Một cuộc sống ngưng trệ

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 38 - 42)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Một cuộc sống ngưng trệ

Trong đời sống, con người luôn hướng tới một cuộc sống tươi đẹp, một cuộc sống tiến bộ - văn minh. Và, chúng ta xem đây là một vấn đề cốt yếu để con người hướng tới. Thế nhưng những gì cúng ta mong muốn nó cũng không dễ dàng gì được đáp ứng. Điều đó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử - xã hội, hoàn cảnh bản thân, gia đình trong mỗi thời đại nhất định.

Cuộc sống ngưng trệ được hiểu là nó không có sự náo động, không có sự biến chuyển tiến bộ... dường như mọi cảnh vật, mọi hoạt động của con người, xã hội nó có sự cùng quẫn, bế tắc, không lối thoát. Cuộc sống ngưng trệ được đề cập đến trong văn học (1930 - 1945) rất rõ, điều đó được thể hiện trong Thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn v.v..

Huy Cận, trong một bài thơ, đã viết:

“Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười Môi nhắc lại có ngần ấy chuyện”

Một tác giả khác viết:

“Ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trong ngày tháng ngần qua ...”

Nhớ rừng (Thế Lữ)

Lời con hổ ở rừng bách thú cũng là những trăn trỡ, suy tư của một tầng lớp người đang sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Một cuộc sống trói buộc, bế tắc và cùng cực không lối thoát.

Một cuộc sống nhỏ nhoi, khát vọng đang cháy bổng trong tâm hồn con người trong thời đại này nó cũng được in dấu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Đó là cảnh đợi tàu đêm của hai chị em Liên cứ diễn ra hàng ngày. Đợi tàu, không đơn giản là một việc làm bình thường, vô nghĩa, mà sau nó là một vấn đề mang tính nhân văn cao cả. Đó là đợi ánh sáng, niềm tin và tương lai. Đọc Hai đứa trẻ của Thạch Lam tạo cho chúng ta một cảm giác buồn chán, lạnh lùng và tẻ nhạt, cốt truyện được tác tạo dựng nên trong một không gian và thời gian u ám, ảm đạm với những việc làm vụn vặt của những con người nhỏ bé.

Ta thấy, mỗi nhà văn đều có cách nhìn nghệ thuật về tình hình đời sống hiện thực riêng; với Nam cao, ông luôn quan tâm đến quan điểm của mình trước khi cầm bút. Viết cho ai? Viết cái gì và viết như thế nào? Nam Cao đã ý thức được nhiệm vụ nặng nề trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, đó là người nghệ sỹ chân chính không chỉ vì mưu sinh, nhà văn đã cảm nhận hiện thực từ phía bên trong, trong con mắt nhà văn mỗi hiện tượng đơn lẻ, bình thường đều nói đến cái chung, cái phổ quát. Đời thừa chúng ta không chỉ đơn thuần thấy được chuyện vợ chồng cãi vã, thậm chí là đánh đập nhau mà đằng sau đó là những tư tưởng, suy nghĩ triết lý giàu tính nhân văn “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm đạp lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao cũng không đơn thuần là thằng say rượu, rạch mặt ăn vạ, chửi bới, la hét ... mà đằng sau đó là một vấn đề rất con người, đó là vấn đề muốn khẳng định quyền làm người của chính mình, là khát vọng muốn làm người lương thiện: tao muốn làm người lương thiện! Ai cho tao làm người lương thiện? Những câu hỏi của Chí thể hiện một giá trị nhân văn sâu sắc!

Sống mòn, cái nhìn nghệ thuật về cuộc sống hiện thực mà nhà văn hướng tới không còn là cái xã hội như giai đoạn trước, mà là cái bên trong - thể hiện sở trường mổ xẻ, phanh phui những mờ đục, khuất tối trong tính cách nhân vật. Sống mòn còn miêu tả những sự giằng xé nội tâm, những ngờ vực, tự thú, tự lên án mình để hướng tới một cuộc sống cao đẹp cho xứng với con người. Thứ đã hối hận với việc làm của mình đối với vợ: “Chỉ ngay sau lúc tát vợ xong, nỗi tức dận trút ra rồi, y đã nghĩ ngay

rằng Liên có thể bị oan uổng lắm. Và ngay lúc ấy, giữa lúc nghiến răng và khóc lóc, y đã như biết rằng y không thể bỏ Liên. Y đã nghĩ đến tự tử. Y đã nghĩ đến đi xa. Y đã nghĩ đến sách. Y đã nghĩ đến đi chơi. Y vẫn thấy rằng không có Liên, chắc đời y khổ lắm. Lại chính ngay lúc ấy, lúc y nguyền rủa và đau đớn, y nhận ra rằng y yêu Liên đến bực nào. Y ngồi nhớ lại những cách Liên ăn ở với y từ trước đến nay”[54; 155]

Giáo sư Hà Minh Đức (trong Mấy vấn đề Văn học, Nxb Văn nghệ, H, 1956), đã có những khám phá mới về Sống mòn, ông nhấn mạnh: “Tiêu biểu nhất cho hoàn cảnh được miêu tả tập trung, điển hình là hoàn cảnh trong Sống mòn. Sống mòn được tạo nên bằng những cảnh đời tẻ nhạt, ngưng động, tù hảm. Thời gian thay đổi rất chậm, không gian thu hẹp dần. Những ước mơ của nhân vật dần trở thành xa xôi, ảo tưởng, ngoài tầm với và nhân vật phải trở về với một hiện tại mờ xám, thảm buồn”.

