Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 75 - 82)

Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý sự biến động của các khoản phải thu, phải trả giúp chúng ta có thể nhận định chính xác về thực trạng tài chính của mình. Từ đó, tìm ra nguyên nhân sự ngưng trệ của các khoản

thanh toán đến hạn hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ được tài chính của mình. Để hiểu rõ được các khoản phải thu phải trả của Công ty chúng ta phân tích bảng 3.10.

Bảng 3.10: Tình hình các khoản phải thu, phải trả của Công ty

Chỉ tiêu Giá trị năm (Tr.đ) So sánh(%) 2009 2010 2011 10/09 11/10 BQ I. Các khoản phải thu 1.510,

0 6.579,0 8.862,8 435,7 134,7 242,3

1. Phải thu khách hàng 1.510,0 6.579,0 8.862,8 435,7 134,7 242,3

2. Thu khác 0 0 0

II. Các khoản phải trả 3.226, 0 12.082, 2 15.160, 4 374,5 125,5 216,8 1. Nợ ngắn hạn 3.226, 0 12.082, 2 15.160, 4 374,5 125,5 216,8 - Vay và nợ ngắn hạn 448,0 6.486,5 6.912,0 1447,9 106,6 124,2 - Phải trả người bán 2.675,8 5.352,7 7.562,1 200,0 141,3 168,1 - Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước 102,1 243,0 686,4 237,9 282,4 259,2

2. Nợ dài hạn 0 0 0

- Vay và nợ dài hạn 0 0 0 - Phải trả dài hạn khác 0 0 0 - Dự phòng trợ cấp mất việc 0 0 0

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

a) Phân tích tình hình nợ phải thu

Các khoản nợ phải thu của Công ty chủ yếu là phải thu khách hàng. Qua bảng 3.10 cho thấy khoản phải thu có xu hướng biến động tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 242,3%/năm. Đặc biệt là năm 2010 tăng 336% so với năm 2009. Nguyên nhân của việc tăng đột biến khoản phải thu là do doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, Công ty tìm thêm đối tác mới lên có chính sách tín dụng rộng rãi. Đến năm 2011 khoản phải thu tăng 34,7% so

với năm 2010. Doanh nghiệp đang bị doanh nghiệp khác chiếm một lượng vốn lớn, cần phải tích cực đôn đốc việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng và các đơn vị khác để giảm lượng vốn bị chiếm dụng để tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Nợ phải thu của Công ty chủ yếu là phải thu khách hàng, kế toán theo dõi các khoản phải thu trên tài khoản 131 theo từng đối tượng. Phải thu khách hàng của Công ty được phản ánh qua bảng 3.11.

Bảng 3.11: Bảng tổng hợp giá trị phải thu khách của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị (trđ) (%) Giá trị (trđ) (%) Giá trị (trđ) (%)

Phải thu khách sạn 3630,1 32,8 9.600,6 34,6 14.091,7 35,4 Phải thu nhà hàng 5.898,9 53,3 13.235,5 47,7 17.355,9 43,6 Phải thu siêu thị 741,5 6,7 2.885,7 10,4 4.975,9 12,5 Phải thu của hàng 796,8 7,2 2.025,6 7,3 3.383,1 8,5 Tổng 11.067,3 100 27.747,3 100 39.807,0 100

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Từ bảng 3.11 cho ta thấy rựơu vang được tiêu thụ ở nhóm nhà hàng và khách sạn là lớn nhất, tổng giá trị hàng bán ngày càng tăng cho thấy Công ty kinh doanh ngày càng tốt. Tuy đối tượng cung cấp chủ yếu của Công ty là các nhà hàng, khách sạn nhưng sang năm 2010 và 2011 doanh thu từ nhóm siêu thị và cửa hàng cũng tăng, đặc biệt ở nhóm siêu thị. Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về tiêu dùng ngày càng tăng, rượu phân phối cho nhóm siêu thị là sản phẩm có giá bình dân nên lượng tiêu thụ ở nhóm này tăng cao.

