Viện trợ phát triển

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam canađa từ năm 1973 đến năm 200 (Trang 67 - 72)

Chơng trình viện trợ phát triển của Canada nhằm thúc đẩy một thế giới công bằng và ổn định hơn thông qua việc hỗ trợ các quốc gia gặp khó khăn,

xung đột hay đang trong quá trình chuyển đổi. Do đó, nó là trung tâm trong việc thiết lập uy tín của Canada nh một thành viên tận tuỵ, có tinh thần của cộng đồng quốc tế - “một danh tiếng có thể mở các cánh cửa và tạo cho Canada một tiếng nói có trọng lợng hơn trong quan hệ quốc tế. Viện trợ phát triển chính là một công cụ đắc lực mà Chính phủ Canada tiếp tục sử dụng để đạt đợc các mục tiêu của chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của Canada trên trờng quốc tế” [4].

Chơng trình viện trợ phát triển của Canada dành cho Việt Nam nằm trong ch- ơng trình chung của Canada dành cho các nớc đang phát triển. Việt Nam thuộc nhóm thứ ba trong tổng số 120 quốc gia mà Canada cung cấp viện trợ với các đặc điểm là quốc gia còn nghèo nhng Chính phủ cam kết vào quá trình phát triển và có khả năng điều hành đất nớc. Đây là nhóm đợc Chính phủ Canada ngày càng u tiên trong chơng trình viện trợ của mình. Chơng trình dành cho Việt Nam cũng là “một bộ phận cấu thành của viện trợ của Canada tại châu á - Thái Bình Dơng, cụ thể là tại Đông Nam á, những khu vực địa lý đợc ngời Canada đặc biệt quan tâm” [4]. Vì vậy, chơng trình dành cho Việt Nam là một trong những chơng trình tơng đối lớn trong tổng thể chơng trình viện trợ của Canada ở nớc ngoài. Các u tiên và tổng số tiền viện trợ thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, mục tiêu của chơng trình viện trợ của Canada tại Việt Nam về cơ bản là không thay đổi, đó là hỗ trợ quá trình phát triển và thúc đẩy quan hệ toàn diện với Việt Nam. Canada hỗ trợ các kế hoạch của Chính phủ Việt Nam trong việc hiện đại hoá nền kinh tế và cải thiện chất lợng cuộc sống của ngời dân.

Từ những năm 1960, Canada đã hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững nhng chơng trình này bị gián đoạn vào năm 1978 do nhiều vấn đề khách quan và chủ quan. Bắt đầu từ 1990 trở đi, Canada tiếp tục khôi phục lại chơng trình trợ giúp của mình và bắt đầu hỗ trợ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện nay, Việt Nam là một trong 25 đối tác đợc Canada tập trung viện trợ phát triển (ODA). ODA của Canada tập trung thực hiện các chơng trình đó là hình thành và triển khai các chính sách kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực sản xuất của ngời nghèo; thúc đẩy quản lý quốc gia có hiệu quả. Viện trợ ODA của Canada cho

Việt Nam đạt trung bình hàng năm là 26 triệu USD, bên cạnh đó còn có một số ch- ơng trình viện trợ khác. “ODA của Canada dành cho Việt Nam năm 2003 là 18 triệu USD; năm 2004 là 24 triệu USD; năm 2005 là 26 triệu USD. Tổng kinh phí tài trợ của Canada cho Việt Nam qua tất cả các kênh từ năm 1996 đến năm 2005 lên tới xấp xỉ 300 triệu USD” [60; tr.3]. Chơng trình viện trợ của Canada tập trung chủ yếu vào việc xây dựng các mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan, tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ của Canada và Việt Nam cũng nh trong khu vực t nhân. Trong khuôn khổ “Chơng trình phát triển quốc gia”, Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng “Khung chơng trình phát triển quốc gia của CIDA tại Việt Nam giai đoạn 2004-2009”. Tuy nhiên, khung chính sách phát triển quốc gia đầu tiên của CIDA cho Việt Nam ra đời năm 1994 đã có vai trò định hớng cho chơng trình song phơng tại Việt Nam. Thời điểm đó, Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trờng. Trong bối cảnh đó, chơng trình song phơng của Canada nhấn mạnh việc hỗ trợ quá trình nâng cao năng lực trong việc xây dựng và tiến hành các chính sách kinh tế và xã hội lành mạnh, bình đẳng và bền vững về môi trờng để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này.

