Bản chất con người là một quá trình tha hoá

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 60 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Bản chất con người là một quá trình tha hoá

Tha hóa được hiểu theo hai nghĩa, một là trở nên khác đi, biến thành cái khác, nhiều chất bị tha hoá do tác động của môi trường. Hai là trở thành người mất phẩm chất đạo đức, sống không phải như bản chất con người ban đầu của mình nữa. Có nghĩa là nó có sự thay đổi xấu trong bản thân con người trên nhiều phương diện. Từ ngoại hình, tính cách, công việc, suy nghĩ… Để đánh giá như thế nào là một con người tha hóa, trước hết chúng ta phải thừa nhận rằng họ là những con người bình thường như bao con người khác, có nghĩa là có sự trọn vẹn về nhân hình, nhân tính. Nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã khiến họ thay đổi, biến

chất. Có thể là do gia đình, do xã hội và cũng có thể là do những ham muốn của bản thân mà làm cho họ mất đi những phần “người ” trong mình.

Trong sáng tác của Nam Cao, điển hình cho sự tha hóa biến chất là Chí Phèo. Trước hết, Chí Phèo là một sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nông thôn nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là hiện tượng người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh dần dần bị tha hoá. Vì hờn ghen vớ vẫn. Bá Kiến đẩy anh canh điền vào nhà tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc để giết anh chết phần “người” trong con người Chí Phèo, biến người nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo. Ở đây chỉ con người rơi vào một tình huống bi thảm, không lối thoát, nhưng người ta chỉ cảm thấy tình huống đó khi ý thức được. Chí Phèo tuy bị tha hoá từ lâu, nhưng trước khi gặp thị Nở, anh sống triền miên trong những cơn say và chưa thấy mình khổ, nghĩa là chưa thật sự có bi kịch nội tâm. Cho đến lúc bị ốm, gặp thị Nở, Chí Phèo tỉnh ra, mới ý thức được tình trạng tha hoá của mình và bi kịch bắt đầu diễn ra trong đờI sống nội tâm của anh. Nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị là bá Kiến được Nam Cao vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của hắn. Đây là một tên cường hào cáo già trong “nghề” thống trị dân đen, được khắc hoạ qua những chi tiết ngoại hình thật độc đáo, từ giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt đến cái cười Tào Tháo. Bằng cách để nhân vật độc thoại, tự phơi ra những tính toán, thủ đoạn, âm mưu thâm độc trong việc đàn áp, thống trị tầng lớp nông dân, tác giả đã lột trần bản chất gian hùng của bá Kiến : mềm nắn rắn buông, sợ kẻ cố cùng liều thân, bám thằng có tóc, một người khôn ngoan thì chỉ bóp đến nửa chừng, ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn… Bản chất gian hùng ấy của bá Kiến tập trung đầy đủ trong cái cách đối xử của hắn với Chí Phèo.

Sống mòn, tuy Nam Cao không đưa ra các tình tiết gây cấn (đập đánh, la hét, rạch mặt ăn vạ, chửi bới…), không khắc họa nhân vật đại diện cho chế độ xã hội cũ

như Bá Kiến trong Chí Phèo, không khắc họa ngoại hình nhân vật để người đọc dễ nhận biết về sự tha hóa nhưng đằng sau đó là những biểu hiện rất lớn trong sự tha hóa của nhân vật, của con người trong thời đại lúc bấy giờ. Đó là sự tha hóa về thế giới nội tâm, tư tưởng, tính cách…

Sự tha hóa trong Sống mòn biểu hiện ở chỗ phó mặc bản thân. Hầu hết những nhận vật chính trong tác phẩm đều là những con người có học, mơ ước trở thành người có ích cho gia đình, xã hội nhưng do hoàn cảnh lúc bấy giờ đã đẩy họ vào bước đường cùng của cuộc sống. Đích, Oanh, Thứ không biết mình sẽ đi về đâu khi trường học bị đóng cửa do chiến tranh. Bi kịch trong Đích gây ấn tượng đối với người đọc, khi biết mình không thể sống do bệnh tật, y nằm chờ chết không dám tính đến chuyện về quê, dường như y quên hết gia đình và quê hương! phó mặc bản thân với trời đất. Biết Đích không thể sống được, Thứ và Oanh bàn đưa anh về quê nhưng Đích quả quyết “Về quê làm gì hở Thứ? Về chỉ càng thêm cực. Thà cứ nằm đây. Nếu quá, tôi sẽ cố lê ra cái bãi cỏ ngoài kia… Tôi sẽ lăn ra mà chết như một đứa ăn mày… Chẳng phải phiền đến ai”. Trường bị chiếm đóng, Thứ bị thất nghiệp rồi lên tàu về quê với những suy nghĩ, những phán xét về bản thân nhưng y cũng bộc lộ sự phó mặc của mình là không toan tính tiếp theo mình phải làm gì và như thế nào nữa. Còn Oanh thì dường như không có một suy tính gì thêm.

Sự tha hóa trong Sống mòn có thể kể đến là dường như nhân vật thiếu khát vọng, kẻ cả người có học như San. Từ đầu đến cuối tác phẩm, chúng ta không thấy San lo lắng về công việc, về cuộc sống và thậm chí còn thể hiện một người vô trách nhiệm trước bản thân cũng như gia đình, bạn bè. Gần gủi với San, Thứ là Mô. Mô cũng sống theo kiểu buông xuôi, sống qua ngày đoạn tháng, Mô chưa bao giờ đưa ra quan điểm, hay lập cho mình một kế hoạch về tương lai. Kể cả Oanh, trước hoàn cảnh trường bị giải thể như vậy mà Oanh cũng không hề có một toan tính gì thêm cho tương lai.

Một đặc điểm của sự tha hóa trong Sống mòn là do sự chi phối của hoàn cảnh. Nếu như Mô trước đây là một con người hiền lành, chịu làm và chịu nghe lời thì sau này do hoàn cảnh đã biến Mô thành kẻ nóng nảy (qua cách đối xử với Oanh) và thậm chí biến mô

trở thành con người vô tâm, đến nỗi mẹ vợ nằm viện mà Mô cũng không chịu vào thăm. Do đồng lương ít ỏi, chi tiêu quá lớn buộc Thứ phải trở thành con người nhỏ nhen, tính toán từng đông xu, từng miếng ăn và thậm chí còn nặng lời với đồng nghiệp và người anh họ nữa (thể hiện qua lá thư và những suy nghĩ của Thứ đối với Đích).

Tóm lại, sự tha hóa, biến chất trong Sống mòn là do miếng cơm manh áo, do hoàn cảnh đưa đến buộc những người trí thức phải sống khác với bản chất của con người thật của mình. Làm nhân vật trở thành những con người ích kỷ, nhỏ nhen và thậm chí là tham lam nữa. Và tệ hại hơn là sự hủy hoại về nhân cách. Thứ đánh đập vợ, dày vò lương tâm, suy tính, nhỏ nhen… San không nghĩ gì đến vợ con, gia đình mà suốt ngày chỉ cười và châm chọc, hơn thế nữa là ngoại tình trong tư tưởng. Đích năm chờ chết không nghĩ gì đến gia đình, quê hương. Sự tha hóa về nhân cách cũng là tiền đề cho sự xuất hiện của những con người mang kiếp đọa đày mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây.

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 60 - 63)