Dựa vào bảng 3.14 cho ta thấy tỷ lệ giữa tổng các khoản thu so với tổng các nguồn có xu hướng tăng, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 7,5% cụ thể như sau:

Tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng nguồn vốn qua 3 năm có xu hướng tăng. Đây là biểu hiện của nguồn vốn bị chiếm dụng và tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào quá trình kinh doanh giảm. Đặc biệt là trong năm 2010 tỷ lệ giữa các

khoản phải thu so với tổng vốn tăng mạnh. Nguyên nhân là do tốc độ tăng bình quân của các khoản phải thu (142,2%/năm) lớn hơn nhiều tốc độ tăng nguồn vốn (57,7%/năm). Các khoản phải thu tăng là do khoản thu khách hàng tăng, do Công ty muốn tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác cũ nên chấp nhận bán chịu cho các đối tác đó, để tạo thêm mối quan hệ làm ăn với các những khách hàng mới tiềm năng và thu hút nhiều khách hàng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh mở rộng thị phần cho doanh nghiệp nên các khoản phải thu tăng lên nhiều.

Các khách hàng của Công ty chủ yếu là là các nhà hàng, khách sạn, các siêu thị trên khắp cả nước. Có 3 hình thức thanh toán khi Công ty giao hàng cho khách hàng là thanh toán ngay, thanh toán theo hợp đồng và ký gửi. Ký gửi là hình thức thanh toán theo số lượng hàng mà siêu thị bán được, bán đến đâu thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp đến đó. Hình thức thanh toán này có lợi cho siêu thị nhưng đối với doanh nghiệp thì hình thức thanh toán này không chủ động trong trong việc thu hồi nợ, nhiều khi các doanh nghiệp bán được hàng nhưng không thanh toán ngay cho doanh nghiệp. Nhưng để bán được hàng doanh nghiệp vẫn chấp nhận hình thức thanh toán này. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm các khoản phải thu khách tăng nhanh dẫn đến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.

Công ty có quy định về thời hạn thanh toán với khách hàng trong hợp đồng. Thông thường áp dụng hình thức trả dần trong vòng 3 đến 4 và có thể linh động với từng đối tượng khách hàng. Nợ quá hạn của Công ty được thể hiện qua bảng 3.12.

B ng 3.12: B ng kê th i h n các kho n ph i thu khách hàng vào 31/12ả ờ ạ hang n m̀ ă Tháng bán tín dụng Tháng 12 Tháng 11 Tháng 10 Tháng 9 Tháng 8 về trước Tổng

Thời gian quá hạn (tháng) Hiện tại 0 - 1 1 - 2 2 - 3 3 hoặc hơn Tỷ lệ % các

khoản phải thu hiện tại 200 9 87 8,6 3,3 1,1 0 100 201 0 78,6 12,4 5,4 3,3 0,3 100 201 1 85,3 10,2 3,2 1,2 0,1 100

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng 3.12 ta thấy, năm 2010 tình hình thu hồi nợ của Công ty là xấu nhất, tỷ lệ nợ quá hạn tăng và xuất hiện nợ quá 3 tháng. Nguyên nhân có khoản nợ quá hạn này là do Công ty chưa thu được nợ của khách hàng do tình hình kinh doanh của họ gặp khó khăn. Nợ quá hạn của Công ty chủ yếu rơi và khoảng dưới 1 tháng là do các khách hàng còn giữ vốn để kinh doanh chậm thanh toán cho Công ty. Do đặc điểm của ngành nghề nên lượng tiêu thụ ở những tháng cuối năm tăng nên các khoản nợ cũng tăng. Năm 2010 nợ quá hạn Công ty tăng nhưng đến năm 2011 có dấu hiệu tốt hơn. Công ty cần quản lý tốt nợ phải thu và có phương án thu hồi nợ kịp thời để tránh tình trạng xuất hiện nợ xấu.

b) Phân tích tình hình nợ phải trả

Để đảm bảo uy tín với nhà phân phối và ngân hàng, Công ty theo dõi chi tiết các khoản nợ, Công ty áp dụng phương thức trả dần theo hợp đồng đã ký, thường trả trong vòng 4 tháng. Tình hình trả thanh toán của Công ty phản ánh qua bảng 3.13.

