Trên thế giới, phân tích tài chính doanh nghiệp đã thực sự bùng nổ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời. Tại Châu Âu đã sớm hình thành những nghiệp đoàn quốc gia, tập hợp những người chuyên hành nghề phân tích tài chính doanh nghiệp như Hội các nhà phân tích tài chính Pháp AFAF. Hiện nay, các chuyên gia phân tích tài chính làm việc trong lĩnh cực dịch vụ tài chính
- hành nghề chuyên nghiệp - được tổ chức, quản lý bởi hiệp hội nghề nghiệp trên toàn cầu khi đạt được chứng chỉ CFA ( Chartered Financial Analysis) là chứng quyền được phân tích tài chính do hiệp hội các nhà đầu tư chuyên nghiệp toàn cầu thừa nhận. Cũng từ sự sụp đổ của Công ty Enron đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho những người quan tâm đến phân tích tài chính trên toàn thế giới. Vào đầu năm 2001, Enron là một Công ty hàng đầu thế giới, nổi tiếng là một Công ty năng lượng có tốc độ tăng trưởng nhanh với tổng giá trị thị trường 60 tỷ đồng, cổ phiếu của Công ty được giao dịch với giá 80USD một cổ phiếu. Các nhà phân tích phố Wall thường mạnh dạn giới thiệu cổ phiếu của Công ty cho nhà đầu tư, tuy nhiên sau đó Enron tuyên bố phá sản, cổ phiếu trong tay các nhà đầu tư bỗng nhiên trở thành những tờ giấy trắng không chút giá trị và họ đã mất hàng tỷ đô la. Sự sụp đổ bất ngờ và chấn động này làm người ta vô cùng lo sợ, bao nhiêu giá trị bỗng nhiên biến mất trong khoảnh khắc. Thực chất sự đổ này không phải phát sinh ngay tức khắc, hoạt động của Enron đã xảy ra vấn đề, cổ phiếu Công ty đã đi xuống trong nửa năm 2001 nhưng các nhà phân tích phố Wall vẫn mù quáng tâng bốc cổ phiếu của Enron trong những năm qua, khi các chuyên gia đã bán hết cổ phiếu của mình thì họ lại đưa ra các báo cáo sai lệch và đẩy cổ phiếu về cho cá nhân viên và người đầu tư bên ngoài.
Dường như thất bại của Enron vẫn chưa đủ, Đến tháng 6 năm 2002 người đầu tư phải tiếp nhận thêm một thông tin nữa là WorldCom, một Công ty thậm chí còn lớn hơn Enron, đã gian lận sổ sách và ngân quỹ lên 3,8 tỷ đô la. Trong khi Enron thành lập một liên doanh phức tạp lừa gạt nhà đầu tư thì WorldCom chỉ đơn giản là nói dối. Họ chuyển các chi phí hoạt động thành vốn đầu tư từ đó tăng lợi nhuận báo cáo. Điều thú vị là cả Enron và WorldCom đều thuê cùng một công ty kiểm toán Arthur Aderson và càng thú vị hơn khi biết chi nhánh ngân hàng đầu tư của Citigroup được nhiều triệu đô la phí từ WoldCom. Sự sụp đổ này đã dẫn đến sự lo ngại của các nhà đầu tư về các Công ty đang hoạt động trên thị trường dẫn đến sự tụt dốc của thị trường. Tổng thống Mỹ Bush đã phải bất bình đối với chuyên gia và những hành động của họ đã tác động quá nặng nề đến hoạt động của thị trường tài chính và gây ảnh hưởng đến cả hệ thống kinh
tế. Toàn bộ câu chuyện này đã dẫn đến hàng loạt các cuộc điều tra và từ đó hình thành các quy định hướng dẫn mới liên quan đến việc xây dựng báo cáo tài chính, hoạt động thông tin nội bộ, sự liên quan của các Công ty kiểm toán trong hoạt động tư vấn, trách nhiệm của nhà phân tích cổ phiếu và cả những quy định xử lý những người tham gia vụ gian lận hoặc thậm chí những người không phát hiện ra lừa gạt hay hành vi dối trá. Mặc dù có những vấn đề trong phân tích tài chính nhưng các báo cáo tài chính vẫn là công cụ cung cấp nhiều thông tin mà các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay…Từ yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thì phân tích tài chính sẽ còn phát triển hơn nữa. Sự phát triển của phân tích tài chính thế giới định hướng cho sự phát triển phân tích tài chính trong nước.
Ở Việt Nam, kể từ khi đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lực lượng sản xuất được giải phóng và phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hình thành ngày càng nhiều và đặc biệt là sự ra đời, phát triển của thị trường vốn, hoạt động sôi nổi của các sàn giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán, các trung tâm và dịch vụ tài chính…khiến cho nhu cầu về phân tích tài chính càng trở nên cấp thiết. Các công cụ quản lý kinh tế, tài chính như: kế toán, kiểm toán, phân tích, định giá tài sản…hoạt động theo mô hình tổ chức hiệp hội hành nghề chuyên nghiệp trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện ở Việt Nam khiến cho phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng không ngừng đổi mới, hoàn thiện theo các thông lệ theo những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Phân tích tài chính ở Việt Nam vẫn còn mang tính chất đối phó hơn là tìm kiếm, cung cấp thông tin cho khách hàng. Phân tích tình hình tài chính thực sự được phát triển là từ khi ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Các tỷ số tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin được công khai rộng rãi hơn. Hoạt động này diễn ra thường xuyên nhất là ở các công ty chứng khoán. Tuy nhiên do công tác kiểm toán BCTC chưa tốt và chế độ kế toán còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính chưa thực sự chính xác.
Phân tích tài chính luôn là mối quan tâm đối với các doanh nghiệp ngày nay. Khi doanh nghiệp mới thành lập tài chính doanh nghiệp tổ chức quá trình huy động vốn, phân bổ nguồn lực để tổ chức kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, tài chính doanh ngiệp tổ chức sử dụng các nguồn lực, luân chuyển, thu hồi và phân phối kết quả kinh doanh. Sự tăng trưởng, suy thoái của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp.Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá và cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm ra quyết định một cách hợp lý, kịp thời và có hiệu quả. Phân tích tài chính tham gia một cách tất yếu vào quá trình ra quyết định của các chủ thể có lợi ích gắn với hoat động kinh tế của doanh nghiệp. Phân tích tài chính ra đời và phát triển là tất yếu khách quan cùng với sự xuất hiện nhu cầu quản lý tài chính trong đời sống kinh tế - xã hội.