Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ ViệtNam Canada 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam canađa từ năm 1973 đến năm 200 (Trang 99 - 104)

II Các chơngtrình, dự án khởi công mớ

3.2.Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ ViệtNam Canada 1 Thuận lợ

3.2.1. Thuận lợi

Nhìn vào tổng thể mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada trong hơn 30 năm qua, chúng ta có thể thấy quan hệ chính trị - ngoại giao không ngừng đợc củng cố, quan hệ kinh tế và các lĩnh vực khác ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. Để có đợc những thành quả tốt đẹp nh ngày hôm nay, Chính phủ hai nớc cũng nh các doanh nghiệp Việt Nam - Canada đã có sự nỗ lực, cố gắng không ngừng và biết tận dụng các điều kiện thuận lợi có đợc. Các điều kiện thuận lợi đó là:

Một là, hiện nay xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá về mọi lĩnh vực đang diễn ra nhanh chóng ở khắp mọi nơi, xu thế phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng xuất hiện rõ nét. Trong bối cảnh đó, hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế trở thành một tất yếu khách quan thúc đẩy quan hệ kinh tế phát triển hơn nữa vì lợi ích của chính mỗi bên tham gia. Trên cơ sở cùng có lợi thì các nớc đang vợt qua những cách trở, những rào cản để mở ra cơ hội quan hệ hợp tác. Trong nền kinh tế luôn luôn phát triển nh hiện nay, quá trình phát triển các nớc đều phải tập trung xây dựng nội lực để phát triển kinh tế và bên cạnh đó thì nhu cầu tiếp cận để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau là không thể thiếu. Việt Nam và Canada đã có lịch sử thiết lập quan hệ hết sức tốt đẹp hơn 30 năm và tất yếu mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển trong tơng lai. Đây chính là nền tảng thuận lợi để hai bên xây dựng và phát triển mối quan hệ này.

Hai là, Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định chính sách lâu dài và nhất quán là coi trọng và không ngừng củng cố phát triển quan hệ với Canada. Việt Nam và Canada luôn có những điểm tơng đồng trong nhiều vấn đề, đặc biệt là duy trì hoà bình và ổn định khu vực châu á - Thái Bình Dơng và trên thế giới.

Đối với Việt Nam, nhu cầu giữ vững và tăng cờng ổn định chính trị là lợi ích cao nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay. Việt Nam coi ổn định chính trị là u tiên số một và cũng là một tiền đề quan trọng để thực hiện công cuộc

đổi mới, đặc biệt là cải cách kinh tế. Sự mất ổn định chính trị sẽ phá vỡ những nền tảng cần thiết cho phát triển kinh tế, cản trở những hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam, tác động đến sự ổn định chính trị ở các nớc láng giềng và trong khu vực. Những bài học kinh nghiệm còn nóng hổi từ các nớc láng giềng trong khu vực và những nớc Đông Âu và thuộc Liên Xô vẫn còn đó, do vậy Việt Nam quyết tâm giữ vững và tăng cờng ổn định chính trị trong nớc để tập trung mọi nỗ lực cho phát triển kinh tế. Với phơng châm “làm bạn với tất cả”, Việt Nam tranh thủ mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để thực hiện thắng lợi đ- ờng lối đổi mới nhằm mở ra và tăng cờng quan hệ với các nớc lớn. Điều này phù hợp với một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Canada nhằm thực hiện một trong ba mục tiêu của mình là đảm bảo an ninh trong khuôn khổ ổn định toàn cầu. Nh vậy, cả Việt Nam và Canada là hai nớc đều giữ vị trí quan trọng với nhau nên Canada không ngần ngại hợp tác với Việt Nam trong khi Việt Nam đang tiếp tục cố gắng xây dựng đất nớc theo tinh thần hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, những nét tơng đồng về lợi ích giữa hai nền kinh tế thị trờng tất yếu làm cho hai nớc dễ dàng xích lại gần nhau và hợp tác với nhau một cách toàn diện hơn.

Ba là, Canada hiện nay là nớc tham gia nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Sự ủng hộ của Canada đối với Việt Nam gia nhập và tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực là động lực thúc đẩy Việt Nam hội nhập với thế giới và khu vực mạnh mẽ hơn. Canada đã ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC, WTO. Đồng thời với t cách là một nớc công nghiệp phát triển (G8), Canada tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc. Mặt khác, quan hệ Việt Nam - Canada có điều kiện phát triển thuận lợi hơn so với các nớc phát triển khác, do hai nớc có nhu cầu hoà bình và ổn định để phát triển, có tiềm năng kinh tế để có thể bổ sung cho nhau và cần có sự ủng hỗ lẫn nhau trong việc nâng cao vai trò trên các diễn đàn đa ph- ơng.

