Những tâm hồn mỏi mệt

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 42 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Những tâm hồn mỏi mệt

Tài năng sáng tạo, phong cách độc đáo của Nam Cao trước hết phải kể đến việc miêu tả, phân tích tâm lý trong chiêu sâu của vận động và phát triển của nhân vật và cảnh ngộ. Tiểu thuyết hiện thực đã có những bước phát triển mới phải kể đến những đóng góp của Nam Cao trong lĩnh vực này.

Đọc những sáng tác của ông chúng ta như bị cuốn hút bởi nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật. Nam Cao dường như hiểu hơn ai hết về hoàn cảnh, khát vọng của mọi tầng lớp nhân dân sống trong chế độ thực dân nửa phong kiến đường thời, ông chủ yếu đi sâu phân tích trạng thái tâm lý được biểu hiện ở hai loại nhân vật, người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Bộc lộ trạng thái tâm lý u uất, buồn chán, cô đơn... ở người nông dân như bị nén lại trong câm lặng (dì Hảo); Lão Hạc cảm thấy cô đơn, buồn chán khi con cái đi xa, một mình sống còm cõi với con chó nhưng rồi cũng phải bán nó; trạng thái tâm lý buồn chán, biến chất khi bị con người và xã hội vùi dập vào bước đường cùng dẫn đến phá phách, tính vô mục đích trong cuộc sống, buông xuôi mỏi mệt dẫn đến tự sát (Chí Phèo) v.v.. Mỗi người mỗi cảnh

ngộ nhưng dường như nhân vật không tự đứng lên được, không tự phản kháng để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ấy buộc họ phải bất lực, phải sống buông xuôi mặc cho số phận.

Khác với đề tài viết về người nông dân, ở đề tài người trí thức nghèo việc miêu tả tâm lý nhân vật có phần thuận lợi hơn, Nam Cao đã biểu hiện nhiều trạng thái tâm lý được xem như là cái “chất tâm lý” tiêu biểu của người trí thức nghèo. Cái chất tâm lý này vừa gắn bó sâu sắc với từng hoàn cảnh cụ thể nhưng nó cũng có ý nghĩa điển hình với tâm trạng của nhiều lớp người nên nó có giá trị tương đối độc lập.

Sống mòn sự buồn tẻ mỏi mệt được Nam Cao in đậm rõ nét qua việc khắc họa thế giới nội tâm của con người, dường như xuyên suốt tác phẩm các nhân vật luôn luôn sống trong trạng thái buồn bã, mỏi mòn. Nỗi buồn đó bao trùm lên cả không gian và thời gian. Những người ở nhà quê nghèo khó vất vả, quanh năm lo lam lũ làm ăn, suy tính cũng với mục đích làm sao kiếm ra nhiều tiền, làm sao cho khỏe mạnh, hàng ngày lao động vất vả để lo miếng cơm manh áo cho gia đình. Cuộc sống lao động chân tay vất vả đã đành, thế mà họ đang phải nặng tâm với những suy nghĩ và sự đối xử với mọi người. Cuộc đời bà ngoại của Thứ cũng đủ minh chứng cho sự buồn tẻ, mỏi mệt của con người trong cuộc sống! Bà lấy phải người chồng cờ bạc, ăn phá không quan tâm thương yêu vợ con nên đời bà phải khổ, mới ngoài đôi mươi, bà phải sống không chồng và suốt ngày vất vã kiếm sống nuôi con. Và, cuộc sống vất vã đó cứ đè nặng lên vai người này kẻ khác, nó giống như một quy luật tuần hoàn đối với mọi kiếp người trong xã hội. Liên, vợ Thứ sau này cũng vậy. Thiết tưởng đời cô sẽ khá lên khi lấy được một người chồng tốt, một người chồng chăm lo học hành, chăm lo sự nghiệp nhưng rồi đời cô cũng không lấy gì là hạnh phúc. Cô phải vất vả với công việc và hơn thế nữa là phải nặng tâm khi phải suy nghĩ, lo lắng việc này đến việc khác trong gia đình. Nào là đau ốm, nào là sự cư xử khó tính của bà ngoại chồng, mẹ chồng và sự nghi ngờ, ghen tuông của chồng nữa! Chỉ vì nghe lời mẹ chồng nói vợ mình ở nhà đánh bạc mà Thứ phải đánh đập Liên. Có lẽ nỗi đau về thể xác không bằng nỗi đau về tâm hồn! Liên buồn bực, Liên dận Thứ ngày này qua ngày

khác, mãi đến khi Thứ nhận ra rằng vợ mình không đánh bạc, vợ mình chỉ lo lắng công việc buôn bán, làm ăn mới làm Liên nguôi đi phần nào.