Trở lại vấn đề, chúng ta thấy phần lớn trong sáng tác của Nam Cao (Đời thừa, Chí Phèo, Lão Hạc...) cuộc sống đều có cái gì đó ngưng trệ, tẻ nhạt, những biến động, biến cố chỉ mang tính nhất thời. Vì vậy, không gian thường là không gian làng quê, hay một căn phòng; thời gian buổi trưa tỉnh lặng, đêm... Nếu có cái gì đó khuấy động, náo nhiệt thì cũng chỉ là tiếng chửi của kẻ say hoặc vài tiếng chó sủa. Vậy, vấn đề cuộc sống ngưng trệ trong tiểu thuyết Sống mòn thể hiện ở đâu? Đó là trong sự vận hành của cuốc sống, xuyên suốt tác phẩm không có ai làm một việc gì to tát, tất cả đều xúi xó và dường như thế giới đứng im. Thứ, San và Oanh là một giáo viên, cái nghề mà ngày nay được xem là cao quý nhưng ở thời điểm bấy giờ cũng không được xem là trọng vọng, có giá trị. Tất cả chỉ vì cuộc sống nghèo khổ, cùng quẫn dẫn đến sự tầm thường vô vị trước mọi con người và cuộc đời. Mô làm những việc vụn vặt trong trường, nấu nướng, giặt giũ... Gia đình ông Học làm nghề đậu phụ kiếm sống và nhiều người làm những công việc khác như kéo xe, nấu ăn, may vá suốt ngày v.v.. Từ những công việc “không kiếm ra nhiều tiền” như vậy, khiến con người trở nên nhỏ bé, vô vị và dẫn đến một cuộc sống bế tắc, ngưng trệ xuyên suốt tác phẩm.

Cuộc sống ngưng trệ trong Sống mòn còn được biểu hiện trong thời gian, không gian và trong hành động của con người. Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao là đã tạo ra một không gian nghệ thuật hàng ngày, các

nhân vật dường như bị giam hảm, tù túng trong những lo âu, từ miếng ăn, thuốc men và sự đối xử v.v.. Các nhân vật trong Sống mòn dường như phải quay cuồng một cách tuyệt vọng trong cái vòng luẩn quẩn của lối sống mòn về tinh thần, vật chất. Thời gian hàng ngày để tìm kiếm miếng ăn đã cướp đi những giây phút sáng tạo, những suy nghĩ về tương lai tốt đẹp của con người. Có lần Thứ đã thốt lên: “Kiếp chúng mình tức lạ! Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tý. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả những mong ước của đời chúng mình, chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực, lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mỏi mòn tài năng, trí óc, giết chết những mong muốn tốt đẹp, những hy vọng cao xa cũng vì thế nốt”[54; 140].

Không gian trong sáng tác của Nam Cao trước hết là vùng nông thôn, những căn nhà, những con đường nơi thôn quê. Thành phố cũng được hiện ra, cũng được nhắc đến nhưng nó chỉ được thoáng qua như một cái gì đó xa lạ... Ở Sống mòn cuộc sống ngưng trệ được khắc rõ nét trong không gian của một phòng trọ, trường học và rộng hơn nữa là không gian quê nhà. Không gian thành phố là nơi Thứ, San và Oanh gửi gắm biết bao nhiêu ước mơ hoài bão nhưng rồi họ phải thất vọng, chết mòn, chết dần. Những ước mơ đó cuối cùng như một quy luật buộc họ phải về quê hương đem theo cả sự nghèo đói và hơn nữa là vấn đề suy sụp về tinh thần lẫn thể xác. Không gian nông thôn, làng quê là nơi cho họ những ước mơ khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp nhưng rồi lại đưa họ về với nó, về với sự cô đơn, nhỏ bé, trì trệ, ngưng động không lối thoát.

Nhân vật trong Sống mòn có ước mơ, hoài bão, có học hành nhưng họ không thể nào hành động được để đạt được những gì mình mong muốn, thậm chí những gì họ xây dựng nên cũng bị vùi dập. Đó là việc Đích, Oanh thành lập trường tư, đó là việc Thứ, San dạy học... nhưng rất tiếc những gì họ có không được bao lâu đã bị vùi dập, buộc họ phải sống một cuộc sống cùng quẩn, bế tắc không lối thoát

Một cuộc sống ngưng trệ, tẻ nhạt đã tạo cho các trang viết trong tiểu thuyết

rất mệt mỏi khi tiếp nhận. Từ không gian, thời gian bế tắc, u ám, buồn, không lối thoát đã đưa đến cho con người trong hoàn cảnh ấy một sự buồn tẻ, mỏi mệt mà chúng tôi sẽ trình bày tiếp theo.

Viết về cuộc sống tẻ nhạt, ngưng trệ, Nam Cao phần nào đã động chạm đến được một vấn đề mang tầm phổ quát của nhân loại. Mặc dù chưa thực sự được miêu tả với sắc độ đậm đặc, nhưng quả thật những gì mà ông đã viết trong Sống mòn, hình ảnh những mệt mỏi, trễ nải của San, Đích, Oanh, Thứ trong không gian ngôi trường nhỏ bé và căn nhà trọ của ông học mang dáng dấp của những nhân viên đạc điền, những người phụ tá, những cô gái phục vụ và những nông dân la cà trong các quầy bia trong Lâu đài, những người dân trong các khu phố trọ tồi tàn trong Vụ án, những nhân viên chào hàng lặp lại mãi một hành động lên tàu, đi chào hàng, trở về nhà trong một giờ giấc nhất định trong Hoá thân (có người dịch là Biến dạng) của F.Kafka. Tất cả những mệt mỏi, trễ nải ấy đồng thời cũng là cảm quan chung của nhiều tác giả hiện đại của thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 38 - 42)