Phân tích điểm mạnh, điểm yếu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm găng tay cao su tại thị trường nội địa của công ty TNHH SX TM DV nam cường trong tương lai (Trang 69 - 71)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

3.1.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu

Trong các kỹ thuật phân tích chiến lược kinh doanh một trong những mô hình hay sử dụng là mô hình ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (viết tắt là SWOT). Phương pháp này giúp công ty có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu môi trường bên trong và môi trường bên ngoài công ty để đề ra các chiến lược một cách khoa học.

3.1.3.1 Điểm mạnh:

Với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty Nam Cường, có thể xác định được những điểm mạnh của công ty như sau:

- Về tìm lực tài chính: công ty có một nguồn thu ngoại tệ ổn định nhờ hoạt động xuất khẩu sản phẩm găng tay cao su đi các thị trường nước ngoài liên tục và đều đặn. Với tỷ giá ngoại tệ ở mức cao như hiện nay thì đây là một lợi thế giúp công

Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH SX TM DV Nam Cường trong tương lai

ty có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, dễ dàng hơn trong việc thực hiện các chiến lược đã được đề ra mà không gặp khó khăn trong vấn đề tài chính. - Về uy tín của công ty trên thị trường: tất cả các sản phẩm găng tay cao su hiện nay của công ty đều được bày bán ở tất cả các hệ thống siêu thị trong cả nước và được xuất khẩu đi nước ngoài, nên đã tạo được một sự tin tưởng rất lớn trong lòng người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm găng tay cao su thì luôn ổn định, không có những khiếu nại nghiêm trọng nào của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 và được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.

- Về sản phẩm: hầu hết các sản phẩm thuộc nhóm găng tay công nghiệp của công ty vẫn là độc quyền trên thị trường như: găng tay chuyên dùng chống hoá chất loãng (mã hàng CN11), găng sử dụng trong kho lạnh (mã hàng CN03, CN04),…nhu cầu sử dụng các loại găng này của người tiêu dùng ngày càng cao, sản lượng tiêu thụ tăng đều qua các quý.

- Về nguồn nhân lực: ban lãnh đạo công ty là những người có những kinh nghiệm dày dặn, có hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất găng tay cao su trong nước. Đồng thời lực lượng lao động phổ thông hiện nay của công ty còn rất trẻ nên rất

năng động và nhạy bén trong quá trình làm việc.

- Về các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào: công ty có một nhà máy chế biến mủ latex (nguyên liệu chính sản xuất găng tay cao su) đặt tại Bình Phước, tại đây có rất nhiều rừng cao su nên quá trình thu mua mủ sẽ được thực hiện với giá thấp nhất. Và sẽ chủ động cho công ty nguồn mủ cao su latex ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động liên tục hiện nay của giá mủ cao su hiện nay trên thị trường.

3.1.3.2 Điểm yếu:

Bên cạnh những mặt mạnh đã đạt được công ty vẫn còn tồn tại những điểm yếu kém cần phải sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa:

- Về sản phẩm: đối với nhóm sản phẩm găng tay gia dụng chuyên dùng trong chế biến thuỷ hải sản thì trong quá trình dùng loại găng tay này làm đồ bảo hộ lao động không tạo cảm giác thoải mái nhất cho người sử dụng chúng. Cũng cùng

Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH SX TM DV Nam Cường trong tương lai

loại găng tay này nhưng là găng tay của đối thủ cạnh tranh với công ty là công ty Nam Long thì được người tiêu dùng đánh giá cao hơn.

- Về hàng tồn kho: vẫn còn một vài mặt hàng (mã hàng LC03 – là một chủng loại nhỏ trong loại găng gia dụng mã TC08) sản xuất từ cuối năm 2008 nhưng đến nay (cuối năn 2010) vẫn còn tồn đọng làm cho công ty không thu hồi vồn được, việc chu chuyển nguồn vốn sẽ gặp nhiều khó khăn. Cần phải có hướng giải quyết thoả đáng cho mặt hàng này như: thanh lý hàng hoá, đề ra mức chiết khấu cao cho các đại lý để nay mạnh tiêu thụ chúng.

- Về công tác nghiên cứu thị trường: không có một chiến lược rõ ràng và cụ thể cho công tác nghiên cứu thị trường, chưa xem trọng công tác nghiên cứu thị trường nên công ty không phản ứng kịp khi có những thay đổi biến động trên thị trường.

- Về qui mô sản xuất: tuy qui mô sản xuất ngày càng mở rộng nhưng thời gian gần đây số lượng công nhân sản xuất nghỉ việc ngày càng thường xuyên thêm vào đó là các đơn đặt hàng ngày càng nhiều hơn nên sản lượng găng tay sản xuất ra không đủ để bán. Các mặt hàng găng tay thường xuyên thiếu hụt đã làm cho hoạt động bán hàng gặp nhiều trở ngại. Cần có kế hoạch cụ thể cho công tác tuyển dụng nhân sự cho bộ phận sản xuất, xây dựng những chính sách ưu đãi để thu hút nhiều hơn nguồn

lao động phổ thông.

- Về dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng: chưa xây dựng được một đội ngũ nhân viên chuyên thực hiện các công tác chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi. Điều này không giúp cho khoảng cách giữa khách hàng và công ty gần nhau hơn, về lâu về dài sẽ không giữ được khách hàng, nếu tìm được một nhà cung cấp tốt hơn các khách hàng của công ty sẽ tìm đến những đối thủ đó.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm găng tay cao su tại thị trường nội địa của công ty TNHH SX TM DV nam cường trong tương lai (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)