Những vấn đề chung của phơng pháp dạy học Vẽ trang trí ở tiểu học.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 58 - 60)

I. Những vấn đề chung của phơng pháp dạy học Vẽ trangtrí ở tiểu học. trí ở tiểu học.

1 - Trang trí xuất phát từ thực tiễn, phản ánh cuộc sống đời thờng, nhng khác với các phân môn khác, nó luôn luôn đòi hỏi sự sáng tạo ra cái mới, cái lạ, cái đẹp nhiều hình nhiều vẻ từ bố cục, hình mảng, họa tiết đến màu sắc. Nh vậy, có thể nói, trang trí có một đặc điểm nổi bật là yêu cầu ngời học phải luôn suy nghĩ, sáng tạo - sáng tạo không ngừng để có những bài tập đa dạng, đẹp về hình dáng, đẹp về màu sắc. Vì thế, học trang trí tạo cho học sinh năng lực làm việc, dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi, mong muốn có hiệu quả - làm nên cái đẹp. Vẽ trang trí mang tính giáo dục rất lớn, bồi dỡng và phát triển ở học sinh phẩm chất con ngời lao động - lao động sáng tạo.

2 - Dạy - học Vẽ trang trí ở tiểu học là một phân môn nhằm phát huy khả năng sáng tạo và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.

- Sự sáng tạo trang trí ở học sinh tiểu học không đòi hỏi cao xa mà chỉ là những thay đổi đôi chút trong việc sắp xếp (bố cục), tô màu và đờng nét để bài vẽ của mình có nét riêng không giống mẫu, không giống bài bạn bên cạnh. Để làm đợc điều đó, trong giờ học trang trí, giáo viên phải có những phơng pháp giảng dạy thích hợp phát huy tính độc lập sáng tạo, tính tích cực học tập của học sinh.

+ Vì sao phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh ?

Dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh: Giáo viên cung cấp kiến thức, học sinh học - tiếp nhận kiến thức. Giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt và ngợc lại.

+ Nhng làm thế nào để dạy tốt và học tốt ?

Cuối cùng của dạy học là kiến thức của thầy giáo phải "vào" học sinh một cách nhẹ nhàng, đầy đủ và phong phú. Từ những kiến thức tiếp thu đợc, học sinh còn có khả năng mở rộng, phát triển và vận dụng một cách linh hoạt để giải quyết các bài tập cũng nhu trong sinh hoạt thờng ngày, trong những công việc cụ thể sau này. Vì vậy, việc chủ động lĩnh hội kiến thức phải thuộc về học sinh, nhất là học sinh tiểu học - lứa tuổi mà ý thức học tập cha đợc xác

định một cách đầy đủ, đúng đắn. Các em học đấy, nhng phải "vui mà học" - khi vui thích thì việc học tập sẽ là tự nguyện, không bị gò ép, thúc bách, khi "học nh chơi" thì việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng thoải mái. Học là một trong những nhu cầu của trẻ. Song làm sao cho học sinh thích học mới là vấn đề cơ bản của dạy học mà ngời giáo viên cần phải lu ý. Suy cho cùng, học sinh phải tích cực học tập thì dạy học mới có hiệu quả. Đến đây, chúng ta sẽ thấy vai trò chủ đạo thuộc về giáo viên và vai trò chủ động thuộc về học sinh. Khi tính tích cực học tập của học sinh đợc kích thích thì các em sẽ chú ý lắng nghe, hăng hái trả lời những câu hỏi của giáo viên, nêu lên những thắc mắc về những gì mình cha rõ, cha hiểu và chịu khó suy nghĩ, tìm tòi để tạo ra cái mới, cái lạ cho bài vẽ bằng sự thích thú, bằng khả năng và cảm thụ của mình. Đây chính là yêu cầu của dạy học Mỹ thuật nói chung, của dạy học phân môn Vẽ trang trí ở tiểu học nói riêng, là mầm mống của sáng tạo, là một trong những phẩm chất cần có của ng- ời lao động trong xã hội tơng lai.

+ Để phát huy tính độc lập, tính tích cực suy nghĩ tìm tòi sáng tạo của học sinh với học vẽ trang trí, trong giờ dạy giáo viên cần lu ý:

 Tạo không khí phấn khởi cho giờ học, thu hút sự chú ý giây tâm thế chờ đón, hồi hộp cho học sinh, không nên đi ngay vào nội dung. Có thể là câu hỏi hay mẩu chuyện nhỏ có liên quan đến nội dung bài học.

 Cần đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trớc nội dung. Thí dụ: Vẽ nh thế nào ? tô màu nh thế nào là đẹp ? vẽ hình ở chỗ nào ?

 Gợi ý ở mẫu, ở mỗi bài vẽ để học sinh tự tìm ra cách vẽ, cách sửa chữa hay điều chỉnh.

 Cung cấp thêm t liệu xung quanh nội dung bài học, giúp học sinh hiểu biết hơn, dù là những chi tiết nhỏ.

 Có nhiều tranh vẽ khác nhau về bố cục, về màu sắc để học sinh thấy đợc sự thay đổi phong phú, điều đó sẽ kích thích sự sáng tạo của các em.

 Khi học sinh làm bài, nếu thấy có những bài giống nhau, giáo viên cần gợi ý để các em suy nghĩ: thêm, bớt họa tiết, chuyển cách sắp xếp, tô màu hoặc đậm nhạt khác nhau (dù là nhỏ) để tạo ra những bài tập khác nhau.

 Luôn khuyến khích những em có sáng tạo để khích lệ các em có sự ganh đua sáng tạo.

- Vấn đề giáo dục thẩm mỹ đợc thực hiện trong tất cả các phân môn Mỹ thuật, mỗi phân môn có một nét riêng để cuối cùng làm cho các em biết cảm thụ, đánh giá cái đẹp, cái cha đẹp và cái không đẹp.

+ Cái đẹp là sự cân đối hài hoà khác với sự mất cân đối, mất thăng bằng. + Cái đẹp là sự phong phú, đa dạng khác với sự vụn vặt rờm rà.

+ Cái đẹp ở sự rực rỡ, tơi sáng khác với loè loẹt.

+ Cái đẹp ở độc đáo khác với lập dị, lố lăng, kệch cỡm...

Cảm thụ đợc những điều đó, dần dần các em hành động đúng, không hàng động trái với tiêu chuẩn cái đẹp và sẽ hạn chế đợc cái không đẹp trong cuộc sống. Giáo viên cần vận dụng, lồng vào các bài giảng để giáo dục thẩm mỹ cho các em. Có thể nói, trang trí tạo cho ngời học một kiến thức thẩm mỹ cơ bản và toàn diện nhất.

Dạy trang trí có nhiều lợi thế trong việc giáo dục và hình thành thị hiếu cảm xúc cho các em bởi trang trí tạo cho ngời học có một kiến thức thẩm mỹ cơ bản và toàn diện nhất. Vì thế khi dạy, giáo viên cần khai thác yếu tố nghệ thuật: bố cục tơng đối chặt chẽ, hình mảng và họa tiết phong phú, màu sắc hài hoà để củng cố nhận thức nghệ thuật của học sinh đợc đúng đắn.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 58 - 60)