B ng 3.13: B ng kê th i h n các kho n ph i tra ngả ờ ạ ̉ ươi ban vào 31/12̀ ́

hang n m̀ ă Tháng bán tín dụng Tháng 12 Tháng 11 Tháng 10 Tháng 9 Tháng 8 về trước Tổng

Thời gian quá hạn (tháng) Hiện tại 0 - 1 1 - 2 2 - 3 3 hoặc hơn Tỷ lệ % các

khoản phải thu hiện tại 200 9 96,4 3,6 0 0 0 100 201 0 86,3 9,5 4,2 0 0 100 201 1 94,6 4,6 0,8 0 0 100

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng 3.13 ta thấy được tình hình trả nợ của Công ty năm 2010 là xấu nhất, khoản nợ quá hạn tăng mạnh tuy nhiên vẫn dừng ở mức độ quá hạn 2 tháng. Nguyên nhân có sự tăng lên đột biến của khoản nợ quá hạn là do việc huy động vốn của Công ty có nhiều khó khăn, trong khi Công ty đang tập trung vốn để mở rộng thị trường tiêu thụ vào tháng 10/2010 nên Công ty không đủ vốn thanh toán với nhà cung cấp đúng thời hạn theo hợp đồng. Đến năm 2011, tình hình thanh toán Công ty có nhiều khởi sắc, khoản nợ quá hạn của Công ty giảm rõ rệt. Nợ quá hạn của Công ty chủ yếu rơi vào nợ quá 1 tháng là do trong dịp cuối năm doanh nghiệp nhập nhiều hàng làm khoản nợ phải trả của Công ty tăng lên, Công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều, cuối năm các ngân hàng hạn chế cho vay nên việc trả nợ của Công ty còn gặp khó khăn. Tuy nhiên để đảm bảo uy tín của mình, Công ty luôn theo dõi sát sao các khoản nợ và hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ xấu xảy ra.

Qua bảng 3.14 ta thầy tỷ lệ giữa các khoản phải trả so với tổng tài sản có sự biến động liên tục tăng. Tốc độ tăng bình quân của tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản là 11,6%/năm là do tốc độ tăng bình quân của nợ phải trả (216,8%/năm) cao hơn tốc độ tăng bình quân của tổng tài sản (165,8%/năm). Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản tương đối cao (năm 2011 là 74,9%) cho thấy tài sản doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu thấp. Các khoản phải trả của Công ty 100% nợ ngắn hạn và chủ yếu là từ nguồn vay và phải trả người

bán. Các khoản phải trả có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Trong nợ phải trả của Công ty thì vay ngắn hạn và phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn, năm 2009 và 2010 vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, sang năm 2011 phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất. Như đã phân tích ở trên, lượng vốn lưu động được tài trợ bởi nợ phải trả ngày càng lớn, lượng vốn này chủ yếu đầu tư cho hàng tồn kho và phải thu khách hàng, đặc biệt phải thu khách hàng ngày càng tăng. Chính vì vậy, Công ty cần tăng cường thu hồi vốn của khách hàng và quản lý hàng tồn kho ở mức độ vừa phải để sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn, tránh hiện tượng phải trả chi phí vay cho các khoản không cần thiết.

c) Phân tích tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả

Qua bảng 3.14 cho thấy, tỷ lệ giữa nợ phải thu so với khoản phải trả có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do tốc độ tăng bình quân của các khoản phải thu trong 3 năm (242,3%/năm) cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của các khoản phải trả (216,8%/năm). Điều này cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn tăng lên, nó không tốt cho tình hình tài chính Công ty, số vốn doanh nghiệp đi vay về lại bị doanh nghiệp khác chiếm dụng.

Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán của Công ty

Chỉ tiêu Giá trị (Tr.đ) So sánh(%)

2009 2010 2011 10/09 11/10 BQ

1. Các khoản phải thu 1.510,0 6.579,0 8.862,8 435,7 134,7 242,3 2. Các khoản phải trả 3.226,0 12.082,2 15.160,4 374,5 125,5 216,8 3. Tổng tài sản 8.233,4 17.098,9 20.241,4 207,7 118,4 156,8 4. Tổng nguồn vốn 9.325,9 18.691,9 23.206,6 200,4 124,2 157,7 5. Tỷ lệ các khoản phải thu/

Tổng nguồn vốn (1/4) (%) 16,2 35,2 38,2 6. Tỷ lệ các khoản phải trả/

tổng tài sản(2/3) (%) 39,2 70,7 74,9

7. Tỷ lệ các khoản phải thu/

các khoản phải trả (%) 46,8 54,5 58,5

Qua ba năm, tỷ lệ giữa khoản phải thu so với khoản phải trả cũng như tỷ lệ giữa khoản phải thu so với tổng nguồn vốn và các khoản phải trả so với tổng tài sản đều có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần tích cực đôn đốc trong công tác quản lý công tác thu và trả nợ để hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều và không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w