Phơng pháp vẽ trang trí một số thể loại tiêu biểu trong chơng trình bài tập Vẽ trang trí ở tiểu học.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 52 - 58)

II. Vẽ trang trí.

2. Phơng pháp vẽ trang trí.

2.2. Phơng pháp vẽ trang trí một số thể loại tiêu biểu trong chơng trình bài tập Vẽ trang trí ở tiểu học.

trình bài tập Vẽ trang trí ở tiểu học.

Học trang trí đợc bắt đầu từ trang trí các hình cơ bản: trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đờng diềm nhằm trang bị những kiến thức cơ bản:

- Về bố cục (cách sắp xếp các mảng, các họa tiết).

- Về sử dụng màu sắc đậm nhạt và họa tiết trên một khuôn hình cụ thể. Có những hiểu biết cơ bản này, ta có thể trang trí vật gì mà ta muốn, cũng nh giúp ta có khả năng đánh giá và thởng thức những kết quả của trang trí. Vì suy cho cùng, mọi vật trang trí ở xung quanh ta đều có hình dáng của một hình hình học: cái đĩa, nắp hộp, đồng hồ (hình tròn), quyển sách, khăn quàng, viên gạch hoa, các bao bì hàng hoá (hình vuông, hình chữ nhật...).

Tuy vậy, khi ứng dụng phải tuỳ thuộc vào tính chất của từng vật đợc trang trí mà có sự xử lý khác nhau. Cái đĩa, cái bát, cái khay... yêu cầu phải thanh thoát, nhẹ nhàng nên ngời ta chỉ điểm xuyết hoa lá và sắp xếp chúng cho phù hợp với khuôn hình chứ không trang trí kín diện tích. Còn việc gạch hoa, chiếc khăn quàng lại có yêu cầu trang trí trên cả bề mặt...

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phơng pháp vẽ trang trí một số thể loại tiêu biểu:

2.2.1. Trang trí hình vuông.

- Nguyên tắc trang trí hình vuông: trang trí hình vuông là sắp xếp trên bề mặt của nó những hình mảng, những họa tiết, những màu sắc và có độ đậm nhạt để làm tôn vẻ đẹp hình thể.

Nguyên tắc cơ bản của bố cục hình vuông là: bố cục phải hoàn chỉnh, phải có đặc điểm của hình vuông. Nghĩa là khi bố cục xong dù có cắt bỏ đờng diềm, chu vi thì hình mảng trọng tâm và các họa tiết tồn tại ở trong đó vẫn có cảm giác về khuôn hình mà nó đợc sắp xếp, khác với một hình vuông đợc cắt ra từ một tấm vải. Muốn vậy, khi bố cục hình vuông cần chú ý đến 4 góc đợc đăng đối để đảm bảo sự vuông vức của hình vuông.

Ngời ta thờng trang trí hình vuông theo cách đăng đối xoay tròn, cân đối. Thông thờng trong trang trí hình vuông, ngời ta để đờng viền cho chắc chắn, vuông vắn.

- Phơng pháp trang trí hình vuông:

+ Để bố cục hình vuông có sự cân đối vcần phải xác định điểm trung tâm. Điểm trung tâm của hình vuông là giao điểm của hai đờng chéo.

+ Từ điểm trung tâm đó chia hình vuông ra làm những phần đều nhau (là 4 hay là 8 phần) để tìm sụ đăng đối bằng nhau hoặc đăng đối có thay đổi (nét đại thể giống nhau, chi tiết khác nhau). Ngời vẽ chỉ cần nghiên cứu giải quyết họa tiết cho 1/4 hay 1/2 rồi lặp lại cho phần còn lại sẽ ra toàn diện của hình trang trí.

Ví dụ:

+ Để nổi rõ đặc điểm của hình vuông, thông thờng ngời ta thờng bó trí các đờng, các hình đồng tâm, nhng nếu chỉ nh vậy thì bố cục dễ đơn điệu, buồn tẻ, nên cần kết hợp những đờng nét, hình mảng khác nhau để tạo cho bố cục sự phong phú, đa dạng làm hấp dẫn ngời xem.

- Các bớc tiến hành: Trang trí hình vuông cũng tiến hành theo các trình tự nh phơng pháp vẽ trang trí đã đợc giới thiệu ở mục trớc:

2 - Tìm phác thảo đen trắng (tìm một vài phác thảo nhỏ để có thể lựa chọn). - Xác định khuôn khổ định trang trí.

