Quy trình lên lớp một tiết dạy học vẽ trang trí.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 71 - 75)

IV. Quy trình lên lớp một tiết dạy học vẽ trang trí 1 Chuẩn bị một tiết dạy.

2. Quy trình lên lớp một tiết dạy học vẽ trang trí.

2.1. n định tổ chức.

2.2. Kiểm tra bài cũ (dựa vào bài dạy cụ thể, giáo viên chuẩn bị kiểm tracho hợp lý). cho hợp lý).

- Vào bài: có thể vào một cách trực tiếp hay gián tiếp, nhng cần phải ngắn gọn, tự nhiên và gây đợc không khí phấn khởi học tập cho học sinh.

- Khai thác nội dung bài mới:

+ Hoạt động 1: quan sát, nhận xét (ghi bảng: 1 - quan sát, nhận xét). Hớng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ trang trí thờng theo các bớc sau:

 Quan sát, nhận xét từ bao quát đến chi tiết: bố cục mảng lớn (trọng tâm), mảng nhỏ, các khoảng trống giữa các mảng để học sinh thấy đợc vẻ đẹp của bố cục chung và sự hợp lý giữa các mảng.

 Quan sát, nhận xét các độ đậm nhạt chung của màu ở bài vẽ: màu nào là chủ yếu, màu nào là thứ yếu rồi đến họa tiết và màu nền.

 Quan sát các bài vẽ khác nhau để tìm ra nhiều cách vẽ mảng và cách vẽ màu, giúp học sinh tìm ra cách vẽ cho mình.

 Quan sát, nhận xét để tìm ra vẻ đẹp của bài trang trí, động viên các em học tập.

 Quan sát các dạng bài trang trí có liên quan để học sinh hiểu đợc các khái niệm, thấy đợc sự giống và khác nhau của chúng để từ đó nhận ra đặc điểm của từng bài (ví dụ trang trí hình vuông, trang trí hình chữ nhật thuộc loại trang trí cơ bản; trang trí khăn quàng, viên gạch hoa hay trang trí thảm thuộc loại trang trí ứng dụng...).

Từ quan sát, nhận xét chung mới dẫn đến cách vẽ.

+ Hoạt động 2: tìm hiểu cách vẽ (ghi lên bảng: 2 - cách vẽ).

Từ những quy định chung, giáo viên cần hớng dẫn học sinh tìm ra cách vẽ của mình. Nh vậy, khi hớng dẫn học sinh cách vẽ, giáo viên phải tìm đợc nhiều cách thể hiện bài tập - phác thảo khác nhau, có thể khác ở SGK (hình minh hoạ ở SGK chỉ là một phơng án, một ví dụ, không phải là mẫu duy nhất cho bài dạy). Bớc chuẩn bị nội dung và đồ dùng dạy học có ý nghĩa rất quan trọng cho giờ dạy trang trí là nh vậy. Từ những ví dụ về bố cục mảng lớn, vẽ họa tiết, vẽ màu, học sinh sẽ tạo nên những bài vẽ khác nhau theo ý thích.

Hớng dẫn cách vẽ trang trí thờng theo quy trình sau:

 Kẻ hình trang trí ra làm nhiều phần bằng nhau theo các trục đối xứng hay chia ra các phần bằng nhau (ở đờng diềm).

 Dựa vào các trục, các phần để tìm ra những hình mảng chính, phụ sao cho có trọng tâm, có tỷ lệ thích hợp giữa các mảng với nhau, giữa các hình với khoảng trống nền.

 Vẽ đậm nhạt bằng chì trớc ở các mảng (phần này học sinh tiểu học rất khó thực hiện).

 Dựa vào hình mảng, tìm hoa văn tơng ứng.

 Vẽ màu: hớng dẫn học sinh tô các họa tiết (hoa văn) giống nhau cùng một màu, cùng độ đậm nhạt. Nhìn toàn bài xem hình nào tô màu nào, tô xong một màu ở các hình đã định xong mới tô sang màu thứ hai. Cứ nh vậy tô đến màu cuối cùng thì bài vẽ xem nh đợc hoàn thành. Sau đó nhìn toàn bộ bài vẽ để điều chỉnh màu cho hợp lý và đẹp hơn. Cách tô màu nh trên vừa khoa học (hợp lý trong thao tác, đỡ mất thời gian lấy màu, tìm màu), vừa đảm bảo cho màu ở bài vẽ đợc cân đối, không bị tập trung ở một "khu vực" hay rải đều làm cho bài vẽ bị vụn.

Hớng dẫn cách vẽ nh trên giúp học sinh nắm đợc quy trình chung vẽ một bài trang trí, dồng thời giúp các em hiểu đợc tính sáng tạo trong trang trí, tạo điều kiện cho các em suy nghĩ để có bài vẽ khác với bài vẽ trớc cùng loại của mình, khác với bài vẽ của bạn, không giống bài hớng dẫn về vẽ mảng, vẽ hình và vẽ màu. Đó là đặc điểm của trang trí, của cách dạy, cách học trang trí - luôn luôn suy nghĩ, sáng tạo để có cái mới, cái lạ, cái đẹp riêng. Vẽ trang trí sẽ giúp học sinh có thói quen suy nghĩ, tìm tòi - phơng pháp làm việc khoa học rất cần cho con ngời làm bất cứ việc gì.

Song không nên vận dụng quy trình một cách dàn trải, cứng nhắc. Cần có yêu cầu trọng tâm cho từng thời kỳ trong từng năm học giúp học sinh học tập có nền nếp học trang trí nh:

 Thời kỳ đầu yêu cầu học sinh vẽ mảng khác nhau.

