Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 50 - 53)

a) Phương pháp thống kê mô tả

Từ các thông tin, số liệu thu thập được, ta đưa các khoản mục có tính chất tương đồng vào các bảng biểu để thấy rõ được vấn đề về tình hình tài chính của công ty.

Dùng phương pháp này để mô tả tình hình, sự biến động của tài sản và nguồn vốn để thấy được khả năng tài chính và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Mô tả tình hình huy động vốn từ khoản nào, nguồn nào, tỷ trọng từng loại qua các năm để thấy được mức độ tự chủ hay phụ thuộc của doanh nghiệp.

a) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tình hình tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. So sánh các chỉ tiêu về mặt nội dung, so sánh theo thời gian, theo không gian…để đánh giá xu hướng biến động và mức độ biến động của các chỉ tiêu tài chính, xem xét những biến động đó có thuận lời, khó khăn gì đối với doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tôn trọng 3 nguyên tắc sau:

- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, có thể lấy gốc so sánh về mặt thời gian hoặc không gian.

So sánh theo thời gian: so sánh năm nay với năm trước để đánh giá xu hướng thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp.

So sánh theo không gian: so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với mức trung bình ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp.

So sánh theo chiều dọc: để thấy được cơ cấu từng loại tài sản và nguồn vốn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp xem có hợp lý không.

So sánh theo chiều ngang: để đánh giá sự biến động của tổng tài sản và biến động của từng loại tài sản theo thời gian.

- Điều kiện so sánh là: Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu phải có sự đồng nhất về nội dungkinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

b) Phương pháp phân tích tỷ số

Để có thể đánh giá chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp: khả năng thanh toán, kết quả và hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn… cần phân tích dựa trên các tỷ số tài chính của doanh nghiệp.

Các tỷ số tài chính gồm: tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số lợi nhuận… Các tỷ số này cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính đồng thời cho phép so sánh các nội dung phân tích trong nhiều giai đoạn và nhiều doanh nghiệp cùng ngành.

Là phương pháp phân tích tài chính thông qua các mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các tỷ số tài chính của doanh nghiệp.

c) Phân tích Dupont

Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Biến động của tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là do các yếu tố tỷ suất lợi nhuận

ròng trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản, tỷ số tổng tài sản trên VCSH biến động tạo nên:

Ví dụ:

LNST = LNST × Doanh thu thuần × Tổng tài sản

VCSH Doanh thu thuần Tổng tài sản VCSH

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu =

Tỷ suất lợi nhuận

ròng/doanh thu ×

Vòng quay tổng

tài sản ×

Tỷ số tổng tài sản/VCSH

Sơ đồ 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời VCSH của doanh nghiệp

Phần III

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận

ròng/doanh thu

Tỷ số tổng tài sản/VCSH Tổng tài sản BQ Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ LNST Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH đa lộc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w