- Tìm bố cục.

+ Xác định điểm trung tâm chia hình vuông thành các phần bằng nhau. + Sắp xếp các mảng để bố cục có trọng tâm, đảm bảo sự cân đối và phong phú về mảng. Có thể sử dụng hình thức đăng đối bằng nhau, hình thức đăng đối có thể thay đổi, hình thức xen kẽ, hình thức nhắc lại, chú ý đến những góc vuông và các đờng nét... để đặc điểm của hình đợc nổi rõ.

+ Phân bố các độ đậm nhạt cho bố cục thêm chặt chẽ, làm nổi rõ trọng tâm và chủ động khi tìm màu.

3 - Vẽ họa tiết.

Căn cứ vào các mảng hình trên ta tìm các họa tiết cho thích hợp, có thể là hình hoa, lá, chim muông, đồ vật, hình kỹ hà, có thể là hình ngời...

Căn cứ vào độ đậm nhạt, đen trắng để tìm màu. Chú ý họa tiết nên đồng nhất, không phân biệt nhau về thể loại để tạo nên sự hài hoà, logic.

4 - Tìm phác thảo màu.

Sau khi tìm họa tiết hoàn chỉnh, dựa trên sự phân mảng, độ đậm nhạt mà tìm màu cho thích hợp. Từ phác thảo đen trắng ta có thể tìm nhiều pjhác thảo màu, để chọn lấy mẫu đẹp nhất, hài hoà và ng ý nhất. Có thể dùng màu nớc, bột màu, chì sáp... để tìm phác thảo màu.

5 - Thể hiện.

Căn cứ vài phác thảo màu đã chọn ta vẽ lại hình vuông cho sạch sẽ, chính xác từng mảng, hình, họa tiết và đúng với kích thớc đã cho.

Khi tô màu cần chú ý nét cho gọn, dứt khoát không bị lan bẩn, màu sắc của phần chính phải hút mắt hơn phần phụ.

Để tăng thêm phần trang trọng và hấp dẫn của bài tập, ta nên đặt bài lên một nền giấy có màu thích hợp (có thể chừa trớc phần này hoặc cắt sát phần bài tập rồi dán lên một nền giấy đợc chuẩn bị sẵn).

Nh vậy là ta đã hoàn thành các công đoạn của một bài trang trí hình vuông. 2.2.2. Trang trí hình tròn, hình chữ nhật.

- Hình tròn, hình chữ nhật đều có gốc là hình vuông. Nếu kéo dài hai cạnh của hình vuông sẽ tạo thành hình chữ nhật. Nếu số cạnh của hình vuông nhân lên đến vô cùng sẽ tạo thành hình tròn. Vì vậy các thể thức bố cục trang

trí hình vuông cũng đợc ứng dụng vào trang trí hình tròn, hình chữ nhật, chỉ cần uốn nắn, chỉnh sửa hay phát triển thêm một phần chi tiết cho phù hợp với hình trang trí. Khi uốn nắn, chỉnh sửa hay phát triển thêm chi tiết, phải chú ý đến sự chuyển tiếp nhịp nhàng, thuận mắt của họa tiết và màu sắc.

- Tuy nhiên trong trang trí hình tròn cần chú ý một số vấn đề sau:

+ Trang trí hình tròn là bố cục phải hoàn chỉnh, phải có đặc điểm của hình tròn. Nghĩa là khi bố cục xong dù có cắt bỏ đờng chu vi thì ngời ta vẫn có cảm giác là các mảng, các họa tiết... đã đợc trang trí trong hình tròn. Để làm đ- ợc điều đó, trong trang trí hình tròn thờng theo dạng đồng tâm và thờng sử dụng đờng nét cong, đờng lợn, làm tôn thêm sự mềm mạicủa hình tròn. Nhng bên cạnh đó phải có một vài mảng hoặc nét xiên, nét gấp khúc để phá đi sự buồn tẻ của các hình đồng dạng.

Ví dụ:

- Cách tiến hành trang trí hình tròn, hình chữ nhật cũng theo trình tự nh các bớc trang trí hình vuông.

2.2.3. Trang trí đờng diềm.

Thông thờng trang trí đờng diềm là một hình thức trang trí theo chiều ngang kéo dài, nhng cũng có khi trang trí theo chiều dọc hoặc khép kín (nh đ- ờng diềm đợc trang trí trong hình vuông, hình tròn). Đờng diềm thờng đợc bố trí và đánh giá trong một tổng thể trang trí nhằm làm đẹp hơn, phong phú hơn và có ý nghĩa tổng thể trang trí đó: Ví dụ đờng diềm trên váy áo, trên cổ lọ hoa, trên tờng...

