Màu sắc và các sử dụng màu trong trang trí.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 40 - 49)

II. Vẽ trang trí.

1. Kiến thức cơ bản cần thiết cho vẽ trang trí.

1.3. Màu sắc và các sử dụng màu trong trang trí.

1.3.1. Khái niệm.

- ánh sáng chiếu tới làm cho mọi vật có màu sắc (ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn). Ngợc lại, ở trong bóng tối (không có ánh sáng) mọi vật đều không có màu.

Màu sắc làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui và trở nên có ý nghĩa. Thử hỏi xung quanh ta nếu không có màu và cuộc sống thiếu màu sắc có lẽ con ngời sẽ không sống nổi ?

Màu sắc xung quanh ta vô cùng phong phú, có lẽ không ai đếm đợc và đặt tên cho màu sắc xung quanh mình một cách chính xác. Hãy quan sát cỏ câyhoa trái cũng đủ thấy màu sắc nhiều biết nhờng nào ! Ngời ta có có thể gọi màu này là đỏ, màu kia là vàng, là xanh... nhng còn đỏ, vàng, xanh thế nào cùng lắm cũng chỉ cụ thể hơn một chút, đó là đỏ đậm, đỏ nhạt hay vàng đậm, vàng nhạt... và cuối cùng con ngời cũng bất lực trớc sự phong phú của màu sắc. Ngời ta phải lấy tên chính nó để đặt tên cho nó ! Thí dụ: đỏ cánh sen (đỏ của hoa sen), đỏ huyết dụ (màu đỏ của lá cây huyết dụ), màu vàng nghệ (màu vàng hoa dành dành), vàng hoa hoè, tím hoa cà, tím hoa sim... Ngoài ra, ngời ta còn dùng tên địa phơng, nơi mà tất cả mọi ngời rất "sành" dùng màu nào đó và trở thành truyền thống để đặt tên cho màu nh: màu tím Huế, màu Boocđô (màu đỏ rợu vang Boocđô - Pháp)... Hay quá bí, ngời ta thấy màu nào đó giống mẫu một "cái gì" thì đặt tên luôn cho màu ấy: màu cháo lòng, màu hun khói, màu biêng biếc, màu tiết dê, màu máu đĩa... Thật khó diễn tả một cách chính xác các màu trên ngoài so sánh một cách cụ thể nh vậy, lâu dần thành quen, thành phổ biến.

Quả là nh thế, nếu chúng ta chịu khó quan sát thiên nhiên sẽ thấy màu sắc thay đổi, biến ảo khôn lờng.

- Màu sắc thay đổi theo thời gian:

Mỗi năm có 4 mùa: xuân - hạ - thu - đông. Bốn mùa đều có màu sắc riêng nh: mùa xuân - hạ là mùa rực rỡ của sắc màu, vì cây cối đâm chồi nảy lộc, nhng ở mùa xuân thì màu sắc "tơi non" hơn, ngợc lại ở mùa hè màu sắc đậm đà, già dặn của "tuổi trởng thành", mùa thu và mùa đông cỏ cây hoa lá nh "già" đi, chuẩn bị đón heo may và nắng vàng nên màu sắc của chúng cũng "già theo". ở nớc ta, mùa thu - đông sắc màu có vẻ bàng bạc, phôi phai, buồn để chuẩn bị đón xuân - hạ sáng tơi.

ở các nớc phơng Tây, mùa đông lại có vẻ đẹp rực rỡ hơn, tất cả đất trời rực vàng và đỏ của lá cây. Tranh "Thu vàng" của Lê-vi-tan là một minh chứng. Phải chăng cái ấm áp của thu để rồi đón cảnh đông lạnh lẽo, tất cả đất trời lại trắng xoá một màu tuyết.