Năm 1997, trớc sự đổi mới lĩnh vực tập trung trong chiến lợc giảm nghèo của Việt Nam, Canada đã cam kết mở rộng chơng trình của mình và nhấn mạnh vào việc giảm nghèo, phát triển nông thôn. Tháng 5-2002, Chính phủ Việt Nam công bố Chiến lợc toàn diện về tăng trởng và giảm nghèo (CPRGS) - Chiến lợc này là căn cứ để tập hợp các nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng tài trợ quốc tế, trong đó có CIDA. Do vậy, đến tháng 5-2004, trong bối cảnh phát triển mới, Canada đã xem xét lại chính sách của mình và đã đề ra mục tiêu cơ bản của chơng trình viện trợ của Canada cho Việt Nam trong 5 năm (2004-2009) đợc ghi nhận trong “Khung chơng trình phát triển quốc gia (CDPF)”. Để đạt đợc mục tiêu trên, Canada đã lựa chọn và u tiên trong chiến lợc tăng trởng và giảm nghèo toàn diện cho các chơng trình tại Việt Nam. Đó là hỗ trợ sự tăng tởng đồng đều về kinh tế thông qua các cải cách nhằm nâng cao việc quản lý Nhà nớc một cách minh bạch và có trách nhiệm; cải thiện điều kiện sống tại nông thôn thông qua hỗ trợ nông

nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cờng khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản có chất lợng đặc biệt cho ngời nghèo và ngời tàn tật.

Bên cạnh đó, CIDA cũng điều phối các kênh viện trợ khác nhau của Canada cho Việt Nam, bao gồm cả hỗ trợ cho các trờng đại học, cao đẳng và tổ chức phi Chính phủ Canada làm việc với các đối tác Việt Nam, cũng nh hỗ trợ cho các tổ chức đa phơng. Sự phối hợp này đã làm tăng cờng hiểu biết và chia sẻ, trao đổi thông tin về thực tiễn tốt nhất, cũng nh các hoạt động phối hợp kiểu nh đồng thiết kế chơng trình và đồng thực hiện các hoạt động.

Các hoạt động của CIDA tập trung vào những nội dung chính sau:

Trớc hết về mặt quản lý Nhà nớc, những hỗ trợ của CIDA cho công tác quản lý Nhà nớc với hai dự án: Hỗ trợ thực hiện chính sách (PIAP) và dự án Hỗ trợ cải cách t pháp (LERAP), tổng vốn hai dự án là 20 triệu USD - đã góp phần giúp Việt Nam chuyển đổi kinh tế (giảm nghèo, bảo hộ nền kinh tế), tăng cờng công tác quản lý nhà nớc mang tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn. Trong ba lĩnh vực quản lý Nhà nớc quan trọng là cải cách pháp luật; cải cách tài chính và cải cách hành chính công, Canada tập trung vào hai lĩnh vực chính là cải cách pháp luật (trong đó đặc biệt là cải cách t pháp) và lĩnh vực tài chính (bao gồm hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực tài chính công và cải cách hệ thống ngân hàng).

Đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, Canada tiếp tục hỗ trợ việc nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt trong việc đáp ứng các yêu cầu của quốc tế về chất lợng lơng thực, phát triển các thị trờng nội địa hoạt động có hiệu quả và tiếp cận tốt hơn thị trờng quốc tế. Bên cạnh đó, Canada cũng sẽ hỗ trợ khu vực t nhân ở nông thôn thông qua cải thiện môi trờng kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng nh tập trung vào việc nâng cao năng lực, các dịch vụ cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống của nông dân. Canada sẽ tham gia vào việc cải thiện đời sống nông thôn cho ngời nghèo tại một số khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, với chơng trình giảm nghèo tại các tỉnh Thanh Hoá và Sóc Trăng trị giá 30 triệu USD và đ- ợc thực hiện từ năm 2000-2006. Chơng trình gồm một số hợp phần khác nhau nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các dịch vụ thiết yếu cho nông dân

nghèo, góp phần quan trọng cải thiện bộ mặt đời sống của nhân dân hai tỉnh này.

Tiếp đến là lĩnh vực giáo dục cơ bản, Canada phối hợp với các nhà tài trợ các chiến lợc của Chính phủ Việt Nam trong việc cung cấp một nền giáo dục chất lợng đến mọi ngời dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện rõ nét trong Chơng trình hành động quốc gia giáo dục cho mọi ngời đợc Thủ tớng Chính phủ thông qua tháng 7-2003. Ngoài ra, Canada còn thiết lập một quỹ hỗ trợ giáo dục cơ bản tại Việt Nam do Ngân hàng thế giới quản lý (Canada đóng góp 16,5 triệu USD), đợc thực hiện trong giai đoạn từ 2001 đến 2010 gồm nhiều hoạt động, dự án khác nhau. Mục tiêu chung của quỹ này là nhằm cải thiện chất lợng giáo dục cơ bản của Việt Nam thông qua việc nâng cao năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan cấp dới thuộc Bộ trong việc lập kế hoạch và triển khai những cải tiến về chất lợng, sự bình đẳng trong việc tiếp cận, tìm kiếm các nguồn nhân lực và phối hợp với giáo dục tiểu học tại Việt Nam trong khuôn khổ Chiến lợc quốc gia cho mọi ngời.

Ngoài ra, Canada luôn nhấn mạnh hai nội dung đợc áp dụng xuyên suốt trong các chơng trình viện trợ của mình tại Việt Nam, đó là bình đẳng về giới và bền vững về môi trờng. CIDA cũng tiếp tục đa vấn đề môi trờng bền vững vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của chơng trình và hỗ trợ các dự án cụ thể, bao gồm nâng cao năng lực quản lý nhà nớc về môi trờng, tăng cờng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ trong các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn, giảm nhẹ tác động thiên tai đối với ngời nghèo. Với dự án Môi trờng Việt Nam - Canada (VCEP) tổng giá trị là 21,5 triệu USD, đợc thực hiện trong giai đoạn từ 1995 đến 2005 - là dự án viện trợ lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực môi trờng. Dự án này đợc xây dựng với mục tiêu nâng cao năng lực trong lĩnh vực môi trờng của các cá nhân, tổ chức và thể chế Việt Nam.

Viện trợ của Canada đã góp một phần tích cực vào công cuộc đổi mới tại Việt Nam, hỗ trợ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lợng cuộc sống. Sự ổn định về chính trị và kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua có đợc một phần nhờ vào sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế nh Canada. Việc triển

khai viện trợ thông qua các tổ chức khu vực và đa phơng của Canada đã góp phần đảm bảo hoà bình, ổn định trong khu vực Đông Nam á và châu á - Thái Bình D- ơng - là một đóng góp cho hoà bình và ổn định thế giới.

Bảng 2.5.Danh mục các chơng trình, dự án ODA của Canada giai đoạn 2001-2005

TT Tên chơng

trình, dự án

Địa điểm Cơ quan chủ quản

Thời gian Tổng vốn I Các chơng trình dự án

chuyển tiếp

1 Đóng góp vào MPDF WB 2001-2003 3,0

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam canađa từ năm 1973 đến năm 200 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w