Không gian làng quê được xem là nhiêu khê, vụn vặt, đố kỵ và ghen ghét lẫn nhau đã đành thì ở nơi phố thị, cuộc sống của con người cũng không có gì để gọi là vui sướng, hạnh phúc. Hàng ngày họ cũng lao động, cũng suy tư vật lộn với cuộc sống, với những tính toán khắt khe dẫn đến đố kỵ và ghen ghét. Thứ, San và Oanh là những người có học, có lý tưởng, họ tưởng rằng thành phố là nơi để thực hiện được những gì mình mong muốn. Thế nhưng, cuộc sống không phải là một mặt bằng để con người muốn gì cũng được. Họ vẫn mãi nghèo đói, thất nghiệp, dẫn đến chết mòn, chết dần...

Cái tài phân tích tâm lý của Nam Cao được xem như ông nhìn thấu suốt vào con người với những uẩn khúc rối ren, những khắc khoải, giãy giụa không lối thoát, không gian sống của nhân vật ngày càng thu hẹp. Không gian sống của Thứ là một không gian o bế, với một cuộc hành trình từ nhà quê lên Hà nội rồi quay về quê với những chuyến tàu, làng quê. Như vậy, có thể nói sức năng động của Sống mòn, chính là sự xung đột của không gian xã hội (xó nhà quê và ngoại ô Hà Nội) và không gian tinh thần mơ ước, không gian hồi tưởng, không gian khát vọng.

Sự sống buồn tẻ, mỏi mệt ấy giằng xé lên thế giới nội tâm con người, khiến nhân vật trong Sống mòn luôn trăn trở, dằn vặt, suy tư. Những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật vừa là những phản ứng tâm lý trực tiếp lại vừa có ý nghĩa triết lý về cuộc đời “sống tức là phải thay đổi, tự mình lại cắn mình, tự mình lại xé mình để thay đổi...”. Thứ luôn luôn trăn trở, suy tư về bản thân mình, gia đình, vợ con mình và nhất là luôn tự phán xét về những việc mình làm! Thứ đỏ mặt, oán trách mình, hối hận khi đã gửi thư nói rõ cho Đích biết về những suy nghĩ của mình mà có thể làm Đích buồn “Khi bức thư đã bỏ vào hộp thư rồi, quả nhiên y hối hận. Nghĩ đến lúc Đích đọc thư, y thấy mặt nóng lên. Đích sẽ nghĩ thế nào? Đã đành xưa nay, Đích chẳng tử tế gì. Nhưng có ai chịu nhận rằng mình không tử tế bao giờ? Chỉ biết rằng bề ngoài Đích luôn tử tế với y. Đích lại thường tỏ ra thích săn sóc đến y. Anh em vẫn lấy tình nghĩa ăn ở với nhau. Thế mà đột nhiên y trở mặt, cư xử một cách ráo riết quá,

chẳng còn kể gì tình nghĩa. Chắc Đích rẽ cho y là đểu lắm...”[54; 138]. Cuộc sống buồn tẻ mỏi mệt ấy đã có lúc khiến cho Thứ có những suy nghĩ buông xuôi, thất vọng về cuộc sống của mình: “Lắm lúc tôi muốn tàn nhẫn quá. Tôi muốn làm một thằng bạt tử, chẳng nghĩ gì đến bố, mẹ, vợ, con để khỏi cái gì bận vướng thân. Phải là những người như thế, họa chăng mới theo được cái chí của mình. Lắm lúc tôi cầu cho vợ tôi ghét tôi và làm cho tôi ghét...”[54; 141].

Trong Sống mòn ta thấy độc thoại nội tâm của Thứ rất chân thành, sâu sắc và dường như những suy nghĩ, trăn trở của Thứ nó cứ kéo dài trên nhiều trang sách, và phải nói rằng Nam Cao luôn thiên về khai thác thế giới nội tâm của nhân vật nên ít chú ý, miêu tả thiên nhiên.

2.1.3. Bi kịch về sự tồn tại phi lí

Trong các sáng tác của Nam Cao, đây đó ta vẫn gặp những con người vô nghĩa lí, như một niềm khắc khoải của những trí thức trước cuộc sống mà họ đã phải nếm trải, chịu đựng. Điều này lại thể hiện rõ và hết sức tập trung trong Sống mòn.

