TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÓI CHUNG VÀ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN NÓI RIÊNG CỦA VIETCOMBANK

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 33 - 38)

DỤNG TRUNG - DÀI HẠN NÓI RIÊNG CỦA VIETCOMBANK

1. Tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương với đặc điểm là một ngân hàng hỗ trợ xuất-nhập khẩu có một nguồn vốn ngoại tệ rất lớn và là chỗ dựa chủ yếu cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngoại tệ. Hoạt động tín dụng của ngân hàng vì thế mà có những kết quả chịu tác động rất lớn của kinh tế thế giới và khu vực.

Trong năm 2002, thị trường tài chính tiền tệ Việt nam đã có những diễn biến phức tạp cả hai chiều thuận và nghịch. Trong khi lãi suất trên thị trường quốc tế giảm (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – FED đã phải cắt giảm lãi suất tới mức thấp kỷ lục trong vòng 6 năm gần đây) thì lãi suất trong nước lại có xu hướng tăng. Tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế tăng tới 27%, nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển sản xuất kinh doanh vẫn rất lớn đã tạo ra căng thẳng cung cầu vốn và sức ép về lãi suất đối với cả người cho vay và đi vay. Tình hình trên tác động rất lớn tới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động

tín dụng trung-dài hạn. Năm 2002, tổng tích sản của Vietcombank đạt gần 82 nghìn tỉ đồng, cơ cấu vốn đã có chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn VND tăng 5% so với năm 2001 và chiếm tỉ trọng 32% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn trung và dài hạn được cải thiện đã tạo đà cho tín dụng bứt phá. Tổng dư nợ tín dụng tăng hơn 78% đạt 29,3 nghìn tỉ đồng, thị phần của ngân hàng trong lĩnh vực này đã tăng đáng kể. Theo báo cáo tổng kết ngày 31/12/2002 của ngân hàng Ngoại thương, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỉ trọng nguồn vốn trung-dài hạn, trong năm 2002 Vietcombank đã phát hành thành công nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư trung-dài hạn đang tăng cao. Tính đến 31/12/2002, nguồn vốn trung & dài hạn (12 tháng trở lên) của Vietcombank đạt 10.0993 tỉ quy đồng,tăng 14.8% và tỉ trọng vốn trung & dài hạn trong tổng vốn huy động trực tiếp từ nền kinh tế đã tăng lên 28.6%.

Tổng số cho vay năm 2002 đạt 71.116 tỷ VND, tăng hơn 60% và tổng doanh số thu nợ đạt 60.338 tỷ VND, tăng 39% so với năm 2001. Tổng dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2002 trong toàn ngân hàng đạt

27.404 tỷ VND, tăng 64.8% so với cùng kỳ năm 2001, trong đó dư nợcho vay hiện nhành đạt 26.610 tỷ VND, tăng tới 81.4% so với cùng kỳ cho vay hiện nhành đạt 26.610 tỷ VND, tăng tới 81.4% so với cùng kỳ năm 2001. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất kể từ năm 1992 trở lại đây. Nhóm doanh nghiệp quốc doanh tiếp tục giữ tỉ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay (71%; năm 2001 là 77%).

Năm 2001, NHNT triển khai các chương trình tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho vay tiêu dùng, tín dụng trả góp, thẻ tín dụng… và sau 2 năm thực hiện tích cực đã đạt được thành tích đáng khích lệ. Nếu như trước đây, NHNT được biết đến như một ngân hàng chuyên doanh hoạt động trọng lĩnh vực hỗ trợ xuất nhập khẩu và thường chỉ quan hệ với các DNNN lớn,

thì nay với chiến lược chuyển dịch cơ cấu, VCB đã nổi lên như một ngân hàng đa năng, cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho cả khối khách hàng thể nhân cũng như pháp nhân, vừa cho vay bán buôn đồng thời mở rộng bán lẻ, cùng với việc tăng cường hợp tác với các Tổng Cty và DNNN, VCB vừa đẩy mạnh quan hệ với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu là công ty TNHH, Cổ phần và DNTN). Nhờ định hướng đúng đắn, trong năm 2002 dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 85% so với cuối năm 2001 (đạt 4.267 tỉ VND, tăng so với cuối 2001 gần 1.967 tỉ VND), trong đó cho vay DNVVN ngoài quốc doanh tăng 141%, cao hơn nhiều tốc độ tăng dư nợ chung. Chất lượng tín dụng cho đối tượng này sau 2 năm triển khai được đánh giá là rất cao. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cho khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư NN (vốn là sân sau của các NHNN) tăng tới 125%.

