Tạo chiều sâu nội dung bằng lối kể chuyện nhẩn nha, chậm rãi

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 77)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Tạo chiều sâu nội dung bằng lối kể chuyện nhẩn nha, chậm rãi

Có thể nói rằng, lối kể chuyện cơ bản trong Sống mòn là lối kể chuyện nhẩn nha, chậm rãi, tức nhà văn không đi sâu vào các xung đột, mâu thuẫn, không tập trung xoáy sâu vào các biến cố. Lối kể chuyện này được kết hợp với phong cách lạnh lùng, điềm tĩnh khi trần thuật của Nam Cao làm cho câu chuyện hiện lên một cách chân thực, một kiểu hiện thực chỉ có ở Nam Cao, xét đến thời điểm tác phẩm ra đời - hiện thực ngày nối ngày, xoay quanh các diễn biến sinh hoạt, không có kiểu hiện thực mà người ta hay gọi là “kiểu hiện thực trong tiểu thuyết”.

Lối kể chuyện nhẩn nha, chậm rãi được thể hiện trước hết ở việc nhà văn đi sâu vào đời sống tâm lí của nhân vật. Nhưng khác với các tác phẩm khác của chủ nghĩa hiện thực phê phán, đời sống tâm lí mà Nam Cao đi sâu vào phản ánh là kiểu tâm lí hàng ngày. Những mâu thuẫn, những nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày đã tác động tới tâm tư, tình cảm, lương tâm của nhân vật khiến cho nhân vật phải suy nghĩ. Phải chăng, điều này chỉ xảy ra ở nhân vật trí thức? Nghĩa là, xét về hình thức, về đối tượng, cũng rất chân thực. Nhưng, như đã nói, đây là những diễn biến trong cuộc sống thường ngày. Trong tác phẩm hoàn toàn không có những biến cố mà nhân vật phải đối diện, không có một hiện thực theo lối tư biện của tác giả, mà ở đây là những câu chuyện, những khúc tâm lí quanh co, lặp đi lặp lại của những nhân vật là thầy giáo, cô giáo, trong đó tập trung là Thứ. Tâm lí nhân vật ở đây là các biểu hiện yêu ghét, giận thương, những trăn trở. Điều này biểu hiện ngay cả việc như nghe giọng nói của Oanh: “Tiếng the thé, hách dịch, gắt gỏng” khiến cho “Thứ ghét những người đàn bà như vậy. Y thấy một nỗi tức đột ngột xông lên óc. Y đứng phắt lên, mở cửa trước ra hiên gác”; hay khi biết tường tận về chuyện vợ chồng của San, Thứ bộc lộ: Thứ khinh San lắm. Thế cũng lấy vợ nhà giàu!. Ông bố vợ y cũng có một địa vị cao cả ở làng. Nhưng y coi đó là một sự nhu nhược của y. Y đã không cương quyết nổi đến cùng, để chống lại sự quyết định của gia đình. Y đã phải trách y nhiều về chỗ ấy.”. Nói chung, tâm lí của nhân vật trong tác phẩm chỉ xoay quanh những câu chuyện liên quan xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, trong giờ lên lớp, khi về nhà, khi chứng kiến những cảnh

bất công, khi đối mặt với cuộc sống thiếu thốn; và, gắn rất chặt với sự di chuyển của nhân vật. Nghĩa là gắn với không gian, thời gian.

Trong tác phẩm, một điều cố định trong cách miêu tả của Nam Cao đó là luôn chú trọng những chi tiết trong sinh hoạt, trong cuộc sống của nhân vật. Do đó, nhà văn giành khá nhiều câu chữ để miêu tả không gian, thời gian. Điều này đã làm cho nhịp độ của câu chuyện trở nên chậm chạm, chảy trôi từ từ. Không gian trong tác phẩm có hai loại không gian cơ bản: không gian nông thôn – nơi quê nhà Thứ, không gian thành thị - nơi Thứ đi dạy và tạm trú. Nhìn chung, không gian trong tác phẩm, dầu ở nông thôn hay thành thị, đều là kiểu không gian rất ít ánh sáng, (trong tác phẩm hiện thực phê phán, màu sắc của không gian chủ yếu là màu đen). Ở đây không gian không tối tăm, ngột ngạt như không gian trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố) mà là thứ không gian nhờ nhờ, trầm uất. “Lối đi bẩn thỉu và rác rưởi,... những vũng nước đen, những chỗ đất phủ rêu lầy nhầy, những đống rác lù xù, bừa bãi,... mùi khai khai, khăn khẳn bốc lên”. Bên cạnh, không gian, tác giả còn khéo léo vận dụng thời gian phù hợp. Thời gian trong tác phẩm, chỉ xoay quanh chuyện Thứ lên tỉnh rồi về nhà, có những chương tác giả chỉ tập trung miêu tả trong một thời gian rất ngắn, không thay đổi - thời gian của một buổi ở nhà, một buổi đến trường dạy học. Tựu trung, thời gian trong tác phẩm là thời gian ngưng đọng.

