Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 84 - 85)

II. Phân tích kết quả thực nghiệm 1 Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh.

Kết luận và kiến nghị

I. Kết luận.

1. Phơng pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nh nhau nhng học sinh học tập có hứng thú, có tích cực hay không, giờ học có phát huy đợc trí sáng tạo của trẻ hay không, có để lại những dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm trong sáng, lành mạnh trong tâm hồn các em hay không... phần lớn đều phụ thuộc vào ph- ơng pháp dạy học của ngời giáo viên.

Vì vậy, để dạy học phân môn Vẽ trang trí trong môn Mỹ thuật ở tiểu học có chất lợng cao, ngời giáo viên mỹ thuật phải có những hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật trang trí và phơng pháp dạy học phân môn Vẽ trang trí, quy trình lên lớp một tiết dạy học vẽ trang trí, vận dụng nó vào trong quá trình giảng dạy để chuyển tải những kiến thức của mình đến cho học sinh.

2. Để đáp ứng đợc sự phát triển của xã hội hiện nay, trong quá trình học tập học sinh phải tích cực, chủ động tìm tòi để phát hiện ra tri thức. Hay nói cách khác, dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức.

Vai trò của học sinh là chủ động, phải làm ra các "sản phẩm học tập" bằng chính sự tìm tòi, sáng tạo của bản thân dới sự hớng dẫn, tổ chức của giáo viên. Mà dạy học phân môn Vẽ trang trí là quá trình rèn luyện cho học sinh nếp nghĩ, phơng pháp làm việc khoa học - t duy khoa học, t duy sáng tạo và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Học sinh chỉ đạt đợc điều này khi các em hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập. Chính vì vậy mà ngời giáo viên mỹ thuật phải am hiểu phơng pháp dạy học phân môn Vẽ trang trí và vận dụng nó theo hớng phát huy tính độc lập, tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo tri thức.

3. Tiếp thu những thành tựu về lý luận phơng pháp dạy học, về tâm lý học lứa tuổi và tìm hiểu thực trạng dạy học mỹ thuật và dạy học phân môn Vẽ trang trí, luận văn đã làm sáng tỏ đợc một số vấn đề về dạy - học phân môn Vẽ trang trí ở tiểu học.

4. Kết quả thực nghiệm cho thấy các phơng pháp dạy học đặc thù của phân môn Vẽ trang trí và phơng pháp dạy vẽ trang trí mà chúng tôi đề xuất có tính khả thi: Chất lợng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm đợc nâng lên rõ

rệt, học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo. Kết quả nghiên cứu đã thực hiện đợc nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu, kiểm chứng đợc giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra.

Tuy nhiên, với khoảng thời gian có hạn, chúng tôi cha thể nghiên cứu một cách toàn diện mọi khía cạnh của vấn đề. Chúng tôi mong muốn sẽ nhận đợc sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn đọc, nhất là những ngời quan tâm đến việc dạy học mỹ thuật cho học sinh tiểu học.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 84 - 85)