Bố cục trang trí.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 34 - 38)

II. Vẽ trang trí.

1. Kiến thức cơ bản cần thiết cho vẽ trang trí.

1.1. Bố cục trang trí.

Bố cục trang trí là sự sắp xếp các yếu tố trang trí (hình mảng, đờng nét đậm nhạt, màu sắc) theo những quy tắc của trang trí, phù hợp với từng thể loại trang trí, góp phần tạo ra những sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ phục vụ nhu cầu tinh thần ngày càng cao của con ngời.

Trong cuộc sống có nhiều thể loại trang trí, mỗi thể loại đều có đặc điểm riêng, chẳng hạn nh trên cùng một bề mặt một hình vuông nhng trang trí viên gạch hoa khác với trang trí chiếc khăn hay nắp hộp hàng mỹ nghệ.

Tuy vậy, để có một bố cục tốt, mọi thể loại trang trí đều phải tuân theo những nguyên tắc và yêu cầu chung của trang trí.

- Nguyên tắc tơng phản: Luôn luôn đợc sử dụng để cho trang trí có sự đa dạng, phong phú để làm nổi bật phần nào, mảng nào trong bố cục, có nghĩa là các yếu tố có tính chất đối lập nhau luôn đợc khai thác trong trang trí để cái nọ tôn cái kia lên. Chẳng hạn nh:

+ Về hình mảng: muốn rõ mảng to phải có mảng nhỏ để so sánh, thấy đ- ợc tơng quan.

+ Về đậm nhạt: muốn làm nổi mảng sáng phải có mảng tối.

+ Về đờng nét: để thay đổi sự đơn điệu của nhiều đờng nét cong cần phải có nét xiên, nét gấp khúc.

+ Về hình thể: bên cạnh mảng vuông cần có mảng tròn, mảng tam giác, quả trám.

+ Về màu sắc: để làm nổi bật phần nào, ý nào dùng tơng phản về nóng lạnh của màu hoặc tơng phản về sắc độ của màu.

- Nguyên tắc cân đối trong trang trí:

Đây là một nguyên tắc hết sức cơ bản trong trang trí. Nó có ý nghĩa là sự sắp xếp hài hoà, hợp lý giữa các mảng với tổng thể, không có mảng quá to phá vỡ khung hình định trang trí hoặc quá nhỏ làm bố cục bị lỏng lẻo, vụn vặt. Sự cân đối có nghĩa là các mảng, các hoạ tiết, các độ đậm nhạt và màu sắc phải đ- ợc bố trí cân bằng làm cho mắt ngời xem đợc dẫn đi hết diện tích đợc trang trí, không có sự bố trí bị lệch hoặc bị dồn vào một phía.

Tóm lại: Nguyên tắc về sự tơng phản và sự cân đối trong trang trí là hai quy tắc có tính chung nhất có thể áp dụng cho mọi thể loại trang trí. Nguyên tắc tơng phản làm đa dạng cho trang trí. Quy tắc cân đối giữ cho bố cục có sự thăng bằng, hài hoà. Một trang trí đẹp là đảm bảo đợc những nguyên tắc đó.

1.1.2. Một số hình thức đợc sử dụng trong trang trí.

Trang trí có nhiều cách sắp xếp, nhng thờng nhắc đến những cách sau đây:

- Nhắc lại: Là hình thức sử dụng một họa tiết vẽ lặp lại nhiều lần trong những khoảng cách đều đặn tạo nên một nhịp điệu hoặc đối xứng nhau, tạo ra sự thăng bằng.

Khi trang trí ngời ta thờng dùng một hoạ tiết nhiều lần theo chiều dài của đờng diềm; ở bốn góc, ở giữa các trục đối xứng, hay theo chu vi của hình vuông, hình chữ nhật, chạy theo đờng cong, đờng tròn hay ở giữa các trục đối

Ví dụ:

Cách sắp xếp hoạ tiết nh trên ở bài trang trí gọi là nhắc lại. Cách sắp xếp nhắc lại yêu cầu các hoạ tiết phải vẽ bằng nhau, giống nhau về chi tiết, đậm nhạt và màu sắc.

- Xen kẽ: Dùng một hoạ tiết trong bài trang trí nhiều đôi khi làm cho nó trở nên buồn tẻ, khô cứng, kém đi vẻ đẹp. Ngời ta có thể dùng nhiều hoạ tiết khác nhau, vẽ cái nọ xen lẫn cái kia tạo cho bài trang trí có sự phong phú, vui mắt, đỡ đơn điệu, tẻ nhạt.

Thực ra cách sắp xếp này là nhắc lại một cụm hoạ tiết. Cách sắp xếp xen kẽ thờng thấy ở đờng diềm, hình vuông, hình tròn... Những hoạ tiết giống nhau đòi hỏi phải bằng nhau, nh nhau về màu sắc và đậm nhạt.

Ví dụ:

- Đối xứng: Là cách sử dụng các hoạ tiết, các mảng màu vẽ đối diện với nhau qua một trục (hoặc nhiều trục). Yêu cầu hoạ tiết phải bằng nhau, nh nhau về màu sắc và đậm nhạt để khi gấp theo trục đối xứng chúng phải trùng khít với nhau. Cách sắp xếp này ta thờng thấy ở bài trang trí đờng diềm, hình vuông, hình tròn.

Trong thực tế, cách sắp xếp đối đã "có" một cách rất tự nhiên ngoài ý muốn của con ngời. Thí dụ: con bớm, con ngời, chiếc lá, bông hoa... đối xứng nhau qua một trục. Cách sắp xếp đối xứng đã "vào" cuộc sống từ xa xa của con ngời cũng rất tự nhiên không bị ràng buộc, gò ép bởi ai. Thí dụ trang trí nhà thờ nơi thờ cúng tổ tiên... nhìn mâm cỗ ngày giỗ ngày tết cũng thấy cách sắp xếp

đối xứng rất rõ giữa các bát đĩa và màu sắc của các món ăn. Cách sắp xếp này thờng vận dụng trong trang trí cơ bản: trang trí hình vuông, hình tròn...

Ví dụ:

- Cân đối: Cách sắp xếp cân đối thể hiện ở chỗ: các hoạ tiết hay hình mảng trang trí không bằng nhau về diện tích, không giống nhau về hình dáng, kích thớc, đậm nhạt nh cách sắp xếp đối xứng mà tơng xứng với nhau qua trục (tởng tợng) để tạo cho hình thể trang trí cân bằng, tránh đợc thế cứng, đồng điệu của đối xứng. Cách sắp xếp này thờng vận dụng trong trang trí hội trờng, hội nghị, sân khấu và các đồ vật (trang trí ứng dụng).

Ví dụ:

- Phá thế: Cách sắp xếp này có ý nghĩa phá thế gò bó, đơn điệu của hình thể trang trí: hình vẽ, hình mảng không bằng nhau, đậm nhạt không nh nhau. Trong trang trí cần có mảng to, mảng nhỏ, có hình tròn, hình tứ giác, có nét thẳng, nét cong, có nét ngang nét dọc, có màu đậm màu nhạt, có màu nóng màu lạnh phối hợp với nhau một cách hợp lý tạo nên sự hài hoà, ăn ý - tạo nên vẻ đẹp nhiều hình vẻ. Cách sắp xếp phá thế thực ra đợc vận dụng một cách tự nhiên trong mỗi bài vẽ, mỗi cách sắp xếp - sự khác nhau giữa các mảng to - nhỏ, đậm - nhạt, nét cứng - mềm, nét ngang - dọc... Sắp xếp phá thế thể hiện một cách sinh động trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (Nam Hà) thế kỷ thứ VII - VI trớc CN: từ ngoài vào trong của mặt trống là các đờng diềm tuy chúng có các hoạ tiết khác nhau, song dù sao vẫn thấy đơn điệu trong cách bố cục. Nhng

đờng diềm chạy tròn tạo cho mặt trống sinh động, đẹp, làm cho ngời ta cảm giác nh có tiếng trống và âm thanh đang toả.

Trên đây là các cách sắp xếp (bố cục) thờng đợc vận dụng trong trang trí. Mỗi cách sắp xếp có một u điểm, tạo nên vẻ đẹp riêng, song cũng có những hạn chế nhất định. Khi vận dụng vào trang trí không nên tách bạch cách sắp xếp này hay cách sắp xếp khác mà phải phối hợp một cách hợp lý giữa chúng với nhau để bài vẽ đẹp, hài hoà.

Một phần của tài liệu Trang trí và vấn đề dạy học vẽ trang trí ở tiểu học (Trang 34 - 38)