Tính hiện đại trong tư tưởng của Nam Cao qua sáng tác của ông giai đoạn

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 26)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Tính hiện đại trong tư tưởng của Nam Cao qua sáng tác của ông giai đoạn

đoạn trước cách mạng

Trước khi bước vào tìm hiểu tính hiện đại trong Sống mòn của Nam Cao, và trong hệ thống tư tưởng hiện đại của văn học Việt Nam trước năm 1945, thiết nghĩ không thể thử tìm hiểu, nhận diện một cách bao quát về tính hiện đại thể hiện trong sáng tác nói chung của ông trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Đây là phần tạo ra cái nhìn ban đầu trước khi tiếp cận với những điều sẽ nói trong phần nội dung trọng tâm của luận văn.

Khi nghiên cứu sáng tác của Nam Cao trước cách mạng, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đóng góp của Nam Cao cho văn học bằng tư duy độc đáo, mới mẻ hứa hẹn những điểm khai phá mới trong tư tưởng so với một số nhà văn cùng thời. Ở đây chúng tôi lưu ý trước hết đến điểm mới trong sự lựa chọn đề tài.

Nam Cao viết trên nhiều đề tài phổ biến mà các nhà văn hiện thực cùng thời hoặc trước ông ít lâu đã từng khai phá, như đề tài nông dân, đề tài những người tiểu tư sản thành thị... Về cơ bản, những đề tài này là không mới. Về nông dân, Nam Cao không phải mới so với Ngô Tất Tố, về đề tài thị dân, ông cũng không mới so với

Nguyễn Công Hoan hay Trương Tửu, mặc dù ông cũng có những đóng góp quan trọng mà chúng tôi sẽ nhắc tới dưới đây. Cái mới trong lựa chọn đề tài của Nam Cao là sự lựa chọn người trí thức để làm đối tượng miêu tả. Nam Cao chọn, và kiên trì với đề tài này. Đó là một nét nổi bật có thể nói đến trong sự nghiệp của ông. Quan tâm đến số phận người trí thức nghĩa là quan tâm đến những trạng thái, đời sống tinh thần tiêu biểu của xã hội, đó là một sự lựa chọn mang tính hiện đại. Nhưng tính hiện đại dễ thấy và có thể khẳng định hơn cả lại không phải ở bản thân sự lựa chọn ấy, mà là trong cách triển khai cụ thể đề tài. Nam Cao đành rằng cũng như một số nhà văn khác, quan tâm đến đời sống, số phận trí thức trước hết ở nỗi khốn khó về vật chất, nỗi khổ nhục của những con người bị cầm áo ghì sát đất. Ông cũng miêu tả những Thứ, Điền, Hộ với những nghèo túng triền miên với những bất hạnh của những con người bình thường. Song, hơn thế, Nam Cao thể hiện cái nhìn mang tính hiện đại của mình khi nghiền ngẫm về thân phận người trí thức ở đời sống tinh thần của họ. Cũng như một số nhà văn khác trên thế giới, Nam Cao đã cảm thấy được trong đời sống của tầng lớp này bi kịch của những con người đầy khát vọng, đầy năng lực nhưng không có cơ hội giải phóng khát vọng ấy, năng lực ấy. Đấy là một Hộ trong Đời thừa, Điền trong Trăng sáng, Thứ, San, Oanh, Đích... trong Sống mòn. Ở đây, tác giả, bằng sự nhạy cảm tuyệt vời đã cảm thấy được thân phận đời thừa, thân phận nhỏ bé, cô đơn của con người trong một xã hội đầy những trầm luân, biến loạn. Những mặc cảm thân phận về con người như vậy đã được khắc hoạ một cách da diết trong các tác phẩm viết về đề tài trí thức, nhất là trong Sống mòn mà chúng tôi sẽ tiếp tục bàn đến nhiều hơn trong các phần tiếp theo của luận văn.

