Mức độ lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp trước hết phải thể hiện khả năng chi trả vì nó phản ánh chất lượng của công tác tài chính. Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của Công ty thì phải xem xét đầy đủ cả trong ngắn hạn và dài hạn thông qua các chỉ tiêu sau:
a) Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn
- Hệ số thanh toán hiện hành:
Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một Công ty, nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Nhìn chung, hệ số thanh toán hiện hành của Công ty của công ty có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng bình quân của nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng bình quân của TSNH, Nợ ngắn hạn bình quân tăng 116,8%/năm trong khi TSNH chỉ tăng 56,8%/năm.
Qua bảng 3.15 ta thấy, khả năng thanh toán hiện hành năm 2009 có thể chấp nhận được cao hơn chỉ tiêu trung bình ngành (1,66) nhưng lại có xu hướng giảm đến năm 2010, năm 2011 thì thấp hơn chỉ tiêu trung bình ngành. Nếu khả năng thanh toán quá thấp sẽ gây mất lòng tin cho các chủ nợ, các ngân hàng, điều này sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn và đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác dẫn đến ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong TSNH có những khoản mục có khả năng thanh toán kém nên hệ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của Công ty. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty ta tiếp tục đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu thông qua bảng 3.14 và biểu đồ 3.6.
Bảng 3.15: Khả năng thanh toán trong ngắn hạn của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2009 201 0 201 1 10/09 (+/-) 11/10 (+/-) BQ (%)
1. Hệ số thanh toán hiện hành Lần 2,55 1,42 1,34 -1,13 -0,08 72,3 2. Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,82 0,65 0,73 -0,17 0,07 94,3 3. Hệ số thanh toán bằng tiền Lần 0,35 0,10 0,14 -0,25 0,04 106,0
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
- Hệ số thanh toán nhanh:
Qua bảng 3.15 và biểu đồ 3.6 có thể thấy, hệ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm và không ổn định. Năm 2010 hệ số thanh toán nhanh giảm 0,17 lần so với năm 2009, năm 2011 tăng 0,07 lần so với năm 2010. Hệ số thanh toán nhanh năm 2010 là thấp do doanh nghiệp do giá trị hàng tồn kho lớn nên và nợ năm nay tăng. Năm 2011 khả năng thanh toán nhanh có tăng lên nhưng không đáng kể. Nhưng hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 và thấp hơn chỉ tiêu trung bình ngành (1,33), chứng tỏ Công ty chưa đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán thấp là dấu hiệu không tốt cho tài chính doanh nghiệp, đồng thời gây mất lòng tin cho các nhà đầu tư, khách hàng nếu trường hợp xấu xảy ra doanh nghiệp sẽ rơi vào nguy cơ phá sản.
Biểu đồ 3.6: Khả năng thanh toán trong ngắn hạn của Công ty
- Hệ số thanh toán bằng tiền:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán ngay và đảm bảo thanh toán chắc chắn nhất của Công ty, theo kinh nghiệm thì chỉ số này lớn hơn 0,5 là khả quan. Qua bảng 3.15 cho thấy hệ số thanh toán bằng tiền liên tục biến đổi qua các năm: năm 2009 hệ số này là 0,35 nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được chi trả bằng 0,35 đồng tiền mặt, nhưng tỷ số này lại giảm xuống trong 2 năm tiếp theo đặc biệt là năm 2010 còn 0,1 lần. Điều này là dễ hiểu, bởi khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp, mà theo phân tích ở trên khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, tiền mặt ít cộng với việc 100% các khoản nợ của doanh nghiệp là nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán bằng tiền thấp. Công ty đang trên đà phát triển nên tình hình tài chính còn chưa ổn định, vì vậy, số vốn lưu động nói chung và tiền mặt nói riêng đảm bảo cho khả năng thanh toán còn thấp. Trong thời gian tới, Công ty cần tăng mức tiền mặt và giảm dần nợ ngắn hạn để đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.
- Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và hàng tồn kho
Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và hàng tồn kho thể hiện qua bẳng 3.16 cho thấy chúng biến động liên tục và không ổn định.
