Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 49)

2.2.1 Khung phân tích

Trên cơ sở lý thuyết, chúng tôi đã xây dựng được khung phân tích về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua sơ đồ 2.1:

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Tài liệu sử dụng Phương pháp phân tích Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Phương pháp so sánh Phương pháp tỷ số Phương pháp Dupont Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Phân tích tình hình thanh toán, khả năng thanh toán

Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Phân tích cơ cấu tài sản và

nguồn vốn

Phương pháp thống

kê mô tả

Tài liệu phi tài chính Sổ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Tài liệu sử dụng cho quá trình nghiên cứu đề tài là tài liệu thứ cấp được thu thập tại phòng kế toán như báo cáo tài chính năm 2009, năm 2010 và năm 2011. Các thông tin từ các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của công ty như sổ chi tiết 131, 331, bảng tổng hợp khách hàng…

2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệua) Phương pháp thống kê mô tả a) Phương pháp thống kê mô tả

Từ các thông tin, số liệu thu thập được, ta đưa các khoản mục có tính chất tương đồng vào các bảng biểu để thấy rõ được vấn đề về tình hình tài chính của công ty.

Dùng phương pháp này để mô tả tình hình, sự biến động của tài sản và nguồn vốn để thấy được khả năng tài chính và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Mô tả tình hình huy động vốn từ khoản nào, nguồn nào, tỷ trọng từng loại qua các năm để thấy được mức độ tự chủ hay phụ thuộc của doanh nghiệp.

a) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tình hình tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. So sánh các chỉ tiêu về mặt nội dung, so sánh theo thời gian, theo không gian…để đánh giá xu hướng biến động và mức độ biến động của các chỉ tiêu tài chính, xem xét những biến động đó có thuận lời, khó khăn gì đối với doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tôn trọng 3 nguyên tắc sau:

- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, có thể lấy gốc so sánh về mặt thời gian hoặc không gian.

So sánh theo thời gian: so sánh năm nay với năm trước để đánh giá xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp.

So sánh theo không gian: so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với mức trung bình ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp.

So sánh theo chiều dọc: để thấy được cơ cấu từng loại tài sản và nguồn vốn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp xem có hợp lý không.

So sánh theo chiều ngang: để đánh giá sự biến động của tổng tài sản và biến động của từng loại tài sản theo thời gian.

- Điều kiện so sánh là: Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu phải có sự đồng nhất về nội dungkinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

b) Phương pháp phân tích tỷ số

Để có thể đánh giá chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp: khả năng thanh toán, kết quả và hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn… cần phân tích dựa trên các tỷ số tài chính của doanh nghiệp.

Các tỷ số tài chính gồm: tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số lợi nhuận… Các tỷ số này cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính đồng thời cho phép so sánh các nội dung phân tích trong nhiều giai đoạn và nhiều doanh nghiệp cùng ngành.

Là phương pháp phân tích tài chính thông qua các mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các tỷ số tài chính của doanh nghiệp.

c) Phân tích Dupont

Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Biến động của tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là do các yếu tố tỷ suất lợi nhuận

ròng trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản, tỷ số tổng tài sản trên VCSH biến động tạo nên:

Ví dụ:

LNST = LNST × Doanh thu thuần × Tổng tài sản

VCSH Doanh thu thuần Tổng tài sản VCSH

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu =

Tỷ suất lợi nhuận

ròng/doanh thu ×

Vòng quay tổng

tài sản ×

Tỷ số tổng tài sản/VCSH

Sơ đồ 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời VCSH của doanh nghiệp

Phần III

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận

ròng/doanh thu

Tỷ số tổng tài sản/VCSH Tổng tài sản BQ Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ LNST Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm công ty TNHH Đa Lộc

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Đa Lộc.

Công ty TNHH Đa Lộc: Địa chỉ : 96 Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm – Hà Nội

Tel: 04 38263076 Fax: 04 39341325

Công ty TNHH Đa Lộc được thành lập từ năm 1995 với các hoạt động kinh doanh chính: nhập khẩu và phân phối đồ uống và thực phẩm cao cấp của các nước trên thế giới.