Một điểm có thể khẳng định nữa trong tư tưởng của Nam Cao, là khi viết về thân phận con người nói chung, ông không chỉ dừng lại ở việc phản ánh những cái bên ngoài, mà cố gắng đi sâu tìm hiểu, khám phá những nét bản chất nhất của vấn đề. Chính vì vậy, chúng ta mới có những tác phẩm, không chỉ viết về cái nghèo, mà còn, và quan trọng hơn là viết về cái đói - một thứ đói khắc khoải, tê tái. Khi nhà văn viết nhiều về cái đói, nghĩa là anh ta đã nhìn thấy được cái nhu cầu thiết cốt nhất của con người. Chính vì điểm này mà không ít người coi Nam Cao là nhà văn của cái đói, đặc

biệt là cái đói của người nông dân. Khi viết về nông dân, tư tưởng hiện đại của Nam Cao đặc biệt thể hiện ở chỗ ông luôn cố gắng khoan sâu vào bi kịch tinh thần. Đến đây chúng tôi xin nhắc lại một ý mà các nhà nghiên cứu đều đã chỉ ra khi bàn đến Nam Cao, bàn đến Chí Phèo: không chỉ viết về cái nghèo, cái đói, không chỉ viết về nỗi khổ nhục phải chịu áp bức, bóc lột... điều quan trọng là Nam Cao biết nhìn vào sự tha hoá của Chí. Nếu hình dung trở lại quá trình trượt dốc của Chí Phèo, với những khắc khoải khát vọng trở lại làm một con người với những ước mơ giản dị và bé nhỏ, hoặc, hình dung quá trình lưỡng phân của Chí Phèo, chúng ta vẫn có thể không khỏi ngạc nhiên vì những phát hiện ấy. Nếu không có một quan sát tỉ mỉ và xuất phát từ cái nhìn hiện đại bằng những cảm nhận có chiều sâu về con người, ở một góc tư duy phảng phất ý vị triết học nhân sinh thì không thể phát hiện ra bi kịch của những người nông dân đáng thương như Chí Phèo. Mà thực ra cũng không phải là Chí Phèo, là người nông dân, mà là bi kịch con người nói chung trong sự áp bức của chế độ toàn trị. Một điểm hiện đại nữa là ý thức theo đuổi, nhìn nhận cuộc sống, con người như một cuộc tha hoá lớn lao. Thực ra, nhìn thấy viết về những biểu hiện tha hoá là điều mà hầu hết tất cả các nhà văn của chủ nghĩa hiện thực trên thế giới, cũng như các nhà văn hiện thực trước 1945 ở Việt Nam cùng làm. Nhưng mức độ đánh giá, nhìn nhận sự tha hoá ấy có những điểm khác nhau. Nghiên cứu văn học thế giới, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nhà văn hiện thực chủ nghĩa thế kỉ XIX chủ yếu miêu tả sự tha hoá ở hiện tượng, do sự tác động của môi trường, hoàn cảnh cụ thể như đói nghèo, như lòng tham lam, thói ích kỉ... trong khi bàn chung về nỗi thống khổ của con người. Nhưng kiên trì với sự tha hoá như là một đối tượng miêu tả độc lập thì có lẽ phải đến các tác phẩm của chủ nghĩa hiện đại, như Kafka, Marquez, Cao Hành Kiện... Cũng như vậy trong văn học Việt Nam trước 1945, các nhà văn khác thường chỉ miêu tả sự tha hoá ấy trong tình thế khốn quẫn của con người như một hiện tượng xuất hiện trước sức tấn công của nhu cầu, của hoàn cảnh, thì chúng tôi nhận thấy, Nam Cao cũng đã tiếp cận sự tha hoá với tư cách là một đối tượng miêu tả trực tiếp trong sự kiên trì, bền bỉ. Ông coi sự tha hoá như là một nét bản chất, một thuộc tính của sinh tồn. Nhân vật của Nam Cao, vì vậy, từ nông dân, tiểu thương đến trí thức

vẫn thường phải đối mặt với quá trình tha hoá không thể cưỡng nổi. Sự tha hoá ấy không chỉ ở lòng tham, ở tính lưu manh, ở những khát vọng tầm thường, mà là ở quá trình tầm thường hoá có hệ thống, có chiều sâu. Sự tha hoá ấy đôi khi nằm trong cả cái cảm giác mệt mỏi, ở thái độ đầu hàng trước hoàn cảnh, nói chung là sự suy tàn trong đời sống tinh thần.