Nếu như không gian trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố là không gian của những xung đột xã hội bề nổi (cảnh bắt trói, đập đánh anh Dậu và cảnh phản kháng của chị Dậu đối với bọn cường hào quan lại) hay Không gian đập đánh, rạch mặt ăn vạ, chửi bới, la hét... của Chí Phèo thì không gian trong Sống mòn là một không gian xã hội bề chìm. Đó là xó nhà quê và ngoại ô Hà Nội nhem nhuốc và không gian tinh thần mơ ước, không gian hồi tưởng, không gian khát vong... Thứ mơ ước được đi Mác - xây Pháp, thứ học, đọc sách để mở rộng tầm nhìn ra không gian thế giới để nhìn sâu vào tâm hồn con người. Nhưng rồi Thứ cũng hoàn toàn tuyết vọng phải quay trở về “xó nhà quê”. Cũng nói về không gian xung đột xã hội nhựng ở Sống mòn Nam Cao không để cho nhân vật hành động dữ dội mà nó chỉ hành động trong tâm lý, trong suy

tưởng, trong sự miêu tả tâm lý... nhưng vẫn đạt hiệu quả cao đối với người tiếp nhận tác phẩm.

Không gian nhờ nhờ ánh sáng, ẩm thấp gắn với thời gian ngưng đọng đã tạo nên sức mạnh hủy diệt đối với con người. Mọi hành động, diễn biến trong tác phẩm trở nên chậm chạp, ít tiếng động (khác với tác phẩm hiện thực phê phán - thường miêu tả rất động, có tính thôi thúc con người hành động, và cũng rất nhiều động từ mạnh). Nhân vật cứ lặp đi lặp lại chuỗi ngày nhàm chán, nhưng lại không thể hành động để thoát khỏi hoàn cảnh. Bởi thế, tâm trạng chung của nhân vật trong Sống mòn

là muốn đập phá, gây sự, nổi loạn (điều này thể hiện ngay cả ở nhân vật Liên - vợ Thứ, một người rất thuần phác, nhân hậu). Kỳ thực đây là tâm trạng cùng quẫn, bất lực trước thực tại. Điều này đã làm nên cái mà Nam Cao gọi là “chết mòn”. Về một bình diện nào đó mà nói thì cách miêu tả của Nam Cao đã khiến người đọc liên tưởng tới cách miêu tả của phi lý. Một tình trạng nhờ nhờ chậm rãi, một sự vô nghĩa đến độ - Đó là mẫu số chung của văn chương hiện sinh, văn chương phi lý, tiêu biểu là tác giả Kafka. Ở nội dung này, chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của thạc sỹ Lê Văn Mẫu (Đại học Phạm Văn Đồng – Quảng Nam) trong bài viết Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka:

“Trong văn học truyền thống, con người thường hòa mình vào không gian vũ trụ và xem không gian vũ trụ là những gì lý tưởng nhất cho con người hướng tới. Con người trong sáng tác của F. Kafka lại khác, hầu như chỉ tồn tại trong không gian ngột ngạt tù túng. Con người quen thuộc gắn bó với không gian này đến nỗi không thể sống thiếu nó được. Tính chất phi tự nhiên, phản truyền thống của không gian ấy là một ẩn dụ sâu sắc về sự tha hóa của con người.

Trong bộ tiểu thuyết Lâu đài, Vụ án, và một số truyện ngắn của F. Kafka, ta thường gặp những đoạn miêu tả hình ảnh những căn phòng chật hẹp yếm khí, thế giới đồ vật được bố trí bề bộn trong đó lấn át đi phần tồn tại của con người, làm không gian ấy càng ngột ngạt hơn. Ở tiểu thuyết Lâu đài, căn phòng người ta bố trí cho người đạc điền nơi quán trọ là một cái gác xép không được thông gió. Những người giúp việc nơi quán trọ luôn ở trong ánh điện, trong bầu không khí ngột ngạt,