Bốn là, Việt Nam luôn đợc đánh giá là một quốc gia ổn định lâu dài về chính trị và giàu tiềm năng kinh tế. Đồng thời Việt Nam cũng đợc coi là thị tr-

ờng tiềm năng với hơn 80 triệu dân với sức mua ngày một nâng cao. Mặt khác, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức và khu vực lớn nh ASEAN, APEC, ASEM, WTO, Liên hợp quốc, Cộng đồng Pháp ngữ… Đây là tiêu chí quan trọng, là yếu tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế.

Bên cạnh đó, cơ chế quản lý Nhà nớc đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đợc đổi mới một cách cơ bản, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Mô hình độc quyền trong ngoại thơng không còn nữa và thay vào đó là tự do hoá ngoại thơng. Nhà nớc cho phép các đơn vị sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu với bạn hàng nớc ngoài, giảm mạnh các biện pháp hành chính trong quản lý và đổi mới cơ chế quản lý ngoại tệ, áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái theo sát giá cả thị trờng. Nhà nớc cũng đã tiến hành từng bớc chuyển từ điều tiết xuất nhập khẩu hàng hoá bằng hạn ngạch và các biện pháp phi thuế quan sang điều tiết bằng thuế quan. Về cơ bản, các chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu đi đúng hớng, từng bớc thực hiện tự do hoá hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới và với thông lệ quốc tế. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngoại thơng nói chung và phát triển quan hệ thơng mại với Canada nói riêng.

Năm là, Việt Nam và Canada là hai nớc có chính sách đối ngoại độc lập. Đứng trớc những biến động của thế giới, Việt Nam cũng nh Canada luôn có cách ứng xử theo luật pháp quốc tế. Điều này thể hiện đợc chính sách đúng đắn, đồng thời, nó cũng làm cho cả hai nớc Việt Nam và Canada ít bị chi phối bởi các cờng quốc trong quá trình phát triển của mình.

Ngoài ra, mối quan hệ nhân dân giữa Việt Nam - Canada là một phần quan trọng trong quan hệ song phơng giữa hai nớc, nhất là vai trò của cộng đồng ngời Việt ở Canada, với số lợng khoảng 250.000 ngời. Canada không yêu cầu từ bỏ quốc tịch gốc, vì vậy mặc dù đã đăng ký quốc tịch Canada, nhng phần lớn họ đều giữ quốc tịch Việt Nam. Hơn nữa, cộng đồng ngời Việt ở Canada có tiềm năng kinh tế, tri thức khá lớn, nhiều ngời có trình độ khoa học cao đang làm việc, giảng dạy tại các trờng đại học lớn ở Canada… Chính cộng

đồng này đã, đang và sẽ tiếp tục có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Canada và tình hữu nghị giữa hai nớc.

3.2.2. Khó khăn

Mặc dù quan hệ Việt Nam - Canada đã có sự phát triển liên tục và triển vọng mở cả hai phía, đặc biệt đối với Việt Nam là tơi sáng nhng hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn và cha xứng với tiềm năng kinh tế của cả hai bên.

Quan hệ với Canada, bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản nh đã nói, chúng ta cũng gặp những khó khăn đầy thách thức, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

Về mặt chủ quan:

Một là, xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu đang ở giai đoạn đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên hiện nay, Việt Nam còn có khoảng cách về trình độ phát triển so với các nớc trong khu vực cũng nh so với Canada và các nớc phát triển nói chung. Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Canada cha đa dạng, chỉ mới tập trung quá mức vào một số sản phẩm nh dệt may, giày dép… còn nhiều mặt hàng có lợi thế nh hàng thủ công mỹ nghệ, cao su, cà phê, chè… lại không đáng kể. Bởi vậy, Việt Nam dễ bị rơi vào thế yếu và chịu nhiều thua thiệt trong cạnh tranh. Song đây là điều phải chấp nhận để vơn lên nếu chúng ta không muốn tụt hậu hơn nữa về mặt kinh tế.

Hai là, thị trờng thông tin Việt Nam cha phát triển, nhất là thông tin về thị trờng còn nhiều hạn chế, dự báo thiếu chính xác. Điều này làm việc mua bán kém hiệu quả, đặc biệt là đối với những mặt hàng không đợc xuất khẩu một cách thờng xuyên. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn bỡ ngỡ với thị tr- ờng Canada, yếu kém trong kinh nghiệm thơng trờng, không biết nắm bắt cơ hội, thiếu thông tin, cha biết cách tiếp cận thị trờng… Đây là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển ngoại thơng Việt Nam nói chung và sự phát triển của quan hệ thơng mại Việt Nam - Canada nói riêng.

Ba là, trình độ khoa học - kỹ thuật còn thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế, nên Việt Nam cha thể thích ứng ngay đợc với tập quán kinh doanh của khu vực và thế giới. Trong khi Canada với t cách là một thành viên tích cực và có tiếng nói khá trọng lợng trong WTO, luôn đòi hỏi khắt khe với Việt Nam

trong việc xác lập một cơ chế chính sách thơng mại mở và một nền kinh tế thị trờng đích thực thông qua việc áp dụng các quy chế của GATT và WTO. Song là nớc mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trờng cha đợc bao lâu, và mới bớc vào chặng đầu tiên của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc thì sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Canada sẽ khó khăn, thờng là không bình đẳng, trong thời gian ngắn nền kinh tế Việt Nam sẽ không thích nghi đợc với các “luật chơi” của nền kinh tế Canada và của các tổ chức kinh tế quốc tế khác. Đây là một trở ngại đáng kể trong quan hệ hai nớc, cũng nh giữa Việt Nam với các nớc phát triển.

