+ HS làm bài tập trắc nghiệm.
+ Giáo viên kết luận toàn bài và dặn dò HS.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, dạy GDCD có hiệu quả nhất tức là đảm bảo tiến độ, thực hiện đợc mục tiêu, học sinh hứng thú học, các em không kêu ca phàn nàn là học môn này tẻ nhạt, chán ngắt...thì giáo viên phải có phơng pháp tốt. Sử dụng linh hoạt các dạng thuyết trình thu hút sự chú ý của học sinh kết hợp với phơng pháp vấn đáp và phơng pháp đặt và giải quyết vấn đề. ở mỗi mục khi HS nắm đợc kiến thức giáo viên phải yêu cầu học sinh liên hệ với thực tế cụ thể hơn,
tốt nhất là liên hệ với thực tế ở địa phơng nơi các em sinh sống, học tập. Giáo viên phải có kiến thức thực tế phong phú, khi giảng dạy phải thực tế hoá kiến thức, phải lấy nhiều ví dụ minh hoạ cho bài giảng.
3.2. Điều kiện vận dụng
Để vận dụng các phơng pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong dạy học môn GDCD cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình dạy học. ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra những điều kiện thật cần thiết đối với giáo viên, HS , chơng trình và SGK, thiết bị dạy học và khâu đánh giá kết quả học tập.
3.2.1. Đối với giáo viên
- Để vận dụng tốt PPDH nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong dạy học môn GDCD, điều kiện không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với giáo viên đó là việc chuẩn bị giáo án. Nếu giáo án đợc chuẩn bị kỹ càng, đợc đầu t nhiều công sức thì sẽ quyết định phần lớn đến hiệu quả của giờ dạy. Nếu giáo án chuẩn bị sơ sài, qua loa thì khi lên lớp, giáo viên sẽ khó hấp dẫn HS bằng chính tri thức của bài giảng đợc. Điều này lí giải vì sao trớc đây HS không thích học môn GDCD vì cho rằng giáo viên dạy không hấp dẫn.
- Muốn vận dụng đợc các phơng pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS vào bài giảng GDCD thì giáo viên soạn giáo án phải thể hiện rõ ràng từng nội dung đơn vị kiến thức của bài học và tơng ứng với nó là từng hoạt động của giáo viên và hoạt động của HS. Đối với từng nội dung đơn vị kiến thức, giáo viên phải xác định rõ đợc mình cần phải tổ chức nh thế nào, dùng phơng pháp gì, gợi ý và dẫn dắt ra sao để HS tự giác, tích cực và hứng thú trong việc tự tìm ra, tự phát hiện nội dung đơn vị kiến thức đó. Giáo viên phải lờng trớc hết các khả năng có thể xẩy ra đối với nhận thức của HS để có các phơng án tốt nhất.
- Giáo viên chuẩn bị giáo án để vận dụng các PPDH nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS cần làm đợc những nội dung sau:
Giáo viên cần xác định thật rõ ràng ở tiết dạy này mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ là gì. ở mục này giáo viên không đợc nêu chung chung, mơ hồ, không cụ thể. Nói cách khác, phần này phải trả lời rõ cho câu hỏi: “ học cái gì?”. Đó chính là những yêu cầu cụ thể phải đạt đợc về kiến thức, về kỹ năng và về thái độ.
Sau khi xác định đợc rõ ràng cụ thể: “ học cái gì”, giáo viên sẽ phải suy nghĩ để trả lời cho câu hỏi tiếp theo: “ học nh thế nào ”?. Để trả lời cho câu hỏi này, giáo viên sẽ phải lựa chọn các PPDH thích hợp. Giáo viên phải căn cứ vào nội dung kiến thức để lựa chọn PPDH nào là tích cực nhất, phù hợp nhất đối với HS. “học cái gì” và “ học nh thế nào” sẽ đợc thể hiện rõ ở phần hoạt động dạy và học.
2. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên phải thực hiện đợc tất cả các mục tiêu mà bài học đã đề ra. Đối với từng mục tiêu, từng nội dung đơn vị kiến thức, giáo viên phải xác định rõ những hoạt động của mình và của học sinh. Thông thờng một tiết giảng thờng có cấu trúc: “Giới thiệu bài - nội dung - củng cố” Ba phần này đợc thực hiện thông qua 4 hoạt động theo thứ tự: Hoạt động 1 “ giới thiệu bài”; hoạt động 2 “ Tìm hiểu nội dung bài học”; hoạt động 3 “ hớng dẫn SH làm bài tập”; hoạt động 4 “ củng cố kiến thức bài học”. Mỗi hoạt động giáo viên phải xác định rõ mục tiêu, cách tiến hành. Tức là giáo viên thiết kế những việc làm cụ thể của cả giáo viên lẫn HS trong từng hoạt động. Ví dụ dạy bài 12 lớp 10 tiết 1, tìm hiểu khái niệm “tình yêu” ở đơn vị kiến thức 1 “ thế nào là tình yêu”. Giáo viên phải xác định đợc mục tiêu là HS hiểu đợc tình yêu là gì và biểu hiện nh thế nào. Cách tiến hành là thảo luận nhóm, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, đa câu hỏi cho các nhóm, HS thảo luận liệt kê ý kiến lên giấy khổ to sau đó giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày nội dung của nhóm, các nhóm bổ sung ý kiến cho nhau, sau cùng là giáo viên bổ sung, kết luận thế nào là tình yêu và những biểu hiện của nó.
- Phần giới thiệu bài:
chiếu một sơ đồ, có thể kể một câu truyện, có thể hát bài hát, hoặc su tầm các câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học, có thể tạo ra một nghịch lí, có thể tạo ra một tình huống có vấn đề.
Chẳng hạn nh ở bài 12 (tiết1) lớp 10. Giáo viên yêu cầu HS đọc bài thơ “ h- ơng thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Còn ở (Tiết 2) thì giáo viên ghi lên bảng phụ các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình.
+ Giáo viên phải kết nối đợc tri thức bài cũ với bài mới.
+ Giáo viên tạo động lực học tập cho HS bằng cách: nêu ra ý nghĩa, giá trị vấn đề sẽ nghiên cứu.
- Phần nội dung: Giáo viên nên phân tích tri thức của bài giảng thành ba loại: - Tri thức phải biết.
- Tri thức nên biết. - Tri thức có thể biết.
Đối với tri thức phải biết, chính là những nội dung kiến thức cơ bản, quan trọng (đã xác định ở phần mục tiêu bài học). Đối với những tri thức này, giáo viên cần tập trung nhiều thời gian, công sức để bằng mọi cách giúp HS tự lực, tự giác, tích cực tìm ra các nội dung kiến thức này. Giáo viên phải vận dụng các PPDH nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS để giúp HS. Giáo viên phải xác định rõ phơng pháp mình sẽ lựa chọn và xác định cách thức tiến hành nh thế nào cho từng hoạt động của giáo viên và từng hoạt động của HS.
Đối với tri thức nên biết, đây là tri thức mà HS cần nên biết để khắc sâu hơn, làm phong phú hơn và củng cố tốt hơn cho tri thức phải biết.
Đối với tri thức có thể biết là những kiến thức mà nó hỗ trợ thêm, mở rộng thêm cho HS khi tiếp thu tri thức phải biết.
Ví dụ: bài 12 (tiết1) lớp 10, mục “c”.
+ Tri thức phải biết: Không nên yêu quá sớm.
+ Tri thức cần biết: Yêu ở độ tuổi nào là quá sớm? HS cấp 3 yêu là sớm hay muộn? Tại sao HS cấp 3 lại không nên yêu?
+ Tri thức có thể biết: Tình trạng của những ngời yêu sớm mà các em biết nh thế nào? Nếu có tình cảm đặc biệt với bạn khác giới thì phải xử lí ra sao?
Khi trả lời đợc các câu hỏi này HS biết đợc các em không nên yêu đơng ở lứa tuổi này vì còn nhiều việc cần phải làm và bắt đầu có lí trí, làm chủ đợc tình cảm của mình.