Giải quyết nợ xấu

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 43 - 46)

III. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1.4.Giải quyết nợ xấu

1. CÁC CHỈ TIÊU SO SÁNH

1.4.Giải quyết nợ xấu

Khả năng giải quyết nợ xấu được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay dài hạn. Nó chứng tỏ khả năng phân tích rủi ro của ngân hàng và thể hiện chất lượng tín dụng cũng như trình độ lành mạnh hoá cơ cấu nợ của ngân hàng. Trong các năm qua, ta nhận thấy việc xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng Ngoại thương đã có những tiến bộ đáng kể, nhất là kể từ khi ngân hàng thực hiện “Đề án Tái Cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương đến năm 2005”. NHNT nhận thức rõ việc xử lý nợ tồn đọng là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu trong chương trình cải cách hoạt động của ngân hàng. Nợ tồn đọng lớn khiến cho vốn của ngân hàng bị “đóng băng”, không thu hồi được để tiếp tục quay vòng kinh doanh đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh lời, làm suy giảm

năng lực tài chính và sức cạnh tranh của Ngân hàng. Tính đến 31/12/2000, tổng dư nợ tồn đọng theo Quyết định số 149/2001/QD- TTg của Thủ tướng Chính phủ tại NHNT đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt là 4.562 tỉ VND, chiếm tỉ lệ 23% so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, bao gồm: nợ tín dụng tồn đọng 3.662 tỉ đồng và nợ của ngân sách NN 899 tỉ đồng.

Tháng 12/2001 Bộ Tài chính đã chuyển trả cho NHNT 37% ngân sách nợ tồn đọng (336 tỉ) và số còn lại, Chính phủ đã đồng ý cho sử dụng nguồn vốn Nhà nước đã cho NHNT vay tái cấp vốn để xẻ lý nốt. Số nợ tín dụng tồn đọng (có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm) được NHNT xử lý giảm trên bảng tổng kết tài sản được khoảng 2.675 tỉ đồng (trong đó xử lý bằng dự phòng rủi ro: 2.255 tỉ quy VND, bằng 62% tổng dư nợ tồn đọng; thu nợ trực tiếp từ khách hàng, từ hoạt động bán và khai thác tài sản bảo đảm: 420 tỉ, bằng 12%; 696 tỉ đồng (19%) là những khoản nợ không có tài sản bảo đảm và con nợ không còn tồn tại đã được Đoàn Liên bộ thẩm định trình Chính phủ phê duyệt cho tái cấp vốn).

Như vậy, tính từ thời điểm tháng 12/2001 khi NHNT xây dựng Đề án xử lý nợ tồn đọng đến nay, về cơ bản Ngân hàng đã thực hiện xử lý được 4.215 tỉ đồng nợ tồn đọng, bằng 93% tổng số nợ tồn đọng. Số trên 300 tỉ còn lại ngân hàng sẽ tiếp tục xử lý trong năm 2003 (đến thời điểm tháng 3/2003, NHNT đã thực hiện trích lập tiếp được đủ số dự phòng rủi ro để có thể xử lý hết số nợ tồn đọng còn lại trên)

Nói tóm lại, Ngân hàng đã có những cố gắng trong việc giải quyết nợ xấu và cho kết quả cao, góp phần nâng cao uy tín của Ngân hàng trong hoạt động cho vay dài hạn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa sử dụng vốn trung dài hạn và huy động vốn trung dài hạn của Ngân hàng đang ngày càng lớn. Ta có thể nhận thấy trong bảng 5 dưới đây:

Bảng 4 : Tình hình huy động và sử dụng vốn trung dài hạn của NHNT 2001 2002 So sánh +/- +/-% 1. Vốn huy động 12 tháng quy VND 15 495 17 776 2 281 15 Trong đó: vốn > 10 năm a. USD 908 961 53 6 b. VND 1 809 3 024 1 215 67 2. Tín dụng trung và dài hạn (>12 tháng) 4 634 10 409 5 775 125 Trong đó: >10 năm 1 400 3 309 1 909 136 a. USD 137 339 202 147 b. VND 2 571 5 195 2 624 102

Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Vietcombank - 2002

Một trong những nét đáng chú ý là vốn huy động trung, dài hạn đạt mức 17,776 tỉ quy đồng, tăng 2,281 tỉ (+15%), trong khi đó sử dụng vốn trung dài hạn đạt mức 10,409 tỉ đồng, tăng với tốc độ lớn 5,775 tỉ quy đồng (+125%), cao hơn 8 lần so với tốc độ tăng huy động vốn trung dài hạn. Như vậ, nếu nếu xét trên giác độ tổng thể và theo quy định mang tính lý thuyết của NHNN thì chênh lệch giữa phần vốn huy động và sử dụng trung dài hạn vẫn còn khoảng cách dương (còn được phép chuyển đổi 25% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn), song thực tế với cơ cấu từng kỳ hạn cụ thể của vốn huy động và sử dụng trung dài hạn thì có thể thấy khe hở kỳ hạn là rất lớn. Vốn huy động kỳ hạn ở đây vẫn chủ yếu là vốn 12 tháng, chỉ có 166 triệu USD (trong đó có 42 triệu USD là trái phiếu 5 năm) và 0,5 tỉ VND có kỳ hạn trên 12 tháng, không có khoản vốn huy động nào có kỳ hạn trên 5 năm. Trong khi đó số dư nợ cho vay khách hàng có kỳ hạn 10 năm hiện đang ở mức 3000 tỉ (chiếm khoảng 30% sử dụng vốn trung dài hạn) và tốc độ tăng trưởng sử dụng vốn trung dài hạn vẫn tăng hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung dài hạn. Do vậy, việc tăng cường huy động vốn trung dài hạn đang là sức ép đối với NHNT trong những năm

tới. Ta có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa huy động vốn và sử dụng vốn của NHNT lớn hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại quốc doanh và toàn ngành ngân hàng tại Bảng 5 dưới đây:

Bảng 5: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng so với 2001

Tăng trưởng HĐV quy đồng so với 2001(%)

Tăng trưởng tín dụng quy đồng so với 2001 (%)

30/6/02 31/10/02 31/11/02 31/12/02 30/6/26 31/10/02 31/11/02 31/12/02

Toàn ngành 8.1 19 19.5 22 14.3 21 23 27

4 NHTMQD 18.8 27.9

Vietcombank 3.4 7.3 9 3.9 31.8 61.8 66 78.2

Ta có thể thấy tình hình huy động vốn của NHNT trong năm qua gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong huy động nguồn ngoại tệ (lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng vốn âm (-6%). Lý do chủ yếu là vì trong năm 2001 FED bắt đầu giảm lãi suất và khó khăn hơn khi lãi xuất giảm xuống mức 1.25%. Lần đầu tiên lãi suất huy động tiết kiệm trong nước cao hơn lãi suất tiền gửi tại nước ngoài. Với NHNT, với số vốn ngoại tệ chiếm tỉ trọng lớn thì chắc chắn phải chịu tác động lớn hơn so với các NH khác. Ngoài ra, NH còn phải chịu sức ép về huy động vốn trung dài hạn cả VND lẫn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu đầu tư tiếp tục tăng. Vậy Ngân hàng đã sử dụng các công cụ cạnh tranh của mình như thế nào? Các nhân tố đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng ra sao?

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 43 - 46)