nghỉ ngủ chui rúc ở xó xỉnh nơi nhà kho, nhà bếp. Những đám nông dân chen chúc nơi quán trọ sặc sụa mùi bia rượu. Chánh thanh tra Klamm sống trong một căn phòng kín, tách biệt với thế giới bên ngoài, chỉ được thông với bên ngoài bằng một cái lỗ nhỏ thiếu sinh khí. Đặc biệt F. Kafka đã phủ mờ không gian lạnh lẽo của tuyết xuống Lâu đài, xuống làng “Ở dưới này tuyết ngập đến cửa sổ của những ngôi nhà nhỏ, treo thành từng khối từ trên các mái nhà đến mức gần như rũ xuống đến mép cửa sổ”. Trong những căn nhà nhỏ, nhiều người sống chen chúc bất luận trẻ con hay người già, thanh niên hoặc phụ nữ. Người ta sống trong căn phòng tranh tối tranh sáng, không khí tù mù bốc lên từ các lò sưởi ảm đạm ngột ngạt và tù túng tưởng chừng như vượt quá giới hạn chịu đựng của con người.

Đến Vụ án, không gian ngột ngạt tù túng lại xuất hiện dày đặc hơn. Căn phòng xét xử Jozef K lần đầu tiên chật ních người, trần nhà lại quá thấp “người ta đứng chen chúc, ai cũng phải lom khom, đầu và lưng đụng vào trần nhà”. Căn phòng tối lờ mờ, đầy bụi bặm và khói, đám đông ăn mặc tồi tàn, thậm chí có người còn mang theo gối, đệm, đội lên đầu để khỏi va vào trần. Tòa án được bố trí ở vị trí tầng nóc ọp ẹp, không khí nặng nề. Luật sư Hun sống trong căn phòng thấp lè tè, không có cửa sổ và kê vừa đủ một chiếc giường hẹp. Họa sĩ Titoreli sống trong một căn phòng mà theo Jozef K “Chưa bao giờ tự mình quan niệm nổi một cái buồng con tồi tàn như thế mà người ta có thể gọi được là xưởng vẽ. Ngang dọc mỗi chiều không nỗi lấy được trông hai bước chân”. Tệ hại hơn, căn phòng lại bừa bộn những chăn, gối, đệm, quần áo, tranh ảnh và đặc biệt là chưa được thông khí. Thế giới đồ vật, không gian ngột ngạt đã chiếm không gian tồn tại con người. Con người quá nhỏ bé trước thế giới, sự tồn tại của con người là không thực, tồn tại mà như không tồn tại, sống mà dường như đã chết...”

Với cách miêu tả, lối trần thuật của mình, Nam Cao đã thực sự tạo nên một kiểu hiện thực hoàn toàn mới so với văn chương Việt Nam thời điểm tác phẩm ra đời (thậm chí nếu xét cho cùng thì chỉ đến Văn học miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 với các tên tuổi Dương Nghiễm Mậu, Bình Nguyên Lộc và một vài tác phẩm gần đây như của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh chúng ta mới nhận thấy).

Theo quan điểm của chúng tôi, hiện thực mà Nam Cao phản ánh trong Sống mòn

là hiện thực có chiều sâu, đúng bản chất tâm lý mệt mỏi, buồn chán của người trí thức đương thời và sự ù lì trong sự phát triển của xã hội. Cái khác của Nam Cao so với các nhà văn khác là ở chỗ, tác giả không tạo dựng, không hư cấu những tình huống oan nghiệt, trớ trêu, mà đơn thuần chỉ kể một câu chuyện thuần túy như ngoài cuộc đời. Trong nghệ thuật tạo dựng tác phẩm, không cứ phải tạo các mâu thuẫn, xung đột mới tạo nên một hiện thực, thậm chí có thể xem đó là hiện thực dễ dãi, bởi quá nhiều nhà văn quen với cách thức đó; ngược lại, hiện thực có khi là chuỗi những câu chuyện không “đao to búa lớn”, chỉ đơn thuần là những chuyện sinh hoạt, nhưng có sức ám gợi, sức biểu đạt lớn. Từ đây, xuất hiện một vấn đề mà lí luận hiện đại vẫn chưa giải quyết được. Đó là: thế nào là hiện thực? Đây là cái gốc để xem xét mức độ phản ánh của nhà văn, xem xét tính chân thực trong tác phẩm.