Nếu ta có dịp để ý đến thời gian của một ngày, ta cũng thấy có vẻ đẹp riêng của màu sắc sáng, tra, chiều, tối, nhất là buổi bình minh trên biển, trên cách đồng, buổi tra hè cao xanh lồng lộng, buổi hoàng hôn rực rỡ ánh vàng và buổi tối màu tím lan toả mọi nơi. Rồi lúc nắng, khi ma đều có những màu huyền ảo... Màu sắc thay đổi theo sự chiếu sáng, lúc đậm, lúc nhạt, lúc chói chang rực rỡ, khi hoà quyện vào nhau mờ ảo diệu kỳ tạo nên muôn màu nghìn sắc. Đó là màu sắc của thiên nhiên, tự nó có, ngoài ý muốn của con ngời.

- Con ngời biết quan sát, nhận xét và t duy nên ngoài màu sắc của tạo hoá, con ngời còn biết tìm ra quy luật tạo ra màu để cuộ sống của mình đợc phong phú hơn - đó là màu tự tạo, màu để vẽ, để sơn, để in. Nhờ màu tự tạo mà đồ dùng hàng ngày của chúng ta có màu sắc theo ý muốn, chúng ta có thể miêu tả thiên nhiên nhiều màu, vẽ vào tác phẩm hội hoạ một cách sống động.

- Trong đời sống, màu sắc có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chỗ. Nó không những làm cho cuộc sống vật chất củat con ngời phong phú mà nó còn có tác động tới trạng thái tình cảm của con ngời, "gam" màu tơi làm cho ngời ta vui vẻ phấn chấn, "gam" màu trầm với sự suy t, "gam" màu tím lạnh gợi lên nỗi nhớ nhung man mác... Vì thế với tài trí, con ngời đã biết khai thác, sử dụng màu sắc để tạo không khí vui tơi cho ngày hội, cho các cuộc vui chơi; không khí trang nghiêm cho các phòng họp, các đại hội; không khí vui buồn, trăn trở u tối ở phông, màu và y phục các buổi diễn cho phù hợp với nội tâm nhân vật, tạo ra sự vui mắt, đa dạng trong các bao bì hàng hoá, vải vóc... phục vụ cho đời sống tinh thần ngày càng cao của con ngời...

Thực nghiệm khoa học đã chứng minh màu sắc có tác dụng làm dịu sự căng thẳng trong lao động, gây hng phấn cho sáng tạo, là một phơng thuốc chữa các chứng bệnh thần kinh có hiệu nghiệm...

Tóm lại: Màu sắc rất gần gũi, cần thiết không thể thiếu đợc trong cuộc sống, nó phục vụ rất đắc lực cho con ngời.

1.3.2. Màu sắc.

Nghiên cứu màu sắc của tự nhiên biểu hiện trên cầu vồng để tìm quy luật của màu sắc. Qua các thí nghiệm, ngời ta tìm ra cội nguồn của màu sắc và còn

biết đợc những màu cơ bản và sự "biến hoá" của chúng để tạo ra vô vàn màu nh ta thấy.

- Màu gốc (màu cơ bản):

Chúng ta thấy có nhiều màu nh vậy, song thực chất chúng đều từ 3 màu cơ bản mà ra. Màu cơ bản còn gọi là màu gốc hay màu chính - là những màu tự nó có, không do màu nào pha trộn, nó ở dạng màu nguyên. Ba màu cơ bản đó là Đỏ, Vàng, Lam.

- Màu nhị hợp (màu trung gian):

Màu nhị hợp là do hai màu cơ bản pha trộn với nhau mà thành. Tuỳ theo cách pha trộn, liều lợng mỗi màu khác nhau, lợng keo, dầu đặc, loãng khác nhau... sẽ có độ đậm nhạt của màu thứ ba không nh nhau.

Thí dụ: + Đỏ pha với vàng sẽ có da cam. Nếu nhiều đỏ sẽ có da cam đậm (ngả sang đỏ) và ngợc lại, nếu nhiều vàng sẽ có da cam nhạt (ngả sang vàng)

+ Đỏ pha với lam sẽ có tím

+ Lam pha với vàng sẽ có xanh lục (xanh lá cây)

Do đợc pha trộn từ hai màu gốc cạnh nhau nên màu nhịp hợp làm giảm sự chói chang của hai màu nguyên chất đứng cạnh nhau. Các màu pha trộn có tác dụng trung gian làm giảm bớt sự chói chang, sặc sỡ của các màu có sắc độ mạnh đứng cạnh nhau làm cho màu sắc dễ hoà hợp.

