Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Đa Lộc

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 62)

3.2.1 Phân tích sự biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty

3.2.1.1 Phân tích sự biến động tài sản của công ty TNHH Đa Lộc

Để phân tích sự biến động của tài sản, dựa vào bảng cân đối kế toán để lập bảng phân tích sự tăng giảm về nguồn vốn để thấy được sự biến động của tài sản cũng như từng loại tài sản của Công ty. Tình hình biến động tài sản của Công ty được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tình hình biến động tài sản của Công ty TNHH Đa Lộc

Chỉ tiêu Giá trị cuối năm (Tr.đ) So sánh(%)

2009 2010 2011 10/09 11/10 BQ

A.Tài sản ngắn hạn 8.233,4 17.098,9 20.241,4 207,7 118,4 156,8

I. Tiền 1.128,3 1.257,2 2.174,3 111,4 173,0 138,8

II. ĐTTC ngắn hạn 0 0 0 - - -

III. Phải thu ngắn hạn 1.510,0 6.579,0 8.862,8 435,7 134,7 242,3 IV. Hàng tồn kho 5.493,9 7.291,7 6.364,9 132,7 87,3 108,0 V. Tài sản ngắn hạn khác 101,2 1.971,0 2.839,6 1.948,2 144,1 529,8 B. Tài sản dài hạn 1.092,5 1.593,0 2.965,2 145,8 186,1 164,7 I. Giá trị còn lại TSCĐ 934,7 1.378,8 2.467,4 147,5 179,0 162,5 II. ĐTTC dài hạn 0 0 0 - - - III. TSDH khác 157,8 214,3 497,8 135,8 232,3 134,0 Tổng tài sản 9.325,9 18.691,9 23.206,6 200,4 124,2 157,7

Biểu đồ 3.1: Biến động về giá trị tài sản của Công ty TNHH Đa Lộc

Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 cho thấy quy mô tài sản của doanh nghiệp không ngừng mở rộng và phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng tài sản qua 3 năm tăng 57,7%/năm trong đó cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng.

Tổng tài sản tăng lên chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng nhanh. Tài sản ngắn hạn có tốc độ tăng bình quân là 56.8%/năm. Từ bảng 3.3, ta thấy tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn tăng nhanh với giá trị lớn, Doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nên việc tăng lên các khoản phải thu là dễ hiểu. Tuy nhiên tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng tăng lớn hơn tốc độ tăng của tài sản đặc biệt năm 2010 tăng hơn 4 lần so với năm 2009 trong khi tài sản chỉ tăng lên hơn 2 lần, điều này là không tốt với Công ty. Sang năm 2011, Công ty đã có chuyển biến các khoản phải thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lý do trong năm 2010 là Công ty mở rộng thị trường, tìm thêm đối tác mới nên chấp nhận một số khoản nợ với khách hàng, đến năm 2011 phải thu vẫn tăng nhưng là do tăng tương ứng với sự tăng lên của tài sản đó là điều hợp lý.

Giá trị hàng tồn kho năm 2010 tăng 32,7% so với 2009 đến năm 2011 lại giảm 13,7% so với 2010 điều đó thấy được doanh nghiệp có điều chỉnh tốt đến việc quản lý hàng tồn kho. Năm 2010 giá trị hàng tồn kho tăng kéo theo sự tăng lên của chí phí lưu kho, chi phí bảo quản, trông giữ… làm tổng chi phí tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đến năm 2011 hàng tồn kho giảm, vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn cùng với việc tăng lên của doanh thu t hể hiện hoạt động kinh doanh của Công ty là tốt. khoản tiền của doanh nghiệp năm 2011 tăng 73% thể hiện tính thanh khoản của công ty cao. Tài sản ngắn hạn khác như các khoản thuế phải thu của nhà nước, thuế GTGT được khấu trừ tăng mạnh cùng với sự tăng lên sản lượng tiêu của công ty là hợp lý.