Nhưng, như chúng tôi đã nói, Nam Cao luôn có ý thức xoáy sâu vào tâm trạng của những trí thức tiểu tư sản. Đây là một bình diện để khẳng định sự nhẩn nha trong trần thuật. Khảo sát trong tác phẩm, chúng tôi thấy, gần như cứ mỗi chi tiết liên quan đến hoạt động của nhân vật là gắn liền với một (một đợt) biểu hiện tâm lí. Cứ như thế, mối quan hệ giữa sự kiện và tâm lí là mối quan hệ bắt đuổi, khiến cho mạch truyện được duy trì và triển khai. Không có cao trào, không có độ chùng xuống. Chẳng hạn, xin lược kể một đoạn, Chương V, Thứ được nghỉ ở nhà, lại thấy lòng nhẹ bỗng vì không phải trông thấy Oanh, lúc đó Mô đến gần và thưa chuyện, Thứ nghĩ đến chuyện cưới hỏi của Mô, nghĩ đến toan tính của Oanh, rồi tiếp tục nói chuyện với Mô, rồi nghĩ đến thân phận của mình - một giáo khổ trường tư, mặc quần áo rẻ tiền, hèn nhát, rụt rè. Chính cách triển khai này đã làm cho cuộc sống trở nên chậm chạp, ngưng trệ, cái tồn tại từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ là cái tâm lí nặng nề, bế tắc của những thầy giáo trường tư.

Và, cũng chính vì chú trọng vào tâm lí, vào miêu tả những tình huống nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày mà câu văn trong Sống mòn chủ yếu là câu văn nhiều thành phần, câu có độ dài tương đối. Hơn nữa, các câu còn sự điệp khúc, sự nối kết liên hoàn: “Y đã già đi, đã xấu đi nhiều. Y đã có vợ, có con. Y là một ông giáo khổ

trường tư. Y mặc những quần áo rẻ tiền, xộc xệch và đã bạc màu.”; “Y sẽ không có một lời nào khiến cho Liên phải buồn rầu. Y sẽ cố giữ cho nỗi sum họp được hoàn toàn trong trẻo. Và nếu bà y với mẹ y có giận nhau, thì y sẽ coi thế là thường, là một sự không đáng quan tâm, và y nhất định không vì thế mà bực bội...”. Không những vậy, cách miêu tả và trần thuật của Nam Cao còn khiến cho văn chương của ông sử dụng một lượng lớn từ loại tính từ và danh từ.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong Sống mòn, Nam Cao đã cố tình tạo nên một dạng cốt truyện mới. Ở đó không có các xung đột gay gắt, kịch tính; thậm chí nhà văn còn đưa vào nhiều hình thức nhằm kéo giãn cốt truyện; và, tất cả được kết hợp hài hòa với một lối văn trần thuật nhẩn nha, chậm rãi. Xét về một phương diện nào đó mà nói, thì cách tạo dựng cốt truyện như trên là một hình thức lựa chọn con đường đến với hiện thực khác với trào lưu văn học hiện thực phê phán.

Tóm lại, Sống mòn ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng đến nay chúng ta vẫn thấy nó rất mới mẻ trong một số phương diện nghệ thuật. Đây cũng chính là sự vượt thoát ra khỏi những quy phạm của thời đại, từ nội dung ý nghĩa đến phong cách thể hiện. Viết Sống mòn, Nam Cao không xây dựng theo lối viết cổ điển nhưng vẫn đạt đến một trình độ mẫu mực. Đó là việc hướng đến một cốt truyện thủ tiêu xung đột, cốt truyện không có tình huống kịch tính, sự kéo giản cốt truyện và tạo chiều sâu nội dung bằng lối kể chuyên nhẩn nha, chậm rãi.

3.2. Kiểu miêu tả thoát ly những ràng buộc chủ nghĩa hiện thực “cổ điển”

3.2.1. Khái quát hiện thực không bị chi phối bởi hình thức bản thân hiện thực

Tác phẩm Sống mòn được hoàn thành tháng 10 năm 1944 ngay trên đất Đại Hoàng - một vùng quê chiêm trũng, quanh năm mất mùa, nghèo đói. Bởi thế, Sống mòn vẫn là tác phẩm lấy hiện thực những năm trước 1945, có thể là tại làng Đại Hoàng, làm cảm hứng. Nhưng, cái đáng ghi nhận ở Nam Cao đó là một hình thức phản ánh hoàn toàn khác so với các cây bút khác.

Văn chương hiện thực phê phán nói chung đã hoàn thành sứ mệnh là một trào lưu phản ánh sắc nét, đạt hiệu quả về hiện thực; nhưng cũng chứng tỏ, khả năng phản ánh hiện thực của các tác phẩm này còn phụ thuộc quá nhiều vào đời sống thực. Bởi

thế, nếu tinh tường, người ta có thể nhận thấy, hiện thực trong các tác phẩm này thường được tổ chức theo dạng diễn biến quá trình, có cao trào thôi thúc, đỉnh điểm, và, việc khái quát hiện thực đó là dựa trên cả chuỗi dài diễn biến, quá trình vừa miêu tả. Không những thế, việc phản ánh còn dựa vào cả một quá trình cường điệu, hư cấu. Do đó, hiện thực trở nên căng thẳng, đòi giải quyết, và rất chân thực so với ngoài cuộc

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w