Phơng pháp vấn đáp gợi mở.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 63 - 65)

II. Phơng pháp dạy học phân môn vẽ trang trí.

2. Phơng pháp vấn đáp gợi mở.

Khi học sinh đang gặp khó khăn, trắc trở về cách vẽ nh bố cục, phân bố hình mảng, tìm hoa văn trang trí, tơng quan đậm nhạt hoặc học sinh đang băn khoăn, cha hài lòng với bài vẽ, nh đang muốn tìm kiếm thêm một cái gì đó để bài hoàn chỉnh hơn, đẹp hơn. Lúc đó, các em cần có sự tác động của giáo viên hay của bạn. Tác động đúng lúc, đúng chỗ, có mức độ và có chất lợng sẽ tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ thêm, tìm tòi tiếp và giải quyết đợc bài tập hoặc nâng cao chất lợng bài vẽ bằng khả năng của mình. Nh vậy, gợi mở nh là gợi ý, mở ra, vạch ra hớng suy nghĩ, hớng giải quyết một vấn đề nào đó.

Đối với phân môn trang trí, phân môn yêu cầu nhiều đến sự suy nghĩ và sáng tạo của học sinh thì vấn đáp gợi mở để mỗi em có cách nghĩ, cách giải quyết bài vẽ theo ý mình, bằng khả năng của mình là rất cần thiết. Theo chúng tôi, đây là một trong những phơng pháp mang lại hiệu quả cho bài vẽ trang trí hơn cả, vì nó phù hợp với đặc trng của phân môn là tạo ra cái đẹp muôn màu, muôn vẻ, đồng thời nó phù hợp với năng lực của mỗi học sinh. Nên gợi ý ngay trên cơ sở của bài vẽ đã có bố cục, họa tiết, đậm nhạt... để mỗi em suy nghĩ, tìm tòi, bổ sung, nâng cao chất lợng bài vẽ của mình lên.

Trong dạy học vẽ trang trí ở những lớp đầu cấp, khi dạy học sinh rèn luyện các đờng nét cơ bản, giáo viên có sự lôi cuốn, sự thích thú học tập của học sinh bằng những lời nói gợi cảm nh:

Em hãy diễn tả con đờng làng của em (nét ngang).

Hoặc khi hớng dẫn học sinh quan sát nên có những khâu khích lệ ganh đua tìm tòi học tập của học sinh nh:

Em nào nói đúng trong bức tranh này có những màu gì ?

Phân môn trang trí có một yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục riêng, vì thế việc gợi mở, giảng giải cần căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung, để có câu hỏi trọng tâm ở mỗi giờ học và có những biện pháp phù hợp để chất lợng giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.

Khi đặt các câu hỏi gợi ý, mở ra cách giải quyết, giáo viên phải chú ý: - Các câu hỏi gợi mở phải mang tính khích lệ, động viên sao cho mỗi học sinh cảm thấy mình phải cần suy nghĩ, tìm kiếm thêm để bài vẽ đẹp hơn, mong muốn có bài vẽ đẹp nh ý.

- Lời nhận xét, gợi mở tuyệt nhiên không mang tính phủ định, nh: "Thế này là không đẹp", hoặc quyết định, nh: "Không làm thế này", hay mệnh lệnh nh: "Phải làm lại, nh thế này mới đúng"...

- Lời nhận xét, câu hỏi gợi mở phải "mềm" và luôn luôn ở dạng nghi vấn. Thí dụ: "Vẽ thế này đợc nhng có lẽ cha đẹp lắm", "Em còn có thể vẽ khác đợc không ?"...

- Lời nhận xét, câu gợi mở cần sát với từng học sinh để qua đó mỗi em đều có thể suy nghĩ và tìm ra cách làm cho bài của mình hoàn hảo hơn. Do vậy, gợi mở cần có mức độ đối với từng đối tợng:

+ Với học sinh kém: cần gợi mở cụ thể giúp các em nhận ra ngay chỗ cha đúng và sửa chữa để hoàn thành bài tập theo yêu cầu đề ra. Thí dụ: "Có lẽ chỗ này... (màu này, hoa văn này) cha đẹp, hay trình bày cha cân đối, vì chỗ này rộng, chỗ này hẹp... em nên sửa (nh thế này, thế này)".

+ Với học sinh trung bình: cần gợi mở cụ thể những chỗ cha hợp lý và yêu cầu các em quan sát, suy nghĩ và tự điều chỉnh, sửa lại. Thí dụ: "Theo thầy, cách sắp xếp hình mảng của bài này cha cân đối (các hình mảng cha có trọng tâm...), em điều chỉnh lại đợc không ?".

+ Với học sinh khá: câu gợi ý nhằm vào những chỗ "có vấn đề" hay cha hợp lý về bố cục, họa tiết, màu sắc... và sau đó để học sinh tự tìm, tự điều chỉnh hay sửa chữa. Thí dụ: "Em xem chỗ này", "màu này nh thế nào ? Em làm sao cho bài vẽ đẹp hơn ?".

+ Với học sinh giỏi: có thể yêu cầu các em tự tìm ra những chỗ khiếm khuyết, cha đẹp về bố cục, màu... ở bài vẽ của mình. "Em thử tìm xem bàivẽ của mình còn có chỗ nào cha hợp lý, còn sửa đợc nửa không ?", hoặc "Em có thể vẽ khác đi đợc không - thử xem nào ?".

* Ưu điểm và tồn tại của việc sử dụng phơng pháp gợi mở trong dạy học phân môn Vẽ trang trí ở tiểu học:

- Về phía giáo viên:

+ Một số giáo viên đã coi trọng và vận dụng có hiệu quả phơng pháp gợi mở, gợi mở với những mức độ khác nhua với từng đối tợng và tôn trọng tính độc lập suy nghĩ của học sinh.

+ Song trên thực tế, một số giáo viên cha thực sự chú ý đến phơng pháp này, thờng yêu cầu học sinh phải nh thế này, phải nh thế kia - bắt học sinh phải theo ý mình, đấy là gò ép, rập khuôn chứ không phải gợi ý, mở ra cho học sinh cách nghĩ, cách cảm để các em tự sửa, tự điều chỉnh theo tinh thần góp ý của học sinh.

- Về phía học sinh:

+ Một bộ phận nhỏ học sinh khá, giỏi hay những em yêu thích vẽ thờng không hài lòng với bài vẽ của mình, tiếp thu ý kiến ý kiến của giáo viên và sửa chữa, điều chỉnh hoặc làm lại một cách có suy nghĩ và hào hứng. Điều đó chứng tỏ các em luôn hớng tới cái đẹp, mong muốn vẽ đẹp.

+ Phần lớn học sinh thỏa mãn với kết quả bài vẽ của mình, do vậy các em thờng cho là vẽ đâu xong đấy, vẽ xong là đợc, không cần điều chỉnh, sửa chữa gì nữa. Tình trạng ngại sửa lại những chỗ cha hợp lý ở bài vẽ khá phổ biến. Nếu "phải" sửa, thì đấy là vì "sợ" hoặc đã thấy rõ thiếu sót và sửa theo chỉ dẫn của giáo viên một cách máy móc, thiếu suy nghĩ, ít sàng lọc. Trờng hợp này thờng thấy ở những học sinh kém và trung bình.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w