Như vậy, Nam Cao là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực, là nhà văn của dòng văn học hiện thực trong văn học Việt Nam trước 1945, xuất sắc. Trước hết và trên hết là như thế. Nhưng ông đã sớm bộc lộ những cảm quan mang tính hiện đại về thế giới và con người... Điều đó làm nên tính hiện đại trong tư tưởng của ông thể hiện trong các sáng tác trước cách mạng Tháng tám 1945.

1.3. Một số vấn đề chung về Nam Cao và Sống mòn

1.3.1. Những nét tiểu sử

Nam Cao – Nguyễn Hữu Tri (29 - 10 - 1917). Ông sinh tại làng Đại Hoàng thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) trưởng thành trong một gia đình trung nông. Cha là Trần Hữu Huệ (1895) làm nghề chạm trổ và cắt thuốc bắc, mẹ là Trần Thị Minh (1897) làm nông và dệt vải.

Là anh cả của một gia đình đông anh em (bốn em trai, ba em gái) nhưng chỉ một mình Nam Cao được ăn học chu đáo. Năm 1922 ông bắt đầu sự nghiệp học tập của mình tại trường tư ở làng, sau đó ông học tiếp bậc Tiểu học và Thành Chung ở thành phố Nam Định. Do ốm đau bệnh tật nên đầu năm 1935, Nam Cao từ Nam Định về quê để chữa bệnh và cũng vào năm này, ngày 02 - 10 - 1935 ông lập gia đình, vợ là Trần Thị Sen, sinh năm 1917 là người phụ nữ làm nông và dệt vải. Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may.

Sài Gòn cũng là nơi khởi nguồn cho sự nghiệp sáng tác của ông. Năm 1936 ông bắt đầu viết văn, làm thơ, viết kịch và cùng từ đây các tác phẩm của ông được đăng báo với các bút danh Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê. Truyện ngắn Cảnh cuối cùng Hai cái xác lần đầu tiên ra mắt công chúng cũng vào năm 1936.

Năm 1938 Nam Cao bị ốm nặng do bệnh tim và tê thấp nên ông phải trở ra Bắc tự học và thi đỗ bằng Thành chung, sau đó ông nhận dạy học ở trường tư thục Công Thanh, Thụy Khuê, Hà Nội.

Năm 1940, Nhật vào Đông Dương, trường Công Thanh bị Nhật chiếm hữu buộc ông phải thôi dạy học và tiếp tục sự nghiệp sáng tác.

Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc vào tháng 4 - 1943, cũng trong năm này Nhà xuất bản Cộng Lực in tập truyện ngắn Nửa đêm của ông, các sáng tác tiếp theo xuất hiện rất nhiều trên Tiểu thuyết thứ bảy. Tháng 10 - 1944 Nam Cao hoàn thành tiểu thuyết

Chết mòn (sau đổi là Sống mòn). Ông còn có các truyện dài Ngày lụt, Cái miếu... Ông bán cho các nhà xuất bản nhưng đến nay không giữ được bản thảo.

Tháng 8 - 1945 Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, được bầu làm Chủ tịch xã.

Năm 1946 Nam Cao được điều động công tác ở Hội văn hóa cứu quốc tại Hà Nội, thư ký tòa soạn tạp chí Tiên phong của Hội, sau đó ông gia nhập đoàn quân Nam tiến với tư cách là phóng viên.

Ra Bắc, Nam Cao về hoạt động ở sinh quán, công tác ở ty văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nướcCờ chiến thắng của Hà Nam. Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm phóng viên báo Cứu quốc, phụ trách Tạp chí Cứu quốc, thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, phụ trách lớp huấn luyện chính trị cho địa phương.

Nam Cao được kết nạp Đảng vào cuối năm 1947, ông sống và hoạt động ở Bắc Cạn, tiếp tục viết Nhật ký Ở rừng và các sáng tác in trên Tạp chí văn nghệ...