- Các hình thức bố cục đờng diềm:

Trong trang trí đờng diềm, ngời ta thờng áp dụng hình thức nhắc lại và xen kẽ.

Ngoài những yêu cầu chung về bố cục: đảm bảo sự cân đối, có trọng tâm, hình mảng đa dạng... đờng diềm còn có một yêu cầu quan trọng đó là: khi sắp xếp hình mảng, độ đậm nhạt cần tạo ra đợc một nhịp điệu một sự nhịp nhàng liên tục mà ngời ta vẫn thờng gọi là đờng lợn, thiếu nó bố cục đờng diềm sẽ rời rạc.

Khi trang trí đờng diềm cần chọn những họa tiết đơn giản, phù hợp với nội dung: đờng diềm trang trí trên váy áo khác với đờng diềm trang trí trên t- ờng.

Một số mẫu thờng đợc sử dụng để trang trí đờng diềm:

+ Họa tiết hoa dây có hình dạng uốn cong nh móc câu đợc nối với nhau theo phơng pháp đổi chiều.

+ Họa tiết có dạng hình lợn sóng, có thể là hoa dây hoặc sóng nớc đợc thể hiện nhịp nhàng, liên tục giống nh đờng lợn sóng.

+ Thể thức xen kẽ và nhắc lại, mẫu này đợc sử dụng 2 hay nhiều họa tiết đặt xen kẽ nhau theo thứ tự, rồi cứ nh thế nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

- Phơng pháp trang trí đờng diềm:

Trên cơ sở phơng pháp vẽ trang trí, ta lần lợt tiến hành trang trí đờng diềm theo các bớc:

1 - Nghiên cứu chủ đề và chọn họa tiết để trang trí: cần phải xác định đ- ờng diềm đợc thể hiện ở đâu, với mục đích gì để lựa chọn họa tiết cho phù hợp (họa tiết có thể tìm trong vốn cổ hoặc trong tự nhiên do ta ghi chép đợc).

2 - Tìm phác thảo đen trắng.

- Xác định khuôn khổ định trang trí. - Bố cục.

+ Trên cơ sở tỷ lệ hình trang trí và cơ sở họa tiết đã đợc lựa chọn ta tiến hành chia khoảng bề mặt (các khoảng bề mặt phải hài hoà với nhau về tỷ lệ) sau đó trên cơ sở họa tiết trang trí đã chọn và những khoảng bề mặt đã phân, ta tiến hành vẽ các hình trang trí. Bớc đầu ta phác nhẹ tay, phác hình bằng những nét thẳng tạo ra những hình chung đơn giản.

Vẽ phác xong ta tiến hành kiểm tra hình phác, nếu sai ta tiếp tục sửa hình đã phác, nếu đợc ta căn cứ vào thực tế hoặc tài liệu đã lựa chọn để vẽ kỹ, vẽ cách điệu hình trang trí.

+ Tìm đậm nhạt phải dựa vào đặc điểm của họa tiết và nội dung trang trí mà xác định đậm nhạt cho phù hợp. Tìm đậm nhạt phải lu ý làm nổi bật lên đợc chủ đề trang trí trên cơ sở ba sắc độ chính. Phân bố đậm nhạt để tạo đợc đờng l- ợn cho đờng diềm.

Màu đợc thể hiện trên cơ sở đặc điểm của họa tiết và độ đậm nhạt của bản đen trắng đã tìm. Màu trong trang trí phải tơi sáng, mảng màu phải đợc tô đều và gọn nét. Xử lý màu sắc phải tạo thành hoà sắc và phải làm nổi bật đợc chủ đề trang trí.

4 - Vẽ họa tiết. 5 - Thể hiện.

Thể hiện đúng tinh thần của phác thảo.

Kết luận: Trên đây, chúng tôi đã trình bày những vấn đề về trang trí, nghệ thuật trang trí truyền thống Việt Nam, phơng pháp vẽ trang trí - đó là những kiến thức cơ sở trang bị cho giáo viên Mỹ thuật, giúp họ có những hiểu biết về trang trí và vận dụng vào quá trình dạy học phân môn Vẽ trang trí ở tiểu học có hiệu quả.

Ch

ơng III:

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w