Bộ máy lãnh đạo, khả năng quản trị điều hành

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 50 - 52)

III. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.3.Bộ máy lãnh đạo, khả năng quản trị điều hành

5 số liêu của Vietcombank tại thời điểm tháng 4/

2.3.Bộ máy lãnh đạo, khả năng quản trị điều hành

Có thể nói sau một loạt những rắc rối trước đây, bộ máy lãnh đạo của ngân hàng đã được đổi mới với những khác biệt lớn. Đội ngũ lãnh đạo trẻ, năng động và sáng tạo đã có những quyết định sáng suốt cho định hướng phát triển của ngân hàng trong 2 năm qua. Không quá non nớt để thiếu kinh nghiệm nhưng lại đủ nhanh nhẹn để có phản ứng linh hoạt trước những những biến động của thị trường, các cán bộ mới này chú trọng phát triển nhân tài của ngân hàng bằng một loạt những thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức và nhân sự đem lại cho Ngân hàng

Ngoại thương một bộ mặt mới, năng động hơn và hiệu quả hơn. Quan hệ giữa lãnh đạo và cán bộ công nhân viên được cải thiện, hoà đồng hơn và có tính khích lệ cao hơn. Khả năng giao tiếp của lãnh đạo với các TCty lớn đem lại nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hút khách hàng. Thêm vào đó, các ngân hàng không phải chỉ dựa vào nội lực của mình để giành được các dự án của nhà nước mà một phần không thể bỏ qua là tài ngoại giao của các nhầ lãnh đạo ngân hàng. Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng với những quyết sách đúng đắn của mình, bộ máy lãnh đạo của ngân hàng Ngoại thương có thể trở thành một công cụ đắc lực trong quá trình cạnh tranh của ngân hàng.

2.4. Khả năng phân tích rủi ro

Công tác thẩm định dự án đầu tư rất cần khả năng phân tích rủi ro của cán bộ tín dụng, từ đó mới có thể quyết định dự án này hay dự án kia có được chấp nhận tài trợ hay không. Hoạt động này cơ bản bao gồm đánh giá thị trường trong và ngoài nước mà sản phẩm của dự án sẽ tham gia, dự báo được xu hướng phát triển và khả năng tồn tại của sản phẩm, đồng thời phân tích tài chính dự án có khả năng đảm bảo khoản cho vay này của ngân hàng là an toàn hay không. Phân tích rủi ro cho phép ngân hàng chủ động nắm bắt tình hình và ra quyết định phù hợp. Thực tế ở Ngân hàng Ngoại thương, công tác phân tích rủi ro đồng nghĩa với việc thẩm định tài chính dự án vì chưa có một phòng ban nào chuyên về phân tích rủi ro mà sẽ do cán bộ tín dụng đảm nhận. Hệ thống thông tin của ngân hàng chưa cho phép các cán bộ này thu thập được đầy đủ thông tin về thị trường và sản phẩm, trung tâm thông tin của ngân hàng Nhà nước (CIC) lại quá nghèo nàn, thông tin dựa trên báo chí lại không chính xác vì thế họ chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm bản thân và các quan hệ riêng để có thể thẩm định dự án. Vì vậy mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng dài hạn ở Ngân hàng Ngoại thương theo tiêu chuẩn quốc tế còn ở mức cao làm ảnh hưởng đến mức xếp

hạng của Ngân hàng, tất yếu gây bất lợi khi các ngân hàng nước ngoài, các khách hàng nước ngoài lựa chọn đầu tư. Do đó công cụ cạnh tranh này chưa thể phát huy tác dụng giúp cho ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh tốt. Kết luận này chứng tỏ ngân hàng cần có những tác động cụ thể để có thể tận dụng được khả năng này nhằm khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh ngày nay.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN” pptx (Trang 50 - 52)