Bảng màu trên cầu vồng đợc sắp xếp theo thứ tự: Đỏ - Cam - Vàng - Xanh lá cây (xanh lục) - Lam - Chàm - Tím, là cơ sở chính cho các màu có trong thiên nhiên. Do đó nó còn có tên gọi là 7 màu cơ sở.

- Bên cạnh 7 màu cơ sở còn có hai màu trung tính đó là Trắng và Đen. Gọi là trung tính vì nó không thuộc nóng cũng không thuộc lạnh. Ngời ta có thể chuyển nó thành nóng hay thành lạnh đều đợc.

Thí dụ: + Trắng pha với đỏ thành hồng (nóng)

+ Trắng pha với xanh thành xanh nhạt (lạnh) + Đen pha với đỏ thành đỏ thẫm (nóng) + Đen pha với xanh thành xanh đậm (lạnh)

Cứ tiếp tục pha trộn 2 hay 3 màu với nhau ta sẽ có màu khác, màu khác nữa. Do cách pha trộn nh vậy mà ta có thể tìm đợc nhiều màu theo ý muốn và diễn tả đợc vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

- Màu bổ túc:

Là những cặp màu bổ trợ nhau, có đặc tính là khi đặt cạnh nhau nó tôn nhau thêm rực rỡ, thêm tơi sáng, nhng nếu đem pha trộn chúng với nhau thì sẽ thành màu xám xỉn. Các cặp màu bổ túc: + Đỏ và xanh lục + Da cam và lam + Vàng và tím Các cặp màu bổ túc là cặp màu đối lập nhau về nóng - lạnh: Đỏ, da cam, vàng thuộc "họ "nóng. Xanh lục, lam, tím thuộc "họ" lạnh.

Tơng tự nh vậy ngời ta tìm đợc nhiều màu bôt túc khi biết đợc những màu có khuynh hớng bổ túc cho nhau, giúp ngời ta dễ tìm đợc những hoà sắc t- ơi sáng, rực rỡ hoặc êm dịu.

Cặp màu bổ túc thờng đợc dùng trong trang trí, quảng cáo, bao bì... - Màu tơng phản:

Sự đối lập nhau về sắc độ mạnh mẽ hay đối lập. Màu tơng phản đặt cạnh nhau cũng tôn nhau lên, nhóm về sáng tối, làm cho rõ ràng, tách bạch, nổi bật. Các cặp màu tơng phản:

+ Vàng và đỏ + Đỏ và trắng + Vàng và xanh lục + Trắng và đen . . .

(các cặp màu bổ túc có sự tơng phản nhau về sắc độ mạnh mẽ)

Các cặp màu tơng phản thờng dùng để kẻ, cắt khẩu hiệu - một màu cho chữ, màu kia cho nền và ngợc lại.

- Màu nóng, lạnh:

Màu nóng, màu lạnh là nói về sắc độ của màu sắc, gây cho ngời xem

Đỏ Cam Vàng Lục Lam Tím Bảng màu bổ túc

Thí dụ: Mùa hè trời oi bức, một cửa hàng giải khát quét vôi xanh nhạt, rèm che cửa màu trắng, bàn ghế sơn màu kem (màu mỡ gà)... làm ta có cảm giác dịu đi cái nóng bức ngày hè, tạo cho ta sự dễ chịu. Ngợc lại, nếu nh tờng quét vôi màu hồng, rèm che cửa màu đỏ, bàn ghế màu nâu... càng làm cho ta cảm giác nóng bức hơn. Gian hàng này chỉ thích hợp về mùa đông. Dựa vào cảm giác đó ngời ta phân biệt trạng thái nóng lạnh của màu sắc.