Bảng 3.16: Tình hình luân chuyển các khoản phải thu và hàng tồn kho
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%)
2009 2010 2011 10/09 11/10 BQ
1.Giá vốn hàng bán Tr.đ 6.642,8 18.571,0 25.067,1 279,6 135,0 194,3 2. Doanh thu thuần Tr.đ 11.067,3 27.747,3 39.807,0 250,7 143,5 189,7 3. Phải thu đầu kỳ Tr.đ 1.376,3 1.510,0 6.579,0 109,7 435,7 21,9 4.Phải thu cuối kỳ Tr.đ 1.510,0 6.579,0 8.862,8 435,7 134,7 242,3 5. Phải thu BQ (3+4)/2 Tr.đ 1.443,1 4.044,5 7.720,9 280,3 190,9 231,3 6. HTK đầu kỳ Tr.đ 4.783,8 5.493,9 7.291,7 114,8 132,7 123,5 7. HTK cuối kỳ Tr.đ 5.493,9 7.291,7 6.364,8 132,7 87,3 107,6 8. HTK BQ(6+7)/2 Tr.đ 5.138,9 5.929,3 6.828,2 124,4 106,8 115,3 9. Vòng quay khoản phải thu(2/5) Vòng 7,7 6,9 5,2 10. Kỳ thu tiền BQ(360/9) Ngày 46,9 52,5 69,8 11. Số vòng quay HTK
(1/8) Vòng 1,3 3,1 3,7
12. Thời gian tồn kho
360/11) Ngày 278,5 114,9 98,1
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
+ Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu: Qua bảng 3.16 ta thấy, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu có xu hướng giảm xuống, năm 2011 là 5,2 vòng Số vòng quay khoản phải thu giảm xuống làm cho số ngày thu hồi vốn của khoản nợ tăng lên. Nguyên nhân của vòng quay khoản phải thu giám là do tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể: bình quân 3 năm phải thu tăng 131.3%, trong khi doanh thu chỉ tăng 89,7%. Điều này thể hiện khả năng thu hồi của doanh nghiệp chậm, hiệu quả công tác quản lý nợ chưa cao làm cho vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng, gây khó khăn trong việc thanh toán của doanh nghiệp.
+ Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:
Qua bẳng 3.16 ta thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Đó là do tốc độ tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho. Giá vốn hàng bán bình quân tăng 94,3%/năm trong khi hàng tồn kho chỉ tăng 15,3%.
Tốc độ tăng trưởng hàng tồn kho có xu hướng tăng nhưng có thể thấy tốc độ luân chuyển như vậy là khá thấp. Năm 2011 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là nhanh nhất là 3,7 vòng tương ứng với thời gian tồn kho là 98,1 ngày vẫn khá dài. Thời gian tồn kho dài dẫn tới các chi phí như lưu kho tăng và vốn ứ đọng lâu. Chính vì vậy Công ty cần xác định mức tồn kho hợp lý để sử dụng đồng vốn hiệu quả cao.
b)Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn
- Khả năng chi trả lãi vay:
Qua bảng 3.17 cho thấy khả năng thanh toán lãi vay đều dương và có xu hướng tăng, hệ số thanh toán lãi vay càng cao thể hiện doanh nghiệp kinh doanh càng tốt. Năm 2011 hệ số thanh toán lãi vay là 3,9 lần tức một đồng chi phí vay được đảm bảo bằng 3,9 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay, tăng 9,4% so với năm 2010. Tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 105,8%/năm nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế (111,%) cao hơn tốc độ tăng bình quân của chi phí lãi vay (95,2%).
Bảng 3.17 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán dài hạn của Công ty TNHH Đa Lộc
Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%)
2009 2010 2011 10/09 11/10 BQ
1. Lợi nhuận kế toán
trước thuế Tr.đ 607,6 1.292,0 2.706,1 212,6 209,4 211,0 2. Chi phí lãi vay Tr.đ 248,1 510,3 945,3 205,6 185,3 195,2 3. Nợ phải trả Tr.đ 3.226,0 12.082,2 15.160,4 374,5 125,5 216,8 4.Nguồn vốn CSH Tr.đ 6.099,9 6.609,7 8.046,2 108,4 121,7 114,9 5. Hệ số thanh toán lãi vay (1+2)/2 Lần 3,5 3,5 3,9 102,4 109,4 105,8 6. Tỷ số nợ phải trả/ nguồn vốn CSH Lần 0,5 1,8 1,9 345,6 103,0 188,8
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán) - Tỷ số giữa nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu:
Qua bảng 3.17 ta thấy tỷ số giữa nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng đặc biệt là năm 2010 tăng 245,6% so với 2009. Tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 188,8%/năm,điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài nhiều hơn, số vốn chiếm dụng đơn vị khác càng tăng cho thấy Công ty vẫn chưa có khả năng tự chủ về tài chính.
Nhận xét về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty thấp, điều này không tốt tới hình hình tài chính của Công ty, chứa đựng nhiều rủi ro trong thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và các khoản phải thu không cao làm khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp thấp.
Tỷ trọng các khoản phải thu trên phải trả ngày càng cao điều này là không tốt, doanh nghiệp phải đi vay vốn của ngân hàng để trả nợ cho người bán khi đến hạn, đồng thời để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh trong khi nợ phải thu còn rất nhiều và xuất hiện nợ quá hạn, vốn không thu hồi được. Rõ ràng điều này không có lợi cho doanh nghiệp vì khi đi vay doanh ngiệp phải chịu chi phí lãi vay. Do đó, doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác thu hồi nợ, tránh hiện tượng bị chiếm dụng vốn qua nhiều như 2011.
Có điểm đáng mừng đó là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn nên khả năng chi trả lãi vay tăng. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng trong những năm qua cả về giá trị và tỷ trọng. Đặc biệt là lợi nhuận trước thuế tăng mạnh trong những năm gần đây nên khả năng chi trả lãi vay tăng.