Cốt truyện không có tình huống kịch tính

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 70 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Cốt truyện không có tình huống kịch tính

Nói đến cốt truyện, lẽ thông thường, ta phải nói đến tình huống. Tình huống chính là cái xuất phát điểm để triển khai cốt truyện. Hê ghen từng nói: “Tình huống giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển này bộc lộ và hoạt động; tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt; tình huống trở thành xung đột; tình huống là bước trung gian (giữa tình trạng im lìm và tình trạng hành động)”. Nghĩa là, muốn có cốt truyện, trước hết phải có tình huống. Cũng tùy vào từng tác phẩm, từng quan niệm của nhà văn mà tình huống có thể là tình huống tâm lí, tình huống xung đột… Tuy nhiên, đa phần người ta đều nghĩ rằng, tình huống tạo nên cốt truyện đa phần là tình huống có tính xung đột, kịch tính. Ít nhất điều này hoàn toàn đúng với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945.

Trong văn học truyền thống và kể cả những nhà văn cùng thời với Nam Cao, cốt truyện luôn là yếu tố hàng đầu cho sự sống của tác phẩm. Đọc các sáng tác như

Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, hay thậm chí là Truyện Kiều

của Đại thi hào Nguyễn Du gồm 3254 câu lục bát chúng ta đều dễ nhận thấy cốt truyện và có thể dễ nhớ, dễ kể vì cốt truyện theo một trình tự tuyến tính, các sự kiện, các xung đột, tình huống kịch tính gây ấn tượng lớn đối với người đọc. Ngay cả một số sáng tác của Nam Cao như , Đời thừa, lão Hạc v.v.. cũng rất dẽ cho ta nhìn thấy cốt truyện. Nhưng đối với Sống mòn việc xây dựng cốt truyện nó không tuân theo hình thức truyền thống như chúng ta vừa nêu.

Đối với Nam Cao, tình huống kịch tính cũng được nhà văn sử dụng trong nhiều tác phẩm, chẳng hạn: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó,… Tuy nhiên, đến trường hợp Sống mòn, thì một cuộc thử nghiệm mới được nhà văn đưa ra. Vậy là, kiểu cốt truyện như truyền thống bị dỡ bỏ, thay thế, kiểu tình huống kịch tính bị thế chỗ một cách rõ ràng. Cần khẳng định rằng, cốt truyện trong tác phẩm Sống mòn là rất đơn giản, diễn biến theo lối quanh co, gắn với sự tù túng, bế tắc của xã hội, của tư

tưởng, suy nghĩ bên trong con người, đặc biệt là thông qua thầy giáo Thứ. Tất cả chỉ xoay quanh chuyện Thứ lên tỉnh dạy học, rồi sinh hoạt với các thầy cô, người đi ở, rồi về nhà, lại lên tỉnh, cuối cùng lại về nhà. Bởi thế, tình huống kịch tính trong tác phẩm gần như là không có. Nếu xét cho nghiêm ngặt thì chỉ có tình huống lúc sắp chết của Đích là gây cho độc giả một chút ngạc nhiên, xúc động, còn lại là một trạng thái dềnh dàng, trôi chảy tuần tự trong tác phẩm.

Không tạo dựng tình huống kịch tính, Nam Cao chủ yếu tạo dựng những tình huống trong sinh hoạt đời thường, gắn với sinh hoạt, với cách cảm, cách nghĩ của từng nhân vật. Nhà văn tạo dựng một bối cảnh nhất định, một sự thôi thúc, sự tác động tới nhân vật, rồi từ đó nhà văn cho nhân vật bộc lộ. Tất nhiên, lúc này nhân vật bộc lộ là trên cơ sở sự thôi thúc từ bên ngoài. Chẳng hạn tình huống Thứ bực bội vì Oanh trả tiền công cho Thứ và San không xứng đáng, Thứ quyết định viết thư cho Đích, nhưng rồi chưa kịp viết thì nhận được thư của Đích. Không dừng lại ở đó, Thứ đem bức thư cho San đọc, hai người lại thảo luận, nhận xét. Tiếp đến Thứ viết thư gửi Đích, gửi xong Thứ nghĩ về tâm trạng của Đích, nghĩ về Cảnh, về Oanh. Từ đó, một ý nghĩ chợt đến y nghĩ về Liên - người vợ ở nhà v.v…

