KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIETCOMBANK

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 70 - 74)

I – NHỮNG THUẬN LỢ VÀ THÁCH THỨC ĐỐ VỚ NGÂN HÀNG NGOẠ THƯƠNG

2. KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIETCOMBANK

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội trên, Vietcombank còn đối mặt với khá nhiều khó khăn thách thức, đó là:

2.1. Nợ khê đọng, khó đòi của thời kỳ bao cấp và những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường còn lớn. Với những nỗ lực của NHNT trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và bảo lãnh, số nợ quá hạn phát sinh từ các khoản vay mới rất thấp (dưới 3%). Tuy nhiên, số nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ có bảo lãnh… còn ở mức cao, trong khi đó, tài sản thế chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất, bất động sản, nhiều tài sản chưa đủ thủ tục pháp lý nên chưa thể khai thác. 2.2. Thị phần tín dụng của NHNT thấp, chưa tương xứng với quy mô tài sản (thị phần tín dụng của NHNT chỉ bằng 8.3% của toàn ngành ngân hàng và 12% khố ngân hàng thương mại quốc doanh

2.3. Nguồn vốn thiếu cân đối: Bình quân 5 năm trở lại đây, tỉ trọng của nguồn vốn huy động ngoại tệ quy ra đồng ở mức xấp xỉ 70% nguồn vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ lớn tạo khó khăn tiềm ẩn liên quan đến chính sách của Nhà nước và đến các diễn biến trên thị trường tài chính quốc tế. Một mặt là rủi ro phát sinh từ việc thay đổi quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước, mặt khác do nguồn vốn ngoại tệ lớn và tăng trưởng nhanh trong khi dư nợ ngoại tệ thấp và tăng chậm hơn nên NHNT phải gửi ngoại tệ trên thị trường

quốc tế để tăng thu nhập. Nguồn thu nhập lớn từ lãi suất này phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của NHNT. Mỗi thay đổi về tỷ giá sẽ có ảnh hưởng mạnh đến nguồn thu nhập lãi suất của NHNT.

2.4. Vốn tự có thấp: tỷ trọng vốn tự có của NHNT còn rất thấp. Nếu tính hệ số an toàn vốn trong tổng tài sản (nội bảng và ngoại bảng) có điều chỉnh theo mức độ rủi ro thì trong các năm gần đây, hệ số an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng đạt mức rất thấp. Vốn tự có thấp một mặt ảnh hưởng đến uy tín quốc tế của Ngân hàng về mức độ an toàn, mặt khác hạn chế mở rộng tín dụng. Thông thường tỷ lệ CAR theo tiêu chuẩn quốc tế là 8% nhưng với trường hợp NHNT thì cần phải duy trì tỉ lệ này cao hơn do khả năng gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Bảng 8: Tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản của NHNT giai đoạn 1998- 2002 Năm/ Hệ số Bình quân 2002 2001 2000 1999 1998 Vốn tự có /TổngTS (%) 4.1 5.40 2.66 3.13 4.56 4.73

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNT các năm 1998-2002

Bảng 9: Hệ số CAR của NHNT giai đoạn 1998-2002

Năm/ Hệ số Bình quân 2002 2001 2000 1999 1998 CAR (%) 6.16 N/a 4.48 5.53 7.94 6.69

2.5. Mô hình tổ chức và cán bộ: Giữa các phòng ban chưa thực sự có sự liên kết và chỉ đạo thống nhất một cách chặt chẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Vẫn còn tình trạng các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn có nhu cầu đa dạng về dịch vụ khách hàng phải tiếp xúc với khá nhiều đầu mối; Ngân hàng chưa chủ động nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và tiếp thị các sản phẩm của mình; cán bộ chưa đủ điều kiện chuyên sâu nghiệp vụ và nắm bắt rõ khách hàng vì phải làm việc với nhiều loại khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp…); công tác đào tạo còn thiếu chiến lược và chưa gắn liền với việc bố trí, sắp xếp cán bộ và; chưa có cơ chế thực sự khuyến khích người lao động tích cực làm việc. 2.6. Quản lý rủi ro tín dụng: hiện còn thiếu quy trình, quy chế cụ thể. Ngay cả việc phân loại khách hàng, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, nhất là các khoản vay trung và dài hạn, việc quản lý thông tin về khách hàng một cách thống nhất cũng chưa được thực hiện. Các rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro hoạt động kinh doanh và rủi ro thanh khoản cũng chưa được đo lường kịp thời, chính xác.

2.7. Cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng: NHNT chưa cung cấp được cho khách hàng nhiều sản phẩm mới. Các nghiệp vụ tại NHNT chủ yếu là những nghiệp vụ truyền thống. Các công cụ huy động vốn chưa đa dạng nên chưa đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng. Các hình thức sử dụng vốn cũng hạn hẹp, chủ yếu tập trung vào hai hình thức chính là cho bay trong nước và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Trong hoạt động tín dụng, khách hàng phần lớn

chỉ gồm các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn.

2.8. Nền tảng công nghệ: được coi là hiện đại so với các NH trong nước nhưng còn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. NHNT còn thiếu vốn đầu tư cho công nghệ. Trong điều kiện các ngân hàng thương mại khác đang chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, nếu NHNT không tập trung phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này thì thế mạnh về công nghệ của NHNT so với các NHTMQD khác sẽ mất dần và có thể xuất hiện nguy cơ tụt hậu.

2.9. Môi trường đầu tư khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh: Mặc dù mức sinh lời của NHNT cao trong hệ thống NHTM nhưng khó khăn trong môi trường kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh cũng như những hạn chế về quy phạm pháp quy trong quản trị điều hành là một tình trạng phổ biến tạo nên mưc sinh lời thấp trong hệ thống NHTM nói chung và trong NHNT nói riêng. Với một môi trường kinh doanh và pháp lý như hiện nay thì NHNT khó có thể theo đuổi được các mục tiêu cơ sở trong hoạt động ngân hàng (đánh giá thông tin về khách hàng và cơ hội đầu tư, đánh giá rủi ro thông qua việc thẩm định tín dụng, giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hoá tài sản nợ, quản trị tính thanh khoản thông qua thu hồi các khoản vay đang trong hạn và thay đổi liên tục cấu trúc tài sản nợ). Bên cạnh đó, các nguyên tắc kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng còn bộc lộ nhiều yếu kém. Các tiêu thức phân loại khoản vay của NHNN cũng chưa hợp lý, hầu hết vẫn dựa trên thời gian phát sinh quá hạn mà chưa phân loại trên cơ sở rủi ro của các khoản vốn vay. Việc ban hành Nghị định 178 về cho

vay không bảo đảm trong thực tế lại gây khó khăn cho các NHTM nói chung và NHNT nói riêng trong việc ra quyết định cho vay do không biết dựa vào tiêu thức nào để đưa ra quyết định cho vay trong một môi trường luật pháp chặt chẽ mà các cơ quan bảo vệ pháp luật thường có hướng hình sự hoá các quan hệ kinh tế trong hoạt động ngân hàng, tạo thêm thách thức về pháp luật cho môi trường đầu tư tín dụng ngân hàng.

2.10. Sức ép cạnh tranh ngày càng tăng và đòi hỏi có những thay đổi để thích ứng: Như đã phân tích ở Chương 2, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không những của các ngân hàng TMQD mà còn từ các ngân hàng ngoài quốc doanh, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính phi ngân hàng đang là một thách thức đối với Ngân hàng Ngoại thương.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w