Thể nhân, một nhóm đối tượng giàu tiềm năng cũng đã được NHNT quan tâm. Với mục tiêu hướng đến khách hàng (customer- oriented) cùng với hàng loạt tiện ích phục vụ cho khối khách hàng thể nhân, NHNT đã triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng, cho vay tín chấp cán bộ CNV, tín dụng thông qua thẻ thanh toán và đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ (+110%) trong năm 2002, tạo nền tảng bước đầu quan trọng để đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng đến người dân trong những năm tiếp theo.

Nắm bắt lợi thế có nguồn vốn ngoại tệ lớn (hiện chiếm 66% tổng nguồn), 2 năm gần đây VCB đã nâng cao hệ số sử dụng vốn ngoại tệ thông qua đầu tư cho các dự án lớn của Chính phủ. Với thế mạnh về vốn và với kỹ năng quản lý tài chính, quản lý dự án, NHNT đã tập trung vào lĩnh vực tài trợ dự án, quan tâm đến những dự án trọng điểm quốc gia và là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt nam thu xếp vốn đồng tài trợ cho các dự án trị giá hàng trăm triệu USD.

Cho thuê tài chính với những lợi thế vốn có của mình đang là một kênh đầu tư quan trọng đặc biệt của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến nay công ty tài chính Vietcombank đã phát triển được mạng lưới khách hàng rộng khắp từ Lào Cai, Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An đến Đà Nẵng, TP HCM. Dư nợ cho thuê tài chính liên tục đạt kết quả khả quan với việc ký kết được các hợp đồng giá trị lớn (với Tổng công ty Gốm sứ xây dựng 20 tỷ đồng…). Số lượng khách hàng là công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân chiếm trên 70% tổng dư nợ của công ty.

Năm 2002 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 16.054 tỷ, tăng 58% so với 2001, chiếm 60% tổng dư nợ cho vay. (Năm 2001 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 10.235 tỷ đồng, giảm 4,0% và chiếm tỷ trọng 70% trong dư nợ tín dụng thông thường.) Các mặt hàng cho vay nhập khẩu chủ yếu gồm phân bón, sắt thép, bông vải sợi và xăng dầu. Dư nợ ngắn hạn chủ yếu là tín dụng ngắn hạn VND (chiếm trên 70%). Dư nợ VND tăng ổn định trong trong khi số dư cho vay ngoại tệ tăng giảm thất thường. Một số doanh nghiệp có doanh số vay, doanh số trả nợ lớn là Petrolimex, Vinafood, Vinatea....

2.

Tình hình tín dụng trung-dài hạn của Vietcombank: Năm 2002 Vietcombank đạt mức cho vay trung-dài hạn là 10.556 tỷ VND, tăng 132% so với 2001 và chiếm tỷ trọng 40% (năm 2001 chiếm tỉ trọng 31% và 2000 chiếm 20,3%) tổng dư nợ, trong đó số lượng các khoản vay có thời hạn trên 10 năm chiếm 25% (khoảng 2.600 tỉ). Nhiều dự án lớn đã được kí kết như Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn sơn 180 triệu USD; Dự án Điện đuôi hơi Phú mỹ 2.1 trị giá 100 triệu USD. Trong năm 2001 và 2002, NHNT tiếp tục làm đầu mối thu xếp vốn cho dự án Đạm Phú Mỹ 230 triệu USD, Nhà máy Lọc dầu Dung quất 250

triệu USD, Nhà máy Điện Cà mau 270 triệu USD, Nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ 51 triệu USD… cùng nhiều dự án khác đang trong giai đoạn thu xếp, thẩm định. Gần đây, NHNT đã ký hợp đồng cho Bộ Tài chính vay 275 triệu USD dự kiến sẽ được giải ngân trong thời gian ngắn. Dự báo xu hướng cho vay trung dài hạn tiếp tục gia tăng trong các năm tới. Điều này cho thấy NHNT đang khẳng định vị trí của một NHTM Nhà nước hàng đầu Việt nam trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng trung dài hạn, Vietcombank còn gặp một số khó khăn. Tốc độ tăng trưởng dự nợ tín dụng trung dài hạn có xu hướng tăng cao trong cả hệ thống Vietcombank, trong khi đó, do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhìn chung lực lượng cán bộ tín dụng (nhất là tại các chi nhánh nhỏ) chưa đủ năng lực thẩm định các dự án, đặc biệt đối với các dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Một hạn chế khác của ngân hàng cần được khắc phục là số lượng khách hàng có dư nợ thường xuyên chưa nhiều và chưa đa dạng (mới thuộc một số ít lĩnh vực như dầu khí, viễn thông, gạo...) và thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là chủ yếu (71%). Ta có thể nói, độ phân tán rủi ro tín dụng của NHNT chưa cao, khả năng gặp rủi ro của ngân hàng đang ở tình trạng tiềm ẩn.

Trước sự phát triển nhanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh khác, Ngân hàng phải có một cái nhìn tổng quan về vị thế cạnh tranh của mình trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn hiện nay nhằm có thể đưa ra những phương hướng phát triển mới và toàn diện hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w