Bốn là, Canada là một nớc có thị trờng phát triển với các yêu cầu cao của ngời tiêu dùng đặt ra đối với các loại hàng hoá xuất khẩu. Rất giống thị trờng Mỹ ở đặc điểm dễ dàng tiếp nhận các kiểu mốt khác nhau và thậm chí trái ngợc nhau, nhng Canada lại nổi tiếng là thị trờng khá kỹ tính và chọn lọc. Các tiêu chuẩn chất lợng, an toàn thực phẩm, an toàn cho ngời sử dụng, bảo vệ môi tr- ờng… đợc quy định khá ngặt nghèo. Nh vậy, một cách gián tiếp, Canada vẫn là một thị trờng đợc bảo hộ rất chặt chẽ bởi các hàng rào phi thuế quan, và đây mới thực sự là một rào cản khó vợt qua nhất cho các nhà xuất khẩu Việt Nam khi thâm nhập thị trờng Canada trong điều kiện hiện nay. Gốc rễ của vấn đề này là công nghệ sản xuất và chế biến lạc hậu, nguồn nguyên liệu không đảm bảo và các nhà xuất khẩu Việt Nam đang hoạt động trong tình trạng thiếu thông tin về thị trờng giá cả và thị hiếu tiêu dùng. Trong tình hình đó cho thấy một thực tế phổ biến là chất lợng hàng xuất khẩu của Việt Nam cha đồng đều, cha đáp ứng đợc yêu cầu của ngời tiêu dùng Canada. Hàng hoá xuất khẩu còn nghèo nàn về chủng loại, chỉ tập trung vào một số hàng nh dệt may, giày dép… thêm vào đó lại có một số doanh nghiệp thiếu nghiêm túc và gian lận kinh doanh. Hơn nữa, hàng hoá của Việt Nam xuất sang Canada thờng đồng chủng loại với hàng xuất khẩu của một số nớc châu á nh Trung Quốc, Malaysia, Inđônêsia… sự có mặt của các mặt hàng đến từ các quốc gia trên luôn đe doạ thị phần truyền thống của hàng Việt Nam, nên khi thâm nhập vào thị trờng Canada sẽ trở thành nhân tố cạnh tranh áp đảo đối với hàng Việt Nam Ngoài ra, vị trí địa lý xa xôi

giữa hai quốc gia cũng có ảnh hởng phần nào đến hoạt động giao thơng buôn bán hai bên. Chính vì thế, đây là một khó khăn rất lớn khi vào thị trờng Canada.

Năm là, mặc dù đã tìm đợc tiếng nói chung trên diễn đàn song phơng lẫn đa phơng, nhng có thể nói sự khác nhau về thể chế chính trị và chế độ xã hội giữa Việt Nam và Canada cũng ít nhiều là một trở ngại cho quan hệ hai nớc. Bên cạnh đó, sự khác nhau về hệ thống pháp luật, bộ máy hành chính cũng là khó khăn ảnh hởng nhất định đối với cả hai bên.

Ngoài ra, còn một số khó khăn khác ảnh hởng đến quan hệ giữa Việt Nam và Canada, nh sự không rõ ràng của hệ thống và hành lang pháp lý của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự và kinh tế, các thủ tục hành chính phức tạp; tệ nạn quan liêu và tham nhũng cha đợc loại bỏ triệt để; sự thay đổi chậm về môi trờng đầu t…

Về mặt khách quan:

Việc không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại theo hớng đa dạng hoá và đa phơng hoá để hoà nhập vào cộng đồng quốc tế, trớc hết là cộng đồng khu vực, trở thành một nhu cầu thực tế và cấp bách đối với Việt Nam. Việt Nam đã xây dựng đợc quan hệ hữu nghị, hợp tác và tạo đợc mối quan hệ tơng đối cân bằng với tất cả các nớc và các trung tâm chính trị - kinh tế trên thế giới. Sự tham gia của Việt Nam vào các diễn đàn và hội nghị khu vực và quốc tế là biểu hiện của xu thế hội nhập quốc tế và khu vực - đây là cơ hội nhng cũng đầy những thách thức. Rõ ràng, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào sân chơi, mà ở đó không có sự phân biệt giữa nớc phát triển hay đang phát triển, nớc giàu hay nớc nghèo. Các thủ tục quy định của chúng ta cha hoàn toàn phù hợp với những thông lệ quy định quốc tế. Điều này có thể gây cho Việt Nam nhiều bất lợi, nhất là trong việc để tuột mất các cơ hội thu hút FDI từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam canađa từ năm 1973 đến năm 200 (Trang 99 - 104)