Tài sản dài hạn qua 3 năm có tốc độ tăng trưởng là 64,8%, năm 2011 tăng 86,1% so với 2010 là do tháng 10 năm 2010 doanh nghiệp mở rộng thị trường xuống khu vực miền Trung nên Công ty đã đầu tư thêm tài sản cố định như xe tải, máy móc phục vụ việc bán hàng.

Tóm lại, qua 3 năm ta nhận thấy tài sản doanh nghiệp tăng bình quân là 57,7%/năm do đó tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng. Tài sản cố định tăng là điều tốt giúp nâng cao năng lực kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên tài sản doanh nghiệp tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng trong đó nhiều nhất là các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú ý điều này. Bởi vì các khoản phải thu tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và quay vòng vốn làm hiệu quả sử dụng vốn không cao. Trong những năm tới doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp thiết thực để giảm các khoản chi phí, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu tránh rơi vào trường hợp nợ khó đòi. Huy động vốn hợp lý nhằm tăng giá trị tài sản cố định và nâng cao năng lực tài chính của mình.

3.2.1.2 Phân tích sự biến động nguồn vốn của Công ty TNHH Đa Lộc

Mức độ biến động của nguồn vốn cho thấy việc huy động vốn như thế nào để tài trợ cho các tài sản của Công ty. Việc huy động vốn một mặt đáp ứng nhu

cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của Công ty.

Căn cứ vào bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 cho ta thấy khái quát về nguồn hình thành tài sản mà công ty đã tiến hành sử dụng vào hoạt động của mình. Tài sản của Công ty được hình thành từ hai nguồn là các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Bảng 3.4: Biến động nguồn vốn của Công ty TNHH Đa Lộc

Chỉ tiêu Giá trị cuối năm (Tr.đ) So sánh

2009 2010 2011 10/09 11/10 BQ(%) (+/-)GT (Tr.đ) % (+/-)GT (Tr.đ) % A. Nợ phải trả 3.226,0 12.082,2 15.160,4 8.856,2 374,5 3.078,2 125,5 216,8 I. Nợ ngắn hạn 3.226,0 12.082,2 15.160,4 8.856,2 374,5 3.078,2 125,4 216,8 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 - - - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 6.099, 9 6.609,7 8.046,2 509,8 108, 4 1.436,5 121, 7 114,9 I. Vốn chủ sở hữu 6.099,9 6.609,7 8.046,2 509,8 108,4 1.436,5 121,7 114,9 II. Quỹ khen thưởng

phúc lơi - - - - - - - -

Tổng nguồn vốn 9.325,9 18.691,9 23.206,6 9.366,0 200,4 4.514,7 124,2 157,7

Biểu đồ 3.2: Biến động giá trị nguồn vốn của Công ty TNHH Đa Lộc

Tương ứng với sự biến động của tài sản thì nguồn vốn cũng tăng nhanh qua 3 năm nhất là trong năm 2010 cụ thể như sau:

- Các khoản nợ phải trả có xu hướng tăng dần qua 3 năm, tốc độ tăng trưởng bình quân là 116,8%/năm và tăng mạnh nhất là năm 2010 tăng 274,5% so với năm 2009. Sự biến động này là do sự biến động của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng lên đồng nghĩa với áp lực về trả nợ và rủi ro thanh toán tăng cao. Nguyên nhân của sự ra tăng nhanh này là do số phải trả cho người bán, vay ngắn hạn, các khoản phải trả khác tăng lên.

Biểu đồ 3.3: Biến động giá trị nợ ngắn hạn của Công ty TNHH Đa Lộc

Từ biểu đồ 3.3 ta thấy được nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhanh trong 3 năm đặc biệt là trong năm 2010. Nợ ngắn hạn tăng nhanh chủ yếu do sự tăng nhanh của vay ngắn hạn và phải trả người bán. Sự tăng lên này nguyên nhân là do năm 2010 và 2011 Công ty thực hiện việc mở rộng thị trường tiêu thụ và phải thu khách hàng tăng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn nên dẫn đến nợ ngắn hạn tăng. Nợ ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng, đây là biểu hiện không tốt cho khả năng thanh toán. Do vậy, Công ty cần có biện pháp giảm bớt số nợ để cải thiện tình hình thanh toán và làm cho năng lực tài chính của Công ty thêm vững mạnh.

- Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có tốc độ tăng bình quân là 114,9%/năm và có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Sự biến động này chủ yếu do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự biến động của vốn chủ sở hữu. Hàng năm vốn chủ sở hữu vẫn được bổ sung làm tăng nguồn vốn của doanh nghiệp, năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 là 21,7% tương ứng tăng 1436,5 trđ. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do các quỹ tăng như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ xây dựng cơ bản.

Dựa vào sự biến động nguồn vốn của Công ty ta thấy được nguồn vốn của doanh nghiệp tăng nhanh qua 3 năm nhưng chủ yếu là do sự tăng nhanh của nợ ngắn hạn. Điêu này chứng tỏ việc huy động vố của Công ty có biến động lớn dẫn đến có sự thay đổi lớn trong cơ cấu tài trợ cho tài sản của Công ty. Tỷ trọng NVCSH tài trợ cho tài sản lưu động của Công ty ngày càng giảm ảnh hưởng đến khả năng độc lập tài chính của Công ty.

3.2.1.3 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nguồn

Để hiểu rõ tình hình tài chính của Công ty TNHH Đa Lộc, cần xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.Việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn do doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ sử dụng có hợp lý hay không. Để hiểu rõ tình hình thực tế tại doanh nghiệp ta xem xét các quan hệ cân đối sau:

Cân đối 1: Cân đối giữa tài sản không bị chiếm dụng và NVCSH

Theo cân đối này nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể trang trải cho các tài sản phục vụ cho kinh doanh của mình, doanh nghiệp không cần đi vay nhưng nó trong lý thuyết. Quan hệ này được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5: Cân đối giữa tài sản không bị chiếm dụng và NVCSH

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Nguồn vốn chủ sở hữu (trđ) 6.099,9 6.609,7 8.046,2

2. Tài sản không bị chiếm dụng (trđ) 7.815,7 12.112,7 14.343,8

3. Chênh lệch ( 1-2) (trđ) -1.715,9 -5.503,1 -6.297,6

4, Tỷ trọng tài sản được tài trợ bởi VCSH (%) 78,0 54,6 57,0

Qua bảng 3.5 có thể thấy rằng trong 3 năm vừa qua nguồn vốn chủ sở hữu đều không đủ tài trợ cho những tài sản của doanh nghiệp, do đó để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Từ bảng 3.5 ta cũng thấy được tỷ trọng tài sản được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu không cao và có biến động trong 3 năm gần đây. Năm 2009 NVCSH chiếm tới 78% tài sản không bị chiếm dụng, sang năm 2010 tỷ trọng tài sản không bị chiếm dụng bởi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ còn 54,6%, đây là dấu hiệu không tốt đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trong những năm qua doanh nghiệp không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, đó là dấu hiệu tốt trong kinh doanh, để thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp phải đi vay và chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Tuy nhiên doanh nghiệp đi vay và chiếm dụng vốn quá nhiều thì sẽ không tốt cho tình hình tài chính vì khả năng tự chủ về tài chính sẽ thấp, nếu có biến động lớn xảy ra doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản.

Cân đối 2: Cân đối giữa vốn bị chiếm chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng

Theo cân đối này vốn chủ sở hữu và đi vay có thể trang trải mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. nhưng đó chỉ là trên lý thuyết. Thực tế quan hệ đó được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Cân đối giữa vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng

ĐVT: trđ

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Nguồn vốn chủ sở hữu + vay 6.547,9 13.096,2 14.957.2

2. Tài sản không bị chiếm dụng 7.815,9 12.112,9 14.343,8

Chênh lệch ( 1-2) -1.268,0 983.3 614,4

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

ĐVT: trđ

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Phải thu khách hàng 1.510,0 6.579,0 8.862,8