Năm 1948-1949 Nam Cao đi thực tế ở vùng đồng bằng, năm 1949 Nam Cao từ đồng bằng trở lên chiến khu Việt Bắc, ông tham dự lớp Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc, phụ trách phần văn nghệ trong Tạp chí và báo Cứu quốc.

Tháng 5-1950 Nam Cao nhận công tác tại Tòa soạn Tạp chí văn nghệ, cơ quan của Hội Văn nghệ Việt Nam và trong thời gian này ông được chỉ định làm ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương, cũng trong thời gian này ông tiếp tục viết tiểu thuyết in trên các Tạp chí văn nghệ.

Năm 1951 Nhà xuất bản Văn nghệ - Việt Bắc in tập truyện ký Chuyện biên giới

và kịch bản Đóng góp của Nam Cao. Ban tuyên huấn Bộ Tư lệnh liên khu Việt Bắc đã lựa chọn những truyện tiêu biểu của ông làm tài liệu học tập và thảo luận trong quân đội.

Ngày 23 - 9 - 1951 Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng dự Hội nghị văn nghệ liên khu Ba, rồi hai ông cùng vào khu Bốn. Khi trở ra, Nam Cao tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp vào vùng địch hậu khu Ba. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết đang thai nghén. Nhưng rồi, Nam Cao và đoàn công tác bị địch phục kích. Ngày 30 - 11 - 1952 Nam Cao anh dũng hy sinh ở Mưỡu Giáp, Hoàng Đan, tỉnh Ninh Bình, hài cốt của ông được đặt tại nghĩa trang Gia Viễn, Ninh Bình.

Cùng với những đóng góp to lớn của mình, Nam Cao được Đảng và Nhà nước ta phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Nam Cao là nhà văn, liệt sỹ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt một năm 1996. Cũng trong năm 1996 một đường phố ở Hà Nội được mang tên Nam Cao, và một số thành phố lớn khác cũng có đường mang tên ông như: Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai; Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Rạch Giá và một số địa phương khác.

Vào ngày 18-1-1998 hài cốt của ông được chuyển về quê hương tại “Vườn hiện thực Nam Cao” ở Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam do chương trình của Hội liên hiệp câu lạc bộ UNESCO Việt Nam và Hội nhà văn phối hợp thực hiện.

Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo, lý tưởng cách mạng và sự hy sinh anh dũng của Nam Cao mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sỹ.

1.3.2. Nhìn qua sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

Với một thời gian sáng tác không dài nhưng Nam Cao đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ. Chúng ta có thể chia sự nghiệp sáng tác của Nam Cao làm hai giai đoạn, trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Cuộc sống của người tri thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống của người nông dân ở quê hương. Dù viết về đề tài nào thì điều mà Nam Cao quan tâm trước tiên và day dứt đau đớn là tình trạng con người bị thoái hoá, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Tiếng kêu cứu khẩn thiết. Hãy cứu lấy con người đang bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào tình trạng mất nhân tính.

Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản: Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến: - Những truyện không muốn viết (1942 )

- Quên điều độ (1943)

- Trăng sáng (1943) - Đời thừa (1943)

-Tiểu thuyết Sống mòn (1944)

Trong các sáng tác này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực hoàn cảnh nghèo khổ dở sống, dở chết của những nhà văn nghèo, những giáo khổ trường tư, học sinh thất nghiệp...

Nhà văn đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi của đề tài. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức, những người ý thức một cách sâu sắc về giá trị sự sống, của nhân phẩm. Họ luôn ôm ấp hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và nhiều áp lực khác của xã hội chết mòn về tinh thần đời sống tinh thần, Đời thừa là một trong những tác phẩm tiêu biểu.

Nam Cao xây dựng các tác phẩm đó nhằm mục đích phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người đồng thời đã thể hiện tinh thần tự đấu tranh bên trong của người tri thức tiểu tư sản trung thực cố vươn lên một cuộc sống đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa xứng đáng là cuộc sống con người.

Sáng tác về đề tài người nông dân: Là nhà văn sinh ra ở làng quê, Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, đặc biệt là sự gắn bó ân tình sâu nặng, hiểu

Một phần của tài liệu Tính hiện đại trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao (Trang 26)