Hợp tác trong khuôn khổ Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie)

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam canađa từ năm 1973 đến năm 200 (Trang 80 - 84)

II Các chơngtrình, dự án khởi công mớ

2.3.3. Hợp tác trong khuôn khổ Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie)

Khái niệm về “Cộng đồng các nớc có sử dụng tiếng Pháp” (Francophonie) xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX, dới ngòi bút của một nhà địa lý ngời Pháp - Onésime Reclus với tác phẩm “Nớc Pháp, nớc Angiêri các thuộc địa”. Lúc đó khái niệm chỉ đợc hiểu là bao trùm toàn bộ các dân tộc, các vùng nói tiếng Pháp trên thế giới. Mãi đến những năm 60 của thế kỷ XX, cùng với phong trào phi thực dân hoá, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và cùng với xu thế liên kết khu vực, quan hệ giữa các thuộc địa nói tiếng Pháp mới giành đợc độc lập với chính quốc và giữa các nớc này với nhau có những biến đổi sâu sắc [94].

Trong bối cảnh đó, bắt đầu từ sáng kiến tháng 3-1962 của Tổng thống Senegal, Léopold Sédar Senghor, đã dấy lên một phong trào vận động cho sự ra đời của một Cộng đồng các nớc có sử dụng tiếng Pháp với mục đích phát triển các mối quan hệ văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa các nớc với nhau. Hàng loạt các tổ chức quốc tế sử dụng tiếng Pháp đợc thành lập nh Hội nghị Bộ trởng Giáo dục các nớc có sử dụng tiếng Pháp (CONFENMEN, 1960), Hiệp hội các trờng đại học sử dụng từng phần hoặc toàn phần tiếng Pháp (AUPELF-UREF, 1961), Liên minh các nghị

sỹ nói tiếng Pháp (AIPLF, 1967), Tổ chức hợp tác văn hoá và kỹ thuật (ACCT, 1970)… Tuy nhiên, hợp tác giữa các nớc trong tổ chức này vẫn mang tính chất nghề nghiệp và kỹ thuật, cha đáp ứng đợc nguyện vọng của nhiều nớc muốn có một tổ chức tầm vóc chính trị, có vị trí và tiếng nói đáng kể trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy vào tháng 2-1986, theo sáng kiến của cố Tổng thống Pháp Phờrăngxoa Mittơrăng, Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất của các nớc có sử dụng tiếng Pháp đã đợc tổ chức tại Pari với sự tham gia của gần 40 vị đứng đầu Nhà nớc và Chính phủ các nớc có sử dụng tiếng Pháp - đánh dấu sự ra đời chính thức của Cộng đồng các nớc có sử dụng tiếng Pháp. Tháng 12-1998, Hội nghị Bộ trởng phụ trách Pháp ngữ lần thứ 12, họp tại Bucaret (Rumani), đã thông qua tên gọi chính thức của Cộng đồng các nớc có sử dụng tiếng Pháp là Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF).

Điều tiên quyết cho việc kết nạp thành viên không phải là mức độ dùng tiếng Pháp mà là sự có mặt của văn hoá và tiếng Pháp trong lịch sử qua tơng tác giữa nớc Pháp với nớc đó, phần lớn là sự kế thừa các giá trị từ khi là thuộc địa của Pháp. Tiếng Pháp đợc sử dụng trong một số nớc thành viên của tổ chức nh là một ngôn ngữ phổ biến, trong khi sự có mặt hiện thời của nó trong những thành viên khác là rất nhỏ, quan trọng là mối quan hệ trong cộng đồng chủ yếu dựa trên phơng diện lịch sử và văn hoá. Khẩu hiệu của tổ chức là “égalité, complémentarité, solidarité” (bình đẳng, tơng hỗ, đoàn kết) [94].

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng Pháp ngữ chính thức từ năm 1970. Từ đó, Việt Nam lần lợt tham gia vào nhiều tổ chức khác thuộc Cộng đồng Pháp ngữ, chúng ta tham dự các Hội nghị cấp cao ngay từ Hội nghị đầu tiên. Trớc đó, Việt Nam đã lần lợt đợc bầu là thành viên của Uỷ ban nối tiếp quốc tế (CIS), sau đó là uỷ viên Hội đồng Thờng trực Pháp ngữ (CPF). Tháng 1-1996, Việt Nam trở thành Phó Chủ tịch và tháng 1-1997 là Chủ tịch của CPF, tháng 11-1997, lần đầu tiên Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao lần thứ 7 tại Hà Nội

Từ tháng 12-1996 đến tháng 12-1998, Việt Nam là Chủ tịch Hội nghị Bộ trởng Ngoại giao và từ tháng 1-1997 đến tháng 9-1999, là Chủ tịch Hội nghị Cấp

cao. Việt Nam cũng tích cực tham gia các Hội nghị Bộ trởng Chuyên ngành của Cộng đồng nh Hội nghị Bộ trởng Văn hoá 1990 và 2001, Hội nghị Bộ trởng T pháp 1989 và 1995, Hội nghị Bộ trởng Môi trờng 1991, Hội nghị Bộ trởng Giáo dục 1992 và 1998, Hội nghị Bộ trởng Kinh tế và Tài chính 1999, Hội nghị Phụ nữ Pháp ngữ 2000…

