Miêu tả theo cảm quan mà không phải là ghi chép hiện thực

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 94 - 103)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Miêu tả theo cảm quan mà không phải là ghi chép hiện thực

Miêu tả cái vắng mặt là “nghệ thuật thông báo cái không thể thông báo, diễn đạt cái không thể diễn đạt " [Nguyễn Văn Dân (1996), “Kafka với cuộc chiến chống phi lí”, Tạp chí Văn học Nước ngoài, số 4]. Đây vốn là một thủ pháp trần thuật được áp dụng trong văn chương hiện đại. Văn chương hiện sinh về mặt lý luận sáng tác, là lối văn thiên ghi chép thực trạng khốn cùng của cuộc sống con người, không thiên về mô tả theo lối phản ánh hiện thực. “Cảm quan” đó chính là bản chất của sự miêu tả trong văn chương hiện sinh. Hiện thực không quan trọng bằng trình độ tiếp cận hiện thực.

Sự miêu tả cái vắng mặt, đúng như nhà thơ Jan Skacel người Tiệp Khắc đã từng viết:

“Các nhà thơ không sáng chế ra các bài thơ Bài thơ nằm đâu đó ở phía sau kia

Lâu lắm rồi nó vẫn ở đó

Nhà thơ chỉ có việc khám phá ra nó.”

Cái quan trọng là “khám phá ra nó”, bởi nó đã tồn tại lâu rồi. Như vậy, con đường để đến với hiện thực không phải là anh miêu tả cái gì, mà quan trọng là anh đi bằng con đường nào để đến với hiện thực. Muôn đời bài thơ vẫn ở đó. Và, đến lượt các nhà văn hiện sinh - biểu hiện cho một trạng thái tiếp cận hiện trạng buồn thảm, tiếp cận tại mỗi sát na của đời sống - con đường đi đến hiện thực - bài thơ ấy là con đường miêu tả cái vắng mặt. Vậy là cái vắng mặt vô hình trung trở thành cái có mặt

thường hằng, đâu đó, ẩn đằng sau, xa phía trước, là cái khơi gợi mà lại là cái đích của cách “nhìn thấy”. Như vậy, nói rộng ra, miêu tả cái vắng mặt thực chất là một hình thức hoán dụ, lấy cái hiện tượng đều đều, bên ngoài, vắng bóng để nói cái khuất bóng, như là trầm tích ở đằng sau.

Sống mòn là cách tiếp cận hiện thực không theo lối phản ánh, ẩn đằng sau đề tài “chết mòn” là đề tài về cái đói, về đời sống tinh thần, trạng thái tồn tại dở sống dở chết của con người trong xã hội và trong thế giới của con người, về bối cảnh xã hội Việt Nam những năm trước 1945. Như vậy, có thể khẳng định, cái quan trọng quán xuyến toàn bộ tác phẩm Sống mòn đó là cách thức tiếp cận hiện thực. Trong Sống mòn, tác giả đã miêu tả hiện thực cuộc sống trước 1945 như một bóng đen ảm đảm bao trùm, chi phối toàn bộ con người, cảnh vật. Đó thực sự là một dạng bóng ma ám ảnh. Ta có thể nhận thấy điều này ngay từ đầu tác phẩm với hình ảnh Thứ nheo mắt nhìn ánh nắng hắt lên bức tường quét vôi vàng và kẻ chì nâu, rồi “cúi xuống, lần lượt giở mấy quyển sách giáo khoa để trên đùi”, và cuối tác phẩm: “Hà Nội vẫn lùi dần, lùi dần... và bây giờ thì xa rồi, khuất hẳn rồi. Hai bên bờ sông, lần lượt qua những đồng ruộng và những khóm tre, những làng mạc xo ro, những người nhà quê bao nhiêu đời nay đương đánh vật nhau với đất. Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày”.

Nam Cao, trong Sống mòn không miêu tả như theo lối phản ánh hiện thực, xây dựng hiện thực thật gắt gao, nhưng cách triển khai để nói về hiện thực của nhà văn thì đạt đến độ sâu sắc, ám ảnh. Có cảm giác, nơi đâu, ở đoạn văn nào, bối cảnh xã hội khốn cùng, cái đám mây ảm đạm cũng bao phủ, chi phối đến nhân vật. Ngay cả cái cách chuyển nhà của Thứ và San, do sĩ diện nên muốn chui tọt vào nhà đóng cửa lại cho xong, chúng ta cũng có thể hiểu sự chi phối của hoàn cảnh. Có thể nói, lối miêu tả trong Sống mòn là lối miêu tả trạng thái nhân sinh, lối miêu tả theo lối cảm quan nhiều hơn là ghi chép hiện thực. Cái hiện thực ở đây không hiện lên rõ nét, không được miêu tả như Ngô Tất Tố hay Nguyễn Công Hoan, nhưng gần như hiện thực lại tỏa bóng trong mọi ngõ ngách của tác phẩm. Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa riêng biệt

trong tác phẩm, cách miêu tả của Nam Cao còn vượt thoát khỏi tính lịch sử- cụ thể, hướng đến cái phổ quát. Bất kể lúc nào, hễ xã hội tồn tại những bất cập về đói nghèo, về tình trạng mất nhân tính thì chừng đó, hiện thực theo lối miêu tả cái vắng mặt còn được thể hiện. Và lúc này, cái quan trọng vẫn là trình độ tiếp cận hiện thực, góc nhìn về hiện thực, chứ không phải bản thân hiện thực.

* * *

Như vậy, ở chương 3, chúng tôi tiến hành phân tích tính hiện đại của tác phẩm

Sống mòn thể hiện trong một số phương diện nghệ thuật: hướng đến một cốt truyện thủ tiêu xung đột; một kiểu miêu tả thoát ly những ràng buộc chủ nghĩa hiện thực “cổ điển” và tính hiện đại thể hiện trong tổ chức trần thuật. Các phương diện nghệ thuật mà chúng tôi khảo sát đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều cùng tương tác lên mục đích thể hiện trong tác phẩm. Nhìn chung, Sống mòn là tác phẩm mà nội dung được hiện lên thông qua hình thức tổ chức cốt truyện khác với truyền thống, thêm vào đó là sự xen lẫn với rất nhiều chi tiết trong cuộc sống hàng ngày, gần như không có những xung đột đáng kể. Cứ thế, tuần tự trong tác phẩm diễn ra, tiếp chuyển từ trang đầu đến trang cuối; và, cũng cứ như thế, một hiện thực khác ẩn đằng sau được hiện lên thông qua sự ám ảnh, ám gợi với bạn đọc. Đây chính là sự thành công độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Sống mòn.

KẾT KUẬN

1. Nam Cao là một nhà văn lớn, điều ấy đã được khẳng định từ lâu. Và mặc lòng, những ý kiến bàn bạc, nghiên cứu về ông đến nay không còn ít, nhưng mỗi lần đọc Nam Cao, chúng ta vẫn có thể gặp được những ý nghĩ bất ngờ, lí thú. Sống mòn

là một tác phẩm hứa hẹn nhiều bất ngờ. Ngoài những điểm chung với các nhà văn hiện thực cùng thời, Nam Cao, ở một góc riêng, vẫn luôn nung nấu những khát vọng vượt thoát khỏi những quy phạm của thời đại để mở ra những lí tưởng thẩm mĩ mới. Điều này không chỉ được ông phát biểu thông qua các tuyên bố của nhân vật, mà còn thể hiện cụ thể trong sáng tác của chính mình.

2. Sống mòn là tiểu thuyết duy nhất của Nam Cao, được viết trong một điều kiện khá đặc biệt, hội đủ những yếu tố quan trọng về mặt xã hội - thẩm mĩ để trở thành một tiểu thuyết giàu tính hiện đại. Đó là sự bấp bênh của lịch sử, những mặc cảm, những cảm nhận lo âu của con người trong một thời đại lo âu; là những dấu hiệu của các học thuyết triết học, các trường phái văn chương hiện đại, các trường phái, lí thuyết nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại

3. Tính hiện đại của Sống mòn thể hiện trước hết trên bình diện tư tưởng thẩm mĩ. Đó là những cảm nhận về một đời sống ngưng trệ, tù đọng, quẫn bách, một nỗi buồn thấm thía trong đời sống hiện thực, trong tâm hồn mỗi cá nhân, một đời sống vô nghĩa lí, thậm chí là phi lí của những con người, những kiếp người. Đấy là những mặc cảm, những ấn tượng về sự nhỏ bé, cô đơn và kiếp đoạ đày, hành xác, sự bất lực của những con người thời hiện đại.

Viết về con người, về xã hội trên lập trường của chủ nghĩa hiện thực, nhưng những gì mà Nam Cao đã viết không chỉ dừng lại ở những câu chuyện nỗi thống khổ bị áp bức, tình trạng nghèo kém của con người. Sống mòn là sự thể hiện những cảm nhận giàu tính triết học và tính thơ về con người với những mặc cảm của sự tha hoá như một nét bản chất của sinh tồn, sự đoạ đày, hành xác và sự bất lực của con người trước cuộc sống.

Cái nhìn của Nam Cao về con người, cuộc sống trong là cái nhìn xoáy sâu vào bản chất của thế giới, cái nhìn xuất phát từ sự nhạy cảm tuyệt vời trước số phận con

người, và thường chỉ có ở những con người hiện đại. Chính vì thế, con người, xã hội trong Sống mòn có những nét dáng của tiểu thuyết hiện đại. Nếu những điều đó là có thật, thì nền văn học Việt Nam có quyền tự hào về điều đó.

4. Để thể hiện những tư tưởng - thẩm mĩ ấy, hiển nhiên ngòi bút của Nam Cao cũng không thể đưa theo những quy phạm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực cổ điển. Ông đã có những cách tân để tiểu thuyết của ông trở thành tác phẩm có lối viết mang tính hiện đại sâu sắc. Đấy là việc xây dựng cốt truyện không dựa vào các tình huống kịch tính, thủ tiêu xung đột và nỗ lự kéo giãn cốt truyện và tạo ra sự trễ nải của tác phẩm bằng cách kể chuyện nhẩn nha, chậm rãi. Trong Sống mòn, Nam Cao cũng đã có nhiều hành động thoát li khỏi những ám ảnh của chủ nghĩa hiện thực cổ điển như việc khái quát hiện thực không bằng hình thức bản thân hiện thực, thoát li điển hình hoá và để tác phẩm tự bộc lộ ý nghĩa. Tính hiện đại trong Sống mòn còn thể hiện trong sự lựa chọn đề tài, trong cách di động điểm nhìn và miêu tả cái vắng mặt...

Với tất cả những gì đã thể hiện, Sống mòn có thể nói là một tiểu thuyết xuất sắc, nó góp phần khẳng định tài năng của Nam Cao, và góp phần làm đẹp, phong phú thêm nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1981), “Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử”,

Tạp chí Văn học, (4).

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 3. Bakhtin.M (1998), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 4. Bakhtin.M. (2006), “Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ

thuật ngôn từ” (Phạm Vĩnh Cư dịch), Văn học nước ngoài, (1).

5. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9).

6. Brewster.D - Burrell.J.A (2006), Tiểu thuyết hiện đại (Dương Thanh Bình dịch), Nxb Lao Động, Hà Nội.

7. Nam Cao (1998), Sống mòn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

8. Nam Cao (1998), Truyện ngắn tuyển chọn, Nxb văn học, Hà Nội. 9. Nam Cao (1999), Về tác giả tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Đào Ngọc Chương, “Tiểu thuyết - Những vấn đề thi pháp (từ một cái nhìn so sánh)”, www.hcmussh.edu.vn.

11. Nguyễn Văn Dân (1996), “Kafka với cuộc chiến chống phi lí”, Văn học nước ngoài, (4).

12. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lí, Nxb Văn hoá thông tin – Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

14.Nguyễn Văn Dân, “Con đường phát triển của kỹ thuật tiểu thuyết”, http://lethieunhon.com

15. Đỗ Đức Dục (1971), “Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam”, Tạp chí văn học, (4).

16. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

17. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Đặng Anh Đào (1993), “Sự tự do của tiểu thuyết - một khía cạnh thi pháp”, Tạp chí Văn học, (3).

19. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung (1998),

Văn học Việt Nam1900 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học hiện sinh, Nxb Văn học, Hà Nội.

22. Hà Minh Đức - Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lý luận vănhọc (3 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

23. Hà Minh Đức (1992), “Nam Cao phê phán và tự phê phán”, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb KHXH, Hà Nội.

24. Hà Minh Đức (Chủ biên), ( 1997), Lý luận văn học, Nxb GD, Hà Nội.

25. Dương Quảng Hàm (1951), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Bốn phương, Hà Nội. 26. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Đỗ Đức Hiểu (1992), Hai không gian sống trong Sống mòn, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

28.Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

29.Nguyễn Hoà, “Tiểu thuyết khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế”, http://Vietnamnet.vnn.vn.

30. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Tô Hoài (1956), “Người và tác phẩm Nam Cao”, Văn nghệ, (145).

32. Nguyễn Thị Mỹ Hương (2007), “Các phương thức thể hiện con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (4). 33. Kafa.F (2003), Tuyển tập tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

34. Khrapchenko.M.B (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

35. Kundera.M (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà Nẵng. 36. Lê Đình Kỵ (1946), “Nam Cao con người và xã hội cũ”, Văn nghệ, (54).

37. Tôn Phương Lan, Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết trong bố cảnh giao lưu văn học, http:/www.vienvanhoc.org.vn

38. Phong Lê (1968), “Sống mòn và tâm sự của Nam Cao”, Tạp chí Văn học, (9) 39. Phong Lê (1980), Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

40. Phong Lê (1984), “Nam Cao”, trong Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Phong Lê (1984), “Tiểu thuyết hôm nay”, Tạp chí Văn học, (2).

42. Phong Lê (1986), “Người trí thức kiểu Nam Cao và chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực”, Tạp chí Văn học, (6).

43. Phong Lê (1992), “Sự sống và sức sống trong văn Nam Cao”, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

44. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 45. Phong Lê (1997), “Đọc lại và lại đọc Sống mòn”, Tạp chí văn học, (10).

46. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

47. Phong Lê (1997), “Nam Cao. Phác thảo sự nghiệp và chân dung”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Phạm Quang Long (1994), “Một đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nam Cao”, Tạp chí Văn học, (2).

49. Phương Lựu (Chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

51. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), (2002), Lịch sử văn học Việt nam, (Tập 3), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

52. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

53. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.

54. Phạm Thị Ngọc, Vũ Nguyễn (tuyển chọn), (2007), Sống mòn - Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội.

55. Vương Trí Nhàn (2002), “Tìm nghĩa khái niệm hiện đại”, Tạp chí Văn học, (1). 56. Vương Trí Nhàn (2002), Chân dung nhà văn, Nxb Văn học, Hà Nội.

57. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

58. Vũ Ngọc Phan (1996), “Sự tiến triển của văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Tiên phong (3), (in lại trong Sưu tập trọn bộ Tiên phong), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

59. Hoàng Phê (Chủ biên), (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

60. Popelov.G.N (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Nghĩa Trọng dịch), tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Nguyễn Khắc Sính (2006), Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại văn học,

NXB Văn học, Hà Nội.

62. Trần Đăng Suyền (1991), “Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao”, Tạp chí Văn học, (5).

63. Trần Đăng Suyền (1998), “Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà văn nhân đạo chủ nghĩa lớn”, Tạp chí Văn học, (6)

64. Trần Đình Sử (1992), Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 65. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, Nxb Đại học Quốc gia,

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w