Như các phần trên đây chúng tôi đã đề cập đến, các nhân vật, nhất là nhân vật trí thức trong Sống mòn đều là những nhân vật ít nhiều có tài năng, có khát vọng, hoài bão về việc làm nên một điều gì đó cho mình, cho vợ con, cho gia đình và cho cả xã hội. Nhưng nỗi buồn cơm áo, sự hiếm hoi của những cơ hội việc làm đã ghì chặt họ trong cái nền ẩm thấp, ngột ngạt của ngôi trường tư thục nhỏ bé, trong cái sân đất chật hẹp của nhà ông học, trong những nỗi nhớ về làng quê, trong bữa ăn nghèo nàn trở đi trở lại hàng ngày. Điều đó đã khiến kiếp người của họ trở nên vô lí, vô nghĩa.

Trong cảm quan nhân sinh hiện đại, mỗi một con người sinh ra trước hết là một cá thể với những phẩm chất thiên bẩm và điều quan trọng là anh phải khẳng định được năng lực và sự tồn tại của chính mình trên cõi đời. Tuy nhiên, sống trong xã hội toàn trị với sự khống chế của bộ máy quyến lực các cấp, con người không bao giờ được tự do sống bằng cái bản ngã cá nhân của mình. Văn học hiện đại thế giới, ngay từ những năm đầu thế kỉ XX đã cho thấy những nỗi ưu tư minh triết về sự vô nghĩa lí của sự tồn tại cá nhân. Và ý thức ấy ngày một dày nặng thêm, khởi đầu bằng F.Kafka, tiếp tục được mài sắc, khơi sâu thêm và đến đỉnh điểm với những Camus,

Becket, Iunesco, Cao Hành Kiện... Cái vô nghĩa lí ấy, trong cảm quan của các nhà văn hiện đại ấy, đã được đẩy lên thành sự phi lí. Sự phi lí, vì vậy đã tồn tại khắp mọi nơi, trong thế giới, trong từng sự vật và con người.

Nam Cao là nhà văn đã nếm trải một lịch sử đầy lo âu, và bản thân ông cũng trải qua một kiếp sống đầy lo âu với việc bôn ba để tìm kiếm cơ hội nuôi sống mình và gia đình, với một thể trạng yếu ớt và bệnh tật, hiển nhiên ông cảm nhận được những điều vô nghĩa trong sự tồn tại của đồng loại và của chính ông. Vậy nên các nhân vật trong Sống mòn cũng đều đã sống trong một trạng thái vô nghĩa như thế. Họ không hề mặn mà gì với công việc họ làm, với kiếp sống của họ nhưng vẫn phải gồng mình lên mà cố sống, một cuộc sống mỏi mòn, tăm tối. Trong cái tăm tối ấy, họ đã phải căng mình ra làm việc, như những cỗ máy. Là con người nhưng họ không mảy may được hưởng một chút gì là hạnh phúc của con người, họ không sống trạng thái của con người, mà họ sống bằng trạng thái của một thứ công cụ trong guồng máy trì trệ. Ngay những đoạn mở đầu tác phẩm, người đọc đã thấy điều này trong tâm sự của Thứ:

“...Nắng chảy thành vũng trên sàn. Hai vũng sáng, trước cửa nhỏ và mập mờ, cứ dần dần lan rộng thêm, rõ hình thêm. Sau cùng thì rõ ràng là hai hình chữ nhật lệch có rọc đen. Một chút phản quang hắt lên trần, lên những bức tường quét vôi vàng và kẻ chì nâu. Nó hắt cả lên cái đi - văng Thứ đang ngồi khiến y nheo nheo mắt, nhìn lên. Mặt trời đã nhô lên hẳn.

Thứ ngồi tránh sang một bên, rồi lại cúi xuống, lần lượt giở mấy quyển sách giáo khoa để trên đùi. Y tìm những bài để dạy hôm nay. Y dạy học đã hai năm. Cái chương trình học của lớp nhất, lớp nhì y đã thuộc gần nhập tâm, chỉ thuộc thêm một chút nữa là y đã có thể làm như một giáo sư toán học cũ của y, nhớ đến cả giả lời những bài tính đố mà ông có thể đọc thuộc lòng được đầu bài, nên quanh năm dạy học không cần dùng đến một quyển sách nào. Trong việc soạn bài, không cần thận trọng quá như hồi mới đến trường, có lẽ cũng do đấy một phần. Nhưng một phần lớn lại vì cớ khác.