Phải trả người bán 2.675,8 5.352,7 7.562,1

Chêch lệch (phải thu với phải trả) -1.034,2 1.226,3 1.300,7

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng 3.6 và 3.7 có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay năm 2009 không trang trải cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên phải đi chiếm dụng của đơn vị khác 1.034,2trđ, đến năm 2010 và 2011 thì nguồn vốn của doanh nghiệp đủ trang trải cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn thừa vốn bị doanh nghiệp khác chiếm dụng ( năm 2010 bị chiếm dụng là 1.226,3 trđ). Nguyên nhân là do năm 2009 phải thu khách hàng nhỏ hơn phải trả người bán, sang năm 2010 và 2011 phải trả người bán tăng nhanh hơn phải thu khách hàng nên doanh nghiệp bị doanh nghiệp khác ngày càng nhiều. Số vốn của Công ty bị doanh nghiệp khác ngày càng tăng. Đó là dấu hiệu không tốt trong công tác quản lý nợ phải thu của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích ở trên ta thấy, biến động tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu không tốt: NVCSH không đủ trang trải hoạt động cho doanh nghiệp nên phải đi vay nhiều nhưng lại bị doanh nghiệp khác chiếm dụng. Do đó ban giám đốc của Công ty quan tâm nhiều hơn đến công tác quản lý nợ phải thu, tránh hiện tượng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán và có khoản nợ rơi vào nợ khó đòi dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Đa Lộc

3.2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Ngoài việc tiến hành phân tích biến động tài sản cần đi sâu phân tích cơ cấu tài sản của Công ty, xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng tài sản để thấy mức độ hợp lý của việc phân bổ từng loại tài sản và sự bất hợp lý trong việc đầu tư vốn để tiên tới một cơ cấu vốn tối ưu. Để thấy rõ được thực trạng cơ cấu tài sản của Công ty thể hiện qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.4.

Bảng 3.8: Giá trị và cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Đa Lộc

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

GT (Tr.đ) CC (%) (Tr.đ)GT (%)CC (Tr.đ)GT (%)CC A.Tài sản ngắn hạn 8.233,4 88,3 17.098,9 91,5 20.241,4 87,2 I. Tiền 1.128,3 13,7 1.257,2 7,4 2.174,3 10,7 II. ĐTTC ngắn hạn 0 0 0

III. Phải thu ngắn hạn 1.510,0 18,3 6.579,0 38,5 8.862,8 43,9 IV. Hàng tồn kho 5.493,9 66,8 7.291,7 42,6 6.364,8 31,4 V. Tài sản ngắn hạn khác 101,2 1,2 1.971,0 11,5 2.839,6 14,0 B. Tài sản dài hạn 1.092,5 11,7 1.593,0 8,5 2.965,2 12.8 I. Giá trị còn lại TSCĐ 934,7 85,6 1.378,8 86,6 2.467,4 83,2 II. ĐTTC dài hạn 0 0 0 III. TSDH khác 157,8 14,4 214,2 13,4 497,8 17,8 Tổng tài sản 9.325,9 100 18.691, 9 100 23.206,6 100

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Đa Lộc

Từ bảng 3.8 và biểu đồ 3.4 cho ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn có sự biến đổi qua các năm. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (80%) nhưng đó là điều hợp lý với doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Xem xét từng khía cạnh ta thấy:

- Hàng tồn kho: hàng tồn kho của Công ty là những hàng hóa mà doanh nghiệp chưa được tiêu thụ. Qua bảng 3.8 có thể thấy giá trị hàng tồn kho có tỷ trọng cao nhất trong năm 2009 và 2010 và đứng thứ 2 ở năm 2011. Đặc biệt là năm 2009 giá trị hàng tồn kho chiếm tới 66,9% giá trị tài sản ngắn hạn và có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp theo. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh là buôn bán đồ uống chủ yếu là rượu vang nên khách hàng của Công ty là những nhà hàng, khách sạn, siêu thị. Khách hàng khi hết hàng mới đặt tiếp và sản phẩm này tiêu thụ mạnh nhất vào những tháng cuối năm nên giá trị hàng tồn kho cao để doanh nghiệp luôn chủ động cho việc cung cấp hàng hóa.

Từ bảng 3.8: có thể thấy tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Đây là dấu hiệu tốt trong công tác quản lý hàng tồn kho vì nếu hàng tồn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 62)