Định hớng vận dụng

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học GDCD ở trường THPT( qua khảo sát tại trường THPT nam đàn 1 nam đàn nghệ an) (Trang 26 - 28)

- Vận dụng các phơng pháp thể hiện rõ ý tởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

Dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, dựa trên nguyên tắc “phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của HS”. Thực chất đó là quá trình tổ chức, hớng dẫn HS tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và đợc tự do, đợc tạo khả năng và điều kiện để chủ động trong học tập của HS. ở đây, muốn nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của ngời học, của hoạt động học và đồng thời chỉ rõ vai trò quan trọng của thầy trong toàn bộ quá trình dạy học.

Có bốn yêu cầu trong quá trình dạy học:

+ Xác lập vị trí chủ thể của ngời học, đảm bảo tính tự giác, tích cực, sáng tạo của hoạt động học tập.

+ Dạy học phải dựa trên sự nghiên cứu tác động của những quan niệm và kiến thức sẵn có của ngời học, nhằm khai thác những mặt thuận lợi, hạn chế mặt khó khăn,

nghiên cứu những chớng ngại hoặc sai lầm có thể có của những kiến thức đó trong quá trình học tập của HS.

+ Dạy học không chỉ nhằm mục đích là kiến thức và kỹ năng bộ môn, mà quan trọng hơn cả là dạy việc học, dạy cách học cho HS.

+ Quá trình dạy học phải bao hàm cả việc dạy cách tự học thông qua việc để HS tự hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và của xã hội. Có thể nói, tính tích cực hoá hoạt động học tập là quá trình làm cho ngời học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ.

- Vận dụng các phơng pháp có thể thực hiện tốt nội dung chơng trình SGK và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trờng phổ thông

Quá trình dạy học sẽ rơi vào chủ nghĩa duy ý chí nếu chúng ta đề ra các mục tiêu, chủ trơng mà không tính tới các điều kiện, các giải pháp, tính khả thi trong thực tiễn. Tính khả thi là một yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng với điều kiện thực tiễn và yêu cầu phát triển PPDH. Tâm lý chung của các giáo viên và cán bộ chỉ đạo là chấp nhận các phơng án dễ thực hiện, nhanh chóng phổ biến mà không chú ý đến hiệu quả của nó. Nh vậy, trong nghiên cứu đổi mới và phát triển PPDH cần vận dụng những ph- ơng pháp khả thi nh phơng pháp vấn đáp, phơng pháp đặt và giải quyết vấn đề, phơng pháp thảo luận và một số kiểu thuyết trình thu hút sự chú ý của học sinh.

- Vận dụng các phơng pháp phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, tức là đảm bảo tính vừa sức trong dạy học .

Việc dạy học một mặt yêu cầu vừa sức để HS có thể chiếm lĩnh đợc tri thức, rèn luyện đợc kỹ năng, kỹ xảo, nhng mặt khác lại đòi hỏi không ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát triển của HS, vừa sức không phải là quá khó nhng cũng không phải là quá dễ. “Sức” HS, tức là trình độ, năng lực của họ, không phải là bất biến mà thay đổi trong quá trình học tập, nói chung là theo chiều hớng tăng lên. Vì vậy, sự vừa sức ở những thời điểm khác nhau có nghĩa là sự không ngừng nâng cao yêu cầu. Nh thế, không ngừng nâng cao yêu cầu chính là đảm bảo tính vừa sức trong điều kiện trình độ, năng lực của HS ngày một nâng cao trong quá trình học tập.

- Trong quá trình vận dụng các phơng pháp đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy với vai trò tự giác, tích cực, độc lập của HS.

Trong dạy học, cần thiết phải đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tập của trò. Thầy trò cùng hoạt động nhng những hoạt động này có chức năng rất khác nhau. Hoạt động của thầy là thiết kế, điều khiển. Hoạt động của trò là hoạt động học tập tự giác và tích cực. Vì vậy, đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tập của trò chính là thực hiện sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy với vai trò tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của trò.

Con ngời phát triển trong hoạt động. Học tập diễn ra trong hoạt động. Nói riêng trí thức t duy, kỹ năng, kỹ xảo, chỉ có thể đợc hình thành và phát triển trong hoạt động. Vì vậy, sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động của trò có thể đợc thực hiện bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động, thực hiện dạy học GDCD trong hoạt động và bằng hoạt động. Tinh thần cơ bản của cách làm này là thầy thiết kế và điều khiển sao cho trò thực hiện và luyện tập những hoạt động tơng thích với nội dung và mục đích dạy học trong điều kiện chủ thể đợc gợi động cơ, có hớng đích, có ý thức về phơng pháp tiến hành và có trải nghiệm thành công. Điều đó cũng có tác dụng thực hiện sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo với tính mềm dẻo của t duy.

1.4.2. Các phơng pháp dạy học cụ thể cần vận dụng nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn GDCD ở bậc THPT

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học GDCD ở trường THPT( qua khảo sát tại trường THPT nam đàn 1 nam đàn nghệ an) (Trang 26 - 28)