Vậy, thế nào là màu nóng ? thế nào là màu lạnh ?

+ Màu nóng là màu gây cho ta cảm giác ấm, nóng, thậm chí nóng bức. Nó gồm các màu cùng gốc với màu đỏ, vàng, nâu. Do vậy, các màu nóng thờng đợc dùng vào lúc thời tiết mát, lạnh (mùa thu, mùa đông thờng dùng các màu đỏ, vàng, da cam hoặc các màu đậm... nhất là màu sắc của trang phục nh quần áo, khăn quàng, vỏ chăn... để gây cảm giác ấm áp).

+ Màu lạnh là những màu gây cho ta cảm giác lạnh, mát hoặc dịu. Nó gồm các màu cùng gốc với màu xanh, lam, tím. Ngợc lại với nmàu nóng, ngời ta thờng dùng màu lạnh khi thời tiết nóng nực, oi bức - mùa hè, nhất là màu của trang phục: quần áo, khăn, ri đô và màu tờng nơi công sở, nhà ở...

Ngoài ra còn tuỳ thuộc vào liều lợng màu trong khi pha trộn mà màu đó thiên về nóng hay về lạnh.

Thí dụ: Đỏ liều lợng nhiều + lam ít - thành màu tím nóng Lam nhiều + đỏ ít - thành màu tím lạnh

Nóng lạnh còn gây cho ta cảm giác xa, gần. Màu nóng thờng ở phía trớc, màu lạnh thờng lùi vào trong.

Đó là cảm giác, còn trên thực tế dùng màu còn do ý thức của từng ngời, phụ thuộc vào tâm lý của từng ngời, vào ý đồ sáng tác của hoạ sĩ, vào loại đề tài, vào loại hình trang trí...

1.3.3. Cách dùng màu (cách phối hợp màu).

Màu sắc để riêng lẻ thì cha bộc lộ hết bản sắc, chỉ khi phối hợp chúng với nhau màu sắc mới đem lại hiệu quả rõ ràng, hoặc tơi sáng rực rỡ hoặc êm dịu, trầm ấm hay loè loẹt, tái xỉn.

Thí dụ: Đặt màu đỏ lên trên một nền đen thì màu đỏ nh sáng lên, đặt trên nền trắng thì màu đỏ nh xẫm lại, còn đặt trên nền xanh thì rực rỡ.

- Màu sắc loè loẹt: Màu sắc loè loẹt là từ thờng nói để chỉ những hiện t- ợng phối hợp màu sắc không đúng quy luật, thờng lạm dụng quá nhiều màu tơi, quá nhiều màu nguyên chất mà thiếu màu trung gian, không có sự trung hoà nên trở thành sặc sỡ, loè loẹt.

- Màu sắc rực rỡ và êm dịu: Là những hoà sắc đẹp, đã khéo sử dụng đúng luật phối sắc và đậm nhạt, đem lại cho ngời xem cảm giác tơi mát, nhẹ nhàng.

Sở dĩ có hiệu quả khác nhau nh thế là do sự hiểu biết về quy luật màu sắc và trình độ sử dụng màu sắc khác nhau.

Muốn có sự hài hoà khi dùng màu sắc phải nắm đợc quy luật hoà sắc. - Hoà sắc: là sự hoà hợp của màu sắc khi phối hợp chúng với nhau.

Dựa trên quy luật sắp xếp màu sắc trên cầu vồng, ngời ta tìm ra quy luật hoà sắc:

Giữa hai màu gốc (những màu có sắc độ cao) phải có màu trung gian làm giảm bớt sự chói chang, sặc sỡ, thiếu màu trung gian sẽ mất đi sự hoà hợp của chúng. Màu da cam là màu trung gian của đỏ và vàng.