Thực tình loại tình huống này như một dung môi, như một bối cảnh để từ đó nhà văn đi sâu vào tái hiện hiện thực. Cứ theo mạch của những tình huống hàng ngày (đến trường, chuyển nhà, tiếp xúc với nhà chủ…), truyện cứ thế được triển khai một cách liên tiếp, tự nhiên. Toàn bộ tác phẩm được cấu tạo nên nhờ các tình huống bình thường ấy liên kết lại.

Một đặc điểm quan trọng để khẳng định tình huống ở đây không kịch tính đó là các tình huống hàng ngày này diễn ra không đầu, không cuối, không có tình huống đầu tiên, tình huống cuối cùng, không có các khúc quanh co, phức tạp, các tình huống thường đơn lẻ, nhỏ nhặt. Có thể dễ dàng “nhặt” ra các tình huống tách bạch nhau như chuyện San giở trò với Oanh trong bữa ăn, San có ý đồ muốn tán tỉnh vợ Mô, tình huống Thứ thấy Tư v.v.. Một điều khác biệt giữa Sống mòn với hầu hết tiểu thuyết nói chung là ở chỗ: các tiểu thuyết nói chung, đa phần tạo nên nội dung tác phẩm nhờ rất nhiều tình huống xúc tiến, tương tác với nhau, mỗi tình huống là mỗi bước đi của

nội dung tác phẩm; Trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, nhà văn đã xây dựng nên nhân vật Xuân tóc đỏ theo một logic, một tuần tự diễn tiến rất phù hợp với các sự kiện và nhân vật, đó là những tình huống “gặp may” mà tạo nên sự thành công. Các tình huống này nó có mối liên hệ khăng khít với nhau và đều đạt đến kết quả tốt nên nó mới tạo ra “Số đỏ” theo đúng nghĩa trào phúng mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả. Sống mòn, ngược lại, các tình huống không chứa một đoạn khúc hiện thực cụ thể nào, nhưng lại ẩn chứa tất cả. Các chi tiết trong Sống mòn rất rời rạc, xem ra không có mối liên quan gì đến nhau nhưng nó lại phản ảnh ánh hiện thực một cách rất sâu sắc. Đó là hoàn cảnh của những người thuê trọ nhà ông Học, đó là cảnh chồng cờ bạc, rượu chè, bỏ vợ con đi theo vợ hai v.v.. và hơn thế nữa là những việc làm, những suy nghĩ của Thứ, San và Oanh cũng không đâu vào đâu, mỗi người một ý cho nên luôn dẫn đến sự tranh cãi, bất đồng... Cũng chính vì những tình huống không chứa một đoạn khúc hiện thực cụ thể nào nên tác phẩm không lôi cuốn người đọc, và tạo cho người đọc một cảm giác rời rạc, khó hiểu. Chính nhờ cách miêu tả này mà Nam Cao đã khơi dậy cho chúng ta một hiện thực của xã hội lúc bấy giờ, một xã hội tối tăm, chết mòn về vật chất lẫn tinh thần, chết mà chưa được sống! Với đề tài mới mẻ và cách xây dựng tác phẩm độc đáo này đã tạo cho Sống mòn một giá trị thẩm mỹ cao đẹp, một phong cách tiểu thuyết độc đáo và hiện đại.

Việc xây dựng các tình huống trong sinh hoạt, trong cuộc sống hàng ngày khiến cho câu chuyện trong tác phẩm trở nên gần gũi, chân thực. Nhân vật vì thế gần gũi và tự nhiên như ngoài cuộc đời.

