KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 28 - 30)

VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN:

Khi đặt vấn đề về khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt nam, chúng ta không thể không đề cập đến thực trạng của nền kinh tế nói chung và thực trạng của các doanh nghiệp nói riêng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng phát triển dịch vụ của Ngân hàng và năng lực cạnh tranh của hệ thống. Đó là:

4.1. Các yếu tố khách quan:

1.1.1. Nền kinh tế Việt nam với cơ cấu nông nghiệp chiếm

khoảng 70%, đang ở giai đoạn phát triển. Mức chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các vùng, tỉnh và thành phố khá xa. Nền kinh tế còn mang nặng tính nông nghiệp, thu nhập dân cư ở mức thấp;

1.1.2. Hạ tầng cơ sở còn kém, đặc biệt ở các vùng, tỉnh miền

núi;

1.1.3. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu

quả, khả năng tài chính yếu;

1.1.4. Nhà nước ngay từ thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi

nền kinh tế không có được định hướng và chiến lược lâu dài cho việc xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng Việt nam;

1.1.5. Các văn bản pháp luật chưa đồng bộ và thống nhất.

Như vậy, các yếu tố trên là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại không cao, hạn chế khả năng cạnh tranh, phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng.

4.2. Các yếu tố nội tại

4.2.1. Khả năng tài chính:

- Vốn điều lệ thấp vẫn là vấn đề nổi cộm, nguyên nhân dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt nam. Mới đây, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cấp vốn bổ sung 4,700 tỉ đồng vốn điều lệ đợt đầu cho các NHTM QD bằng trái phiếu đặc biệt của Chính phủ. Ngoài Ngân hàng NN&PTNT, mỗi NHTMQD trong đó có Vietcomnbank được cấp 1,000 tỉ đồng. Về cơ bản, năng lực tài chính của các ngân hàng đã được cải thiện phần nào, nhưng để đạt tỉ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế 8% (vốn tự có/tổng tích sản) thì rõ ràng đây còn là

một áp lực rất lớn. Đây là một khó khăn cho các NHTM VN hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính lớn… cũng như đáp ứng đầy đủ yêu cầu quốc tế về hội nhập. Đối với cho vay dài hạn, do đặc điểm các doanh nghiệp vay là các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, các dự án đầu tư lớn… nên điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cung cấp vốn dài hạn của các ngân hàng thương mại. - Các khoản nợ xấú, nợ tồn đọng của cả 4 NHTM QD còn nhiều.

Hiện nay cả 4 ngân hàng đều đã thành lập công ty khai thác tài sản thế chấp và hoạt động tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, đưa các khoản nợ xấu ra ngoại bảng được trên 2,000 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay, mặc dù đã hạch toán ngoại bảng để làm sạch bảng tổng kết, các khoản nợ xấu nhưng vốn liên quan đến các dự án chưa thu hồi được vẫn còn rất lớn. Tính chung hiện nay, toàn ngành ngân hàng còn khoảng 6,300 tỉ đồng nợ đọng liên quan đến các vụ án4. Do đó hiện nay có gần 17,000 tỉ đồng nợ đọng của các ngân hàng thương mại chưa giải toả được.

4.2.2. Thách thức lớn nhất của các NHTM VN trong quá trình hội nhập quốc tế là xuất phát điểm về công nghê, tổ chức và trình độ quản lý còn kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, hoạt động ngân hàng nằm trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi, môi trường pháp lý chưa đồng bộ và chưa thích hợp theo các quy định và chuẩn mực quốc tế. Đầu tư vào công nghệ còn dựa nhiều vào nước ngoài, nền văn minh ngân hàng còn ở trình độ một nền kinh tế tiền mặt, công nghệ lạc hậu… khiến cho hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng khó tránh khỏi

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 28 - 30)