Từ lý luận đó, xem xét màu sắc trong bảng màu ta thấy: những màu sắc ở gần nhau có xu hớng hoà hợp với nhau. Song phải biết vận dụng, kết hợp với quy luật về màu bổ túc và quy luật về sự tơng phản của màu sắc (tơng phản giữa màu nóng và màu lạnh, giữa đậm và nhạt của màu sắc) để hoà sắc có sự phong phú, êm dịu, vui tơi, rực rỡ và đẹp mắt.

- Các loại hoà sắc: có mấy loại hoà sắc tiêu biểu sau:

+ Hoà sắc đồng màu: là sự phối hợp của nhiều độ đậm nhạt của nhiều màu. + Hoà sắc nóng: là sự phối hợp màu sắc, trong đó các màu nóng là chủ đạo. Hoà sắc nóng tạo ra cảm giác trầm ấm.

+ Hoà sắc lạnh: là sự phối hợp màu sắc, trong đó các màu lạnh là chủ đạo. Muốn có không khí êm dịu, mát mẻ ngời ta dùng hoà sắc lạnh.

Bất kỳ một màu nào cũng có sắc độ phối hợp để tạo nên một hoà sắc mà ngời vẽ muốn. Muốn vậy cần tìm những màu ở gần đó (xem bảng pha màu), tìm màu bổ túc và độ đậm nhạt của nó để phối hợp.

Khi sử dụng màu cần lu ý: Nên sử dụng màu trung gian cho màu sắc dễ hoà hợp. Muốn màu nào đó thêm rực rỡ thì đặt cạnh nó màu bổ túc của nó.

Những màu có sắc độ mạnh, bề mặt dùng nên hạn chế để không làm hại đến hiệu quả chung.

Không nên dùng toàn màu nóng hoặc toàn màu lạnh mà phải biết kết hợp. 1.3.4. Các pha màu và tô màu.

- Cách pha màu:

Dùng 3 màu gốc: đỏ - vàng - lam, 2 màu trung tính: đen - trắng.

Dựa vào bảng màu, đầu tiên ta pha hai màu gốc cạnh nhau, ta sẽ đợc các màu khác.

Thí dụ: Đỏ + vàng = da cam Vàng + lam = xanh lá cây Lam + đỏ = tím

Sau đó ta lại tiếp tục pha 2 màu ở cạnh nhau. Ta có: Đỏ + da cam = đỏ cam

Da cam + vàng = vàng cam Vàng + xanh lá cây = xanh lá mạ Xanh lá cây + lam = xanh lá cây thẫm Lam + tím = chàm

Tím + đỏ = huyết dụ

Cứ tiếp tục pha, nh vậy ta sẽ pha đợc nhiều sắc độ khác nhau. Muốn có các màu đậm nhạt khác ta dùng đen và trắng. Ví dụ: Bảng pha màu Đỏ mặt trời Đỏ Cam Vàng Lục Lam Tím Đỏ mận Chàm Xanh lá cây thẫm Đỏ lửa Xanh cốm

- Một số điểm cần nhớ khi pha màu:

+ Màu bột (bột màu) đợc nghiền kỹ, mịn với keo, cồn dán hoặc nớc hồ tẻ (có độ dính vừa phải), đựng vào các chén con để khi sử dụng cho tiện.

+ Bút vẽ phải luôn sạch để khi pha màu không lẫn màu nọ với màu kia, giữ cho màu đợc trong sáng. Nên có hai loại bút: một loại dùng vẽ các màu tối để màu đợc trong trẻo.

+ Nớc rửa bút cũng phải đợc thay luôn cho sạch.

+ Không pha các màu bổ túc với nhau (trừ khi muốn có màu xám). - Cách tô màu:

+ Tô màu bột: Sau khi màu đã đợc nghiền nhuyễn ta dùng bút lông để tô màu, mảng to dùng bút to, mảng nhỏ dùng bút bé. Lấy màu vào bút có độ đặc vừa phải. Nếu đặc quá khó đa nét bút và mảng màu tô sẽ không đều, nếu màu loãng quá khi tô màu sẽ bị chảy và khi khô mảng màu sẽ loang lổ. Tô cho đều

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w