Trên cơ sở xây dựng các tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, Nam Cao đã giành một phần lớn dung lượng tác phẩm để triển khai tình huống tâm lí. Có thể vì điều này mà Nguyễn Đăng Mạnh gọi tác phẩm Sống mòn là tác phẩm theo khuynh hướng hiện thực tâm lí. Đây là một biểu hiện chứng tỏ nhà văn không ưu tiên đi vào các tình huống kịch tính. Tái hiện các tình huống bình thường trong sinh hoạt, trong giờ lên lớp, khi về quê... Nhà văn Nam Cao đã khéo léo đi vào tâm lí nhân vật một cách tự nhiên: buồn, vui, yêu, ghét, ghen tỵ, châm chọc, toan tính, xấu hổ... Cái tình huống trong sinh hoạt đời thường kia, lúc này, vô hình dung đã trở thành tình

huống có tính chất như bối cảnh, như tiền đề. Nhà văn đã đi vào tâm lí của Thứ và San, để từ đó cho thấy những diễn biến, những cuộc đấu tranh nội tâm, mỗi người trình bày một ý. Riêng với Thứ, do đấu tranh nội tâm, chủ yếu là cái thiện và cái ác, cái lương tâm và cái phản lương tâm, mà đã lập tức nghĩ ngay đến Liên. Thứ hờn ghen vớ vẩn với Liên mà cũng nhận ra sự vớ vẩn của mình. Đây chỉ là một tình huống chúng tôi tình cờ trích dẫn, trong thực tế, tác phẩm Sống mòn ở mọi trang, mọi đoạn, tình huống thuộc dạng này đều được khắc họa.

Việc đi sâu vào tình huống tâm lí đã làm cho câu chuyện được tiếp cận ở góc độ chiều sâu, tiếp cận từ bên trong. Nhưng, cũng ở đặc điểm này, tính chất cốt truyện không dựa vào tình huống có kịch tính càng được chứng minh. Sống mòn, cốt truyện nói về những quẩn quanh của nhân vật Thứ, nhưng cái cơ bản đọng lại đó là những diễn biến tâm lí. Có thể nói không sai rằng, tâm lí trong tác phẩm, bao gồm rất nhiều biểu hiện, nhiều đoản khúc, đã tạo nên một “kênh”, một bè. Nội dung của tác phẩm có sự đóng góp không nhỏ của những trạng thái tâm lí, các biểu hiện tâm lí tách bạch, đơn lẻ. Điều này khiến cho câu chuyện không còn tập trung, không diễn biến theo sự tăng cấp như nhiều tác phẩm.

Tóm lại, hai dạng tình huống trên đây là hai dạng tình huống quán xuyến toàn bộ Sống mòn, làm nên kiểu cốt truyện riêng, kiểu cốt truyện không gay cấn, không có sự xung đột gay gắt. Trong hai dạng tình huống trên, dạng tình huống thứ nhất tạo tiền đề, dạng tình huống thứ hai triển khai. Không chỉ đưa vào tác phẩm hai dạng tình huống, Nam Cao, quan trọng hơn, còn tổ chức các tình huống theo một trình tự logic riêng. Mới ban đầu khi tiếp nhận tác phẩm, người đọc có cảm giác kết cấu tác phẩm như vậy là lỏng lẻo, nhưng xem xét trong tính chỉnh thể nghệ thuật thì kết cấu như vậy là hoàn toàn đảm bảo về độ chặt chẽ. Các tình huống trong tác phẩm có cảm giác cứ theo tuần tự từng thời khắc, từng ngày, từng tháng mà hiện lên. Bởi thế, sự ngưng trệ thời gian, sự bức bối về bối cảnh hơn đâu hết được thể hiện rõ nét. Các tình huống trong tác phẩm cũng không gây cho người đọc sự ngạc nhiên, thậm chí, trong nhiều trường hợp (khi ta chia tách câu chuyện thành các tình huống riêng) người đọc khó nhận ra đâu là tình huống. Tất nhiên, để làm cho cốt truyện không tiến hành theo lối cổ

điển, theo lối dựa vào tình huống kịch tính, thì bên cạnh đặc điểm tạo dựng các tình huống như đã nêu, nhà văn còn phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác, trong đó nổi bật là các hình thức nhằm kéo giãn cốt truyện.

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w