Bên cạnh tham gia vào các tổ chức đa phơng toàn cầu (Liên hợp quốc), tổ chức khu vực (ASEAN, APEC) và liên kết khu vực (Phong trào không liên kết), việc tham gia vào Cộng đồng các nớc có sử dụng tiếng Pháp nằm trong chủ trơng chung của chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa dạng hoá, đa phơng hoá quan hệ quốc tế vì hoà bình, độc lập và phát triển, tận dụng các cơ hội và các hớng tranh thủ đối tác, kết hợp đối ngoại song phơng với đối ngoại đa phơng. Ngoài ra, tham gia vào Cộng đồng Pháp ngữ cũng mang lại cho Việt Nam một số lợi ích thiết thực về uy tín, về vật chất cũng nh về kinh nghiệm hoạt động trên diễn đàn đa phơng. Hàng năm, các tổ chức trong cộng đồng giúp đỡ Việt Nam đáng kể về vật chất, kỹ thuật và đào tạo thông qua các dự án trong nhiều lĩnh vực nh giáo dục đào tạo, văn hoá - thông tin, phát triển bền vững, bảo vệ môi trờng và xoá đói giảm nghèo.

Cả Việt Nam và Canada đều là thành viên hoạt động tích cực và có nhiều uy tín nằm trong Cộng đồng Pháp ngữ, đồng thời cũng là một diễn đàn quan trọng để hai nớc phối hợp và hợp tác, nhằm thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích chung. Sự phối hợp và hợp tác có tính chất đa phơng giữa Việt Nam và Canada đã đợc thể hiện rõ ràng, có hiệu quả cao qua các Hội nghị cấp cao các nớc có sử dụng tiếng Pháp, cũng nh trong các quỹ học bổng dành cho giáo dục Việt Nam.

Một trong những chơng trình hợp tác với Việt Nam đợc nhiều ngời quan tâm là các chơng trình học bổng của Canada dành cho khối Pháp ngữ, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada cung cấp, bắt đầu tại Việt Nam từ năm 1990. Mỗi năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Đại sứ quán Canada phối hợp tuyển chọn thí sinh đạt yêu cầu để làm hồ sơ gửi đi dự tuyển chơng trình thạc sỹ, tiến sỹ và hồ sơ dự tuyển chơng trình cao đẳng (dành cho sinh viên đang học đại học, cao đẳng, tr-

ờng nghề…). Chơng trình này mong muốn đóng góp vào sự phát triển của các nớc nhận học bổng thông qua các u tiên nh đào tạo giảng viên, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy kỹ thuật và dạy nghề; tăng cờng năng lực cho cán bộ các trờng đại học và cao đẳng trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu; nâng cao năng lực thông qua việc đào tạo các chuyên gia và các Nhà quản lý của khu vực nhà nớc và khu vực t nhân.

Bên cạnh đó, Canada cũng thông qua các cơ quan nh Cơ quan liên Chính phủ Pháp ngữ (AIF), và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của Việt Nam. Trong những năm đầy khó khăn của thập kỷ 80, Cơ quan liên Chính phủ Pháp ngữ đã duy trì sự hợp tác khá tích cực với Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm gần đây, Trung tâm giảng dạy tiếng Pháp châu á - Thái Bình Dơng của Cơ quan liên Chính phủ đã bồi dỡng một số lợng lớn nghiệp vụ giảng dạy tiếng Pháp cho giáo viên không những đối với Việt Nam mà còn với Lào, Campuchia.

Đối với Cơ quan Đại học Pháp ngữ từ khi đặt văn phòng châu á - Thái Bình Dơng tại Hà Nội (1994) và sau đó là Ban quản lý dự án tại thành phố Hồ Chí Minh đã ký nhiều thoả thuận về giảng dạy tiếng Pháp ở cấp phổ thông trên toàn quốc, hỗ trợ nhiều chơng trình giảng tiếng Pháp và nghiên cứu khoa học tại nhiều trờng đại học, trung tâm và viện nghiên cứu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có 38 trờng đại học là thành viên của Đại học Pháp ngữ. Các chơng trình mà Cơ quan Đại học Pháp ngữ đã và đang thực hiện tại Việt Nam gồm:

- Các chuyên khoa đại học Pháp ngữ, nhằm mục tiêu giúp đỡ đào tạo một thế hệ trẻ làm công tác nghiên cứu bằng tiếng Pháp, tập trung vào các ngành nh công nghệ, kinh tế, thơng mại, y tế, khoa học cơ bản.

- Các lớp song ngữ; chơng trình đợc thực hiện từ năm 1994 với mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ làm chủ tiếng Pháp, có khả năng tiếp tục theo học tại các cơ sở Đại học Pháp ngữ. Năm 2003, cả nớc có khoảng 664 lớp song ngữ

thuộc 105 trờng phổ thông tại 19 tỉnh thành với hơn 17.000 học sinh và 550 giáo viên [93].

- Viện Tin học Pháp ngữ, mục đích giúp đỡ các nớc thuộc khu vực châu á - Thái Bình Dơng, đặc biệt là Việt Nam, đào tạo đội ngũ kỹ s tin học ứng dụng trình độ cao.

- Chơng trình Hệ thống xuất bản và Truyền tin Pháp ngữ, cung cấp thông tin và t liệu cho sinh viên, giáo viên và các nhà nghiên cứu.

- Chơng trình trợ giúp nghiên cứu, nhằm hỗ trợ và khuyến khích các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam có sử dụng tiếng Pháp dới dạng cấp học bổng, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, lập quỹ hỗ trợ nghiên cứu, tổ chức các lