II. Vẽ trang trí.
2. Phơng pháp vẽ trang trí.
2.1. Phơng pháp chung.
Phơng pháp vẽ trang trí là cách suy nghĩ, cách tiến hành bài vẽ từ đầu đến lúc kết thúc. Vẽ trang trí cũng tiến hành từ bao quát đến chi tiết, không chú ý đến hình vẽ ngay mà phải chú ý đến bố cục hình mảng: mảng lớn, mảng nhỏ, khoảng trống của nền... Bài trang trí đẹp không phải chỉ ở những hoạ tiết đơn lẻ, ở màu sắc mà ở sự sắp xếp các hoạ tiết, màu sắc để tạo thành mảng sao cho có chính có phụ, rõ trọng tâm và thể hiện đợc ý đồ của ngời tạo nên nó.
Muốn có bài vẽ trang trí đẹp, ngời ta thờng tiến hành theo trình tự sau: 1 - Nghiên cứu để nắm vững nội dung trang trí.
2 - Làm phác thảo đen trắng (làm nháp) theo các bớc sau: - Xác định khuôn khổ cần trang trí.
- Tìm bố cục.
+ Phân chia hình thể trang trí.
Phân chia hình thể trang trí thành nhiều phần bằng nhau theo trục đối xứng nh ở hình vuông, hình tròn...
Phân chia hình thể trang trí ra nhiều mảng không đồng đều, đảm bảo đợc tính cân đối nh ở trang trí hội trờng, bìa sách, lọ cắm hoa... (trang trí ứng dụng), trang trí đờng diềm...
+ Tìm các hình mảng:
Dựa vào các trục, các khoảng đã phác trên mặt phẳng hình thể trang trí, ngời vẽ tìm các mảng theo ý đồ trang trí của mình. Các mảng của hình thể trang trí phải có: mảng lớn - trọng tâm làm rõ ý đồ trang trí, mảng nhỏ, các khoảng trống ở giữa các mảng (nền). Đồng thời phải chú ý đến hình dáng các mảng (hình tứ giác, hình nhiều cạnh, hình tròn, hình ô van...) sao cho hình thể trang trí hài hoà, thuận mắt.
Có thể làm 2 - 3 phác thảo khác nhau, sau đó lựa chọn một phơng án ng ý nhất để chuẩn bị bớc tiếp sau.
+ Lên đậm nhạt:
Dùng phơng án phác thảo mảng đã chọn để lên đậm nhạt. Có thể có 4 mức độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt và trắng (nền giấy). Nhờ có độ đậm nhạt của mảng mà ta có thể dễ dàng tìm màu cho bài vẽ. Thí dụ:
Đậm vừa: có thể dùng màu da cam, xanh lá cây non...
Nhạt: có thể là màu vàng hay hồng.
Có thể làm từ 2 - 3 phác thảo đậm nhạt bằng đen trắng, bằng cách thay đổi vị trí các độ đậm nhạt ở các mảng hoặc tăng độ đậm, độ nhạt, sau đó chọn lấy một phác thảo đẹp chuẩn bị cho tìm màu.
+ Tìm và vẽ họa tiết:
Dựa vào phác thảo mảng, phác thảo đậm nhạt đã chọn, ngời vẽ suy nghĩ, tìm họa tiết cho thích hợp: bao nhiêu họa tiết, những họa tiết nào, vẽ ở mảng nào là đẹp (họa tiết trọng tâm, họa tiết phụ).
Vẽ họa tiết vào mảng phải sắp xếp điều chỉnh và sửa chữa phù hợp với hình dáng, ý đồ trang trí. Họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau. Muốn vậy, ngời ta thờng vẽ một phần (1/2 hoặc 1/4) hay vẽ hoàn thiện một hình rồi can lại. Có thể làm từ 2 - 3 phác thảo bằng cách tìm các họa tiết khác nhau cho mỗi hình hoặc thay đổi vị trí các họa tiết ở các mangr sau đó chọn một phơng án ng ý nhất để vẽ màu.
3 - Tìm màu và vẽ màu (tìm phác thảo màu):
- Tìm màu: khi tìm màu cho bài trang trí, ta cần chú ý: + Tìm màu hợp với các loại trang trí, cụ thể là:
Trang trí góc học tập, lớp học.
Trang trí các bài cơ bản (hình vuông, hình tròn, đờng diềm...).
Trang trí ứng dụng (trang trí chiếc khăn, viên gạch hoa...). + Chọn màu trọng tâm và các màu bổ trợ để làm rõ ý đồ trang trí. + Dựa vào phác thảo đậm nhạt bằng đen trắng để chọn màu.
+ Không nên dùng nhiều màu trong trang trí, nên hạn chế khoảng 4 - 5 màu là vừa. Dùng nhiều màu sẽ làm cho hình thể trang trí nát vụn, khó đẹp.
+ Tìm màu và thử xem chúng có "hợp" nhau không là rất cần thiết. Nên vẽ thử ra giấy trớc bằng cách đặt các màu cạnh nhau để xem tơng của chúng thế nào: tơng quan nóng lạnh, tơng quan đậm nhạt, tơng quan giữa các mảng to mảng nhỏ với nhau. Nếu tơng quan các màu cạnh nhau đạt yêu cầu (đẹp) thì chuẩn bị lợng màu vừa đủ cho phác thảo và cho bài vẽ (nếu là dung màu bột).
- Vẽ màu lên phác thảo:
+ Đổi chỗ vị trí các màu để tìm hiệu quả cao hơn (làm 2 - 3 phác thảo màu). + Chọn một phác thảo màu đẹp nhất cho bài vẽ.
4 - Thể hiện (vẽ màu vào bài vẽ):
- Bài vẽ nét cần sạch sẽ, không tẩy xoá. Nếu bài vẽ yêu cầu kích thớc lớn hơn cần phác thảo theo kích thớc đã cho.
- Vẽ xong từng màu ở tất cả các mảng hình đã định rồi mới vẽ màu khác, không vẽ xong màu ở từng "khu vực".
- Các hình vẽ giống nhau vẽ cùng một màu, cùng độ đậm nhạt.
- Vẽ xong màu, nhìn bài vẽ có thể điều chỉnh đôi chút về đậm nhạt ở chỗ này, chỗ khác để bài vẽ hoàn chỉnh, đẹp hơn.
Chú ý: Vẽ chì màu, vẽ sáp cần vẽ từ từ, tăng dần độ đậm cho tới khi đạt đợc tơng quan nh phác thảo.
Vẽ bút dạ cần đa nét nhanh để màu không xuống quá đậm. Vẽ màu ở xung quanh trớc, ở giữa sau để màu không chờm ra ngoài hình vẽ.