Có thể nói rằng y đã chán nghề. Không phải vì nghề dạy học tư không thích hợp với y. Nhưng cái nghề bạc bẽo làm sao! Để bớt số giáo viên, một mình y dạy lớp nhất xong lại phải dạy lớp nhì kế theo ngay, nên mỗi ngày phải dạy đúng tám giờ. Tám giờ nói luôn luôn, cử động luôn luôn, chẳng lúc nào ngơi. Thì giờ học trò ở lớp rút đi, nê thầy phải dùng đến từng phút con con để có thể dạy hết bài. Tất cả các bài làm đèu phải chấm ở nhà. Thành thử mỗi ngày y bận rộn đến mười giờ. Công việc mỏi mệt quá đi cày. Thế mà lương mỗi tháng chỉ vẻn ven có hai chục đồng”[54; 9].

Đoạn văn trên mở ra một không gian không gợi nên niềm vui hay nỗi buồn. Thứ không gian vẫn thường gặp trong tác phẩm của Nam Cao, và một số sáng tác của Thạch Lam, nhất là trong Hai đứa trẻ... đấy là thứ không gian mờ đục, không rõ nghĩa, không khuynh hướng, không có một gợi nhớ, gợi nghĩ... Trong khung cảnh ấy, tất nhiên sẽ hiện lên chân dung những con người nhoè, mờ. Bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp, Nam Cao đã giới thiệu hình ảnh Thứ: một trí thức dạy trong một trường tư, anh quen với công việc đến mức nhàm chán, thực hiện lịch biểu như một cái máy, căng sức ra làm việc và không hề được ngơi nghỉ, thậm chí những ý thức về công việc của mình cũng hết sức mù mờ, thực ra là hết sức lộn xộn, một tưởng tượng không hề logic. Những ý nghĩ tréo ngoe lần lượt xuất hiện với những mối liên hệ, liên tưởng mờ tỏ, nhạt nhoà. Ấy thế mà Thứ vẫn sống riết với môi trường ấy, anh không thể thoát được, như một thứ nợ nần nào đó từ kiếp trước. Để thể hiện hình ảnh về cuộc sống vô nghĩa lí ấy, Nam Cao đã để Thứ sống trong màn độc thoại nhấm nhẳng. Và một điều khá đặc biệt là, chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và ngay cả trong một số tác phẩm của Nam Cao, khi miêu tả nhân vật thường rất chú ý miêu tả ngay ngoại hình. Ở đây, tác giả đã không làm như thế. Không một dòng ngoại hình, chỉ là những dòng tư tưởng, nhưng cũng có thể khiến người đọc nhận ra được chân dung tinh thần nhân vật. Nam Cao, như vậy không miêu tả nhân vật theo cái nghĩa toàn vẹn, Nam Cao chỉ tập trung miêu tả trạng thái tinh thần của nhân vật. Với cách miêu tả như thế, Nam Cao không mang đến cho người đọc ý niệm về một thân thế, một chân dung hoàn thiện của nhân vật, mà chỉ đem đến ý niệm về một cái gì đấy nhỏ bé, cô đơn nhạt nhoà và vô nghĩa lí. Chúng ta cũng đã từng gặp những nhân vật vô tăm tích như thế

này trong các sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại chủ nghĩa, trong đó trước Nam Cao không lâu, là Kafka, sau này là Marquez, Cao Hành Kiện...

Trong một hoàn cảnh khác, suy nghĩ của nhân vật tiếp tục bộc lộ chính đời sống tinh thần của bản thân:

"Cả buổi chiều hôm ấy, y luẩn quẩn với những ý buồn bã về nhân cách của y. Đứng trước bọn học trò y thấy ngượng ngùng. Y có cảm giác như cái cử chỉ hạ tiện ấy của y lúc ban trưa còn để một chút vết tích gì trên nét mặt y. Những cặp mắt long lanh của học trò chăm chú nhìn y, y thấy có vẻ xoi mói hay ngạc nhiên, chế nhạo thế nào. Y mất hẳn cái giọng nói chắc nịch mọi ngày. Y có còn đáng mặt giảng giải và khuyến khích những điều hay, nết tốt nữa đâu? Bọn học trò xưa nay vẫn mến y, vẫn phục y, vẫn coi y như cái kiểu mẫu để mà theo. Những lời nói của y đều được coi là những châm ngôn mà chính y đã thực hành mãi mãi rồi. Chao ôi! Nếu chúng nó biết được đó là những câu giáo dục suông, những lời nói dối! “làm những điều ta bảo, chớ đừng làm những điều ta làm". Như thế nghĩa là gì? Cái kẻ khuyên người ta làm những việc mình chẳng thể làm hay chẳng muốn làm chỉ là một kẻ lừa dối, một con người bịp bợm”. [54; 37].

Sự vô nghĩa, vô lí được một lần nữa tái hiện. Nhân vật mặc dù vẫn có những trăn trở, day dứt về nguy cơ tha hoá của nhân cách. Nhưng những trăn trở ấy không

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w