Sản phẩm chủ đạo mà công ty kinh doanh là rượu vang. Từ lúc ban đầu chỉ với một số chủng loại rượu vang đặc trưng của nước Pháp và chỉ cung cấp cho một số khách hàng tại Hà Nội. Đến nay với hơn 16 năm hoạt động, công ty đã có hơn 500 sản phẩm rượu vang với chất lượng ngon nhất của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Công ty đã mở rộng quan hệ làm ăn và hợp tác với nhiều hãng rượu vang nổi tiếng của Pháp, ký hợp đồng nhập khẩu trực tiếp và được chỉ định là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của hãng tại thị trường Việt Nam. Đó là các hãng Borie Manoux (vùng Bordeaux - Pháp), Faiveley (vùng Bourgogne - Pháp), Champagne Deutz (vùng Ay), Delas Freres (vùng thung lũng Rhone)...

Mạng lưới khách hàng của công ty cũng ngày càng lan rộng. Không chỉ có các hệ thống khách sạn, nhà hàng, siêu thị lớn, mà giờ đây công ty còn cung cấp cho hầu hết các cửa hàng miễn thuế và các nhà phân phối lớn tại các tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, Công ty đã mở rộng văn phòng và các cửa hàng trưng bày tại một số thành phố lớn của Việt Nam, bao gồm :

- Tại Hà Nội : có trụ sở văn phòng và cửa hàng trưng bày chính của Công ty ở số 96 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, và 2 cửa hàng trưng bày khác ở 94 Lý Thường Kiệt và C4 Giảng Võ.

- Tại Hồ Chí Minh : có văn phòng chi nhánh phía Nam của công ty được mở vào năm 2007 tại 46A Trần Quang Khai, phường Tân Định, quận 1.

- Tại Đà Nẵng : có văn phòng chi nhánh Miền Trung tại 127 Lê Lợi mới được mở vào tháng 10/2010.

Giờ đây không chỉ người nước ngoài có thói quen dùng rượu vang mà nó cũng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Đó chính là do Công ty Đa Lộc đã đóng vai trò là người hướng dẫn, giới thiệu và đưa các sản phẩm rượu vang đến tay người tiêu dùng.

Với vốn ban đầu 225 triệu đồng, đến nay vốn đăng ký kinh doanh của Công ty là gần 6 tỷ đồng. Năm 2000, Công ty Đa Lộc là một trong hai công ty tư nhân được Bộ Thương Mại cấp giấy phép nhập khẩu rượu chính thức và luôn nằm trong danh sách các nhà kinh doanh hoạt động có hiệu quả do Bộ Thương Mại bình xét. Được Thương vụ Đại sứ quán Pháp đánh giá là đơn vị nhập khẩu hàng của Cộng hoà Pháp với số lượng lớn.

3.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Đa Lộc.

Công ty TNHH Đa Lộc là doanh nghiệp TNHH có 2 thành viên trở lên, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng trong nước tại Ngân hàng Techcom- bank Việt Nam, có con dấu riêng, có quyền nhập khẩu và phân phối hàng hóa, dịch vụ trực tiếp, là đơn vị hạch toán độc lập.

Công ty chuyên kinh doanh các loại sản phẩm rượu vang cao cấp, thực hiện các dự án tư vấn, đầu tư xây dựng các cơ sở phân phối rượu vang. Hiện nay Công ty đang là nhà phân phối và đại diện cho một số công ty rượu vang hàng đầu thế giới tại Việt Nam.

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu:

- Vận tải hàng hoá, dịch vụ giao nhận hàng hoá.

- Dịch vụ tư vấn, đầu tư xây dựng các cơ sở phân phối rượu vang. - Đại lý độc quyền hàng hóa, đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.

Công ty TNHH Đa Lộc là Công ty kinh doanh thương mại, sản phẩm chủ yếu là các loại rượu vang cao cấp có giá trị tương đối lớn, Sản phẩm của Công ty chủ yếu đươc phân phối cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, hội nghị và tiêu thụ mạnh vào những tháng cuối năm. Chất lượng cuộc sống người dân ngày được năng cao nên nhu cầu hưởng thụ cũng tăng theo, cầu về rượu cũng càng tăng.

3.1.3 Tổ chức bộ máy của Công ty

Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ để phù hợp với yêu cầu thực tế. Hiện nay tổ chức bộ máy Công ty như sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Đa Lộc

Tổng giám đốc Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Sales & Marketing Phòng Tài chính – kế toán Phòng Kho & Vận chuyển Phòng Hành chính – nhân sự Giám đốc điều hành khu vực phía Nam (tại văn phòng chi nhánh HCM) Giám đốc điều hành

khu vực phía Bắc (tại văn phòng Hà Nội)

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

Đứng đầu bộ máy là hội đồng quản trị. Thực hiện các công việc của hội đồng quản trị là ban giám đốc, gồm có:

- Tổng Giám Đốc: là bộ não điều hành của toàn bộ các hoạt động diễn ra tại doanh nghiệp, quản lý và giám sát tổng thể các bộ phận. Đại diện cho công ty thực hiện công tác đối ngoại với các cơ quan, tổ chức, các cơ quan chức năng Nhà Nước liên quan đến phạm vi hoạt động của công ty.