 Thời kỳ tiếp theo yêu cầu học sinh tìm họa tiết khác nhau vẽ vào trong mảng.

Trong thời kỳ này, khi lên lớp giáo viên cần lu ý:

* Hớng dẫn học sinh tìm họa tiết để trang trí: trong thực tế cuộc sống có rất nhiều hoa lá, quả và hình các con vật hoặc những hình hình học có thể dùng làm họa tiết để trang trí. Giáo viên cần lu ý học sinh phải lựa chọn, phải đơn giản và cách điệu cho cân đối và đẹp rồi mới đa vào bài trang trí, tránh đa vào bài những họa tiết quá phức tạp, rờm rà hoặc quá sơ lợc, thô thiển.

* Hớng dẫn cách sắp xếp họa tiết: tuỳ theo nội dung từng bài trang trí mà giáo viên hớng dẫn học sinh cách sắp xếp họa tiết cho thích hợp. Có thể sắp xếp họa tiết theo cách đối xứng, cách xen kẽ hoặc cách nhắc lại. Lu ý học sinh dù sắp xếp theo cách nào thì cũng cần phải làm nổi rõ đặc trng của từng bài trang trí cụ thể, tránh sắp xếp họa tiết một cách tuỳ tiện, không bám sát yêu cầu nội dung của bài.

* Và thời kỳ sau là tìm mẫu và tô màu không giống nhau. Khi hớng dẫn học sinh cách tìm và tô màu vào bài trang trí lu ý học sinh có thể tô màu tuỳ theo cảm xúc, nhng không phải tô màu một cách tuỳ tiện mà cần gợi ý để học sinh biết cách tô màu, phối màu một cách đơn giản, hợp lý nhng đẹp và làm nổi rõ nội dung chính. Tránh sử dụng quá nhiều màu trong các bài trang trí (chỉ nên sử dụng 3 đến 4 màu).

Nói chung, phần hớng dẫn học sinh cách vẽ ở những bài trang trí đầu tiên, nhất là ở lớp 2, 3, 4, 5 (khi nền nếp học vẽ đã đi vào ổn định), giáo viên cần giảng giải rõ ràng và yêu cầu học sinh làm đúng theo quy trình nh trên để tạo cho các em nếp nghĩ đúng và chính xác cho bài vẽ có hiệu quả hơn. Đối với lớp 1, nên đa học sinh vào nề nếp tô màu và yêu cầu: tô xung quanh trớc, tô toàn mặt phẳng sau để khỏi chờm ra ngoài hình vẽ.

Các tiến hành bài vẽ trang trí, cách hớng dẫn cụ thể đã ghi ở SGK học sinh, sách hớng dẫn giảng dạy mỹ thuật. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên tham khảo các tài liệu có liên quan để chọn cho mình cách dạy, cách hớng dẫn cho học sinh vẽ thích hợp nhất.

Cả hai phần trên chỉ tiến hành trong vòng 10 - 15 phút (tùy từng bài), thời gian còn lại dành cho học sinh làm bài. Trớc khi học sinh làm bài có thể cho các em xem một số bài vẽ của học sinh năm trớc.

+ Hoạt động 3: làm bài (ghi bảng: 3 - bài tập):

 Học sinh tự làm bài.

 Giáo viên theo dõi, gợi ý để học sinh tự điều chỉnh bố cục, hình vẽ, màu sắc bổ sung những gì cần thiết cho cá nhân hay cả lớp, động viên khích lệ những học sinh có cố gắng, những em có tìm tòi, sáng tạo... Tuỳ theo khả năng của học sinh mà giáo viên có mức độ góp ý cho phù hợp: có em cần hoàn thành bài vẽ nh hớng dẫn, ngợc lại có em cần nâng cao nhận tuhức hay phát huy năng lực suy nghĩ, sáng tạo. Những gợi ý, câu hỏi của giáo viên không nên khẳng

định mà nên có tính "nghi vấn", khích lệ để học sinh suy nghĩ và sửa chữa, tự điều chỉnh với khả năng và sự tích thú riêng "chỗ này thế nào, màu này đã đẹp cha, còn cách nào khác đẹp hơn không, theo thầy thì...".

Bài vẽ trang trí có thể cho học sinh làm tiếp ở nhà. Các em có thể làm lại khi bài ở lớp cha đạt yêu cầu. Song ở lớp, giáo viên cần cung cấp những gì cơ bản nhất giúp các em có thể tự làmbài ở nhà đợc.

 Cuối giờ cần hớng dẫn qua, ngắn gọn cho học sinh cách làm bài tập về nhà, có thể là su tầm, quan sát thêm... hay thực hành vẽ thêm, vẽ to hơn, đẹp hơn để làm t liệu giảng dạy sau này.

2.4. Tổng kết tiết dạy.

Giáo viên nhận xét, đánh giá một số bài vẽ đã hoàn thành (đẹp, khá, trung bình), một số bài vẽ cha hoàn thành (yếu, kém) và cho điểm. Có thể nêu câu hỏi để học sinh tự nhận xét, đánh giá. Nhắc lại yêu cầu cơ bản của bài học để học sinh ghi nhớ.

2.5. Dặn dò.

Nhắc học sinh chuẩn bị cho bài tiếp theo: su tầm t liệu cần thiết phục vụ cho học tập, làm bài tập; quan sát thiên nhiên...

Trên đây là quy trình lến lớp một tiết dạy vẽ trang trí, giáo viên cần nghiên cứu thêm SGK, sách học sinh và các tài liệu có liên quan để soạn bài theo ý mình sao cho bài dạy có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 71 - 75)