vay về sử dụng có hiệu quả hơn thì Công ty phải chú ý đến 2 khoản mục này.
- Tỷ suất tự tài trợ: đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ tài trợ của doanh nghiệp đối với số vốn kinh doanh của đơn vị. Qua bảng 3.9 cho thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp trong năm 2009 khá cao (65,4%) nhưng lại giảm xuống thấp trong năm 2010 (35,4%) và năm 2011(34,7%). Tỷ suất tự tài trợ của doanh ngiệp có xu hướng giảm, trong năm gần đây giá trị vốn tự có chiếm tỷ trọng ít trong giá trị tổng tài sản nên tính độc lập tài chính của doanh nghiệp không cao. Doanh nghiệp nên có biện pháp tăng nguồn vốn chủ sở hưu của mình để năng cao tính độc lập về tài chính của mình.