- Giám đốc điều hành khu vực: là người ở vị trí thứ hai trong bộ máy điều hành của tổ chức, có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng Giám Đốc trong mọi hoạt động, hỗ trợ quản lý, chỉ đạo và thay mặt khi Tổng Giám Đốc vắng mặt. Hiện nay công ty Đa Lộc có trụ sở chính tại Hà Nội và Văn phòng đại diện tại Tp.HCM. Đứng đầu mỗi văn phòng là Giám đốc điều hành khu vực phía Bắc và phía Nam.

Ngoài ra còn có các phòng ban hỗ trợ cho ban giám đốc và hội đồng quản trị, bao gồm:

+ Phòng Hành chính - nhân sự:

Nhiệm vụ chính của phòng này là quản lý nhân sự tuyển dụng, sắp xếp các công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên, lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện nhân viên, lập và quản lý hồ sơ nhân viên, thường xuyên theo dõi, tiếp nhận và chuyển công văn, fax, thư từ và bưu phẩm.

+ Phòng Kho & Vận chuyển:

Phòng này đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của công ty vì nghiệp vụ chính của công ty là phân phối sản phẩm. Phòng có trách nhiệm điều vận các đơn hàng khách đặt và đảm bảo giao hàng cho khách theo đúng thời gian, địa điểm được yêu cầu. Phòng này có người đứng đầu là thủ kho, phụ trách quản lý đội xe, cấp phát xăng dầu; quản lý kho bãi hàng hóa của công ty.

+ Phòng Tài Chính - Kế Toán:

Phòng Tài chính - kế toán là bộ phận giám sát các nguồn thu chi giúp cho hội đồng quản trị về công tác tổ chức, quản lý toàn bộ nguồn tài sản chính của

Công ty, cân đối nguồn vốn; hỗ trợ tư vấn ban giám đốc về hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn vốn; chịu trách nhiệm thực hiện, kiểm tra chế độ tài chính – kế toán hiện hành; tính toán giá thành sản phẩm, tham gia xây dựng các kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Đồng thời, phòng có trách nhiệm thiết lập quan hệ với các ngân hàng, thực hiện các chế độ tài chính ngân hàng, theo dõi tình hình nộp ngân sách nhà nước; chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính; quản lý các tài sản của công ty, lập kế hoạch bảo dưỡng, nâng cấp, sửa chữa và mua các loại tài sản này; quản lý, cấp phát văn phòng phẩm và vật dụng khác.

+ Phòng xuất nhập khẩu:

Phòng này có trách nhiệm lập kế hoạch cho công tác nhập khẩu hàng hóa tại công ty theo định kỳ; giao dịch với bên liên quan bảo đảm nguồn nhập về đúng kế hoạch; giao dịch với ngân hàng và thực hiện các thủ tục nhận hàng từ cảng, sân bay về nhập kho công ty; phối hợp với các phòng ban liên quan trong công tác khiếu nại, đền bù tổn thất về hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, phòng này phải theo dõi việc nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT về hàng nhập khẩu, làm các thủ tục cần xin truy hoàn thuế trong trường hợp hải quan tính thuế không hợp lý; lưu trữ các hồ sơ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa; nắm bắt và phổ biến kịp thời các thông tin mới nhất của cơ quan ban ngành liên quan đến chứng cứ xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Phòng sales & marketing:

Công việc chính của nhân viên sales & marketing là bán hàng, giới thiệu, phân phối hàng hóa của công ty đến các nhà hàng, khách sạn, đại lý, nhà phân phối, siêu thị, cửa hàng… Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hay nói cách khác là thực hiện việc đáp ứng nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Lực lượng này chính là bước đệm giữa công ty và các trung gian.

3.1.4. Một số đặc điểm về công tác kế toán Công ty TNHH Đa Lộc

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 1/1/2011 kết thúc vào ngày 31/12/2011 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: công ty sử dụng đồng VNĐ

- Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán nhỏ và vừa - Hình thức kế toán: hình thức chứng từ ghi sổ

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tông kho: nhập trước xuất trước + Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ: đích danh + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: đích danh

+ phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, thuế nhập khẩu và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm hiện tại.Giá gốc hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo chế độ quản lý, sử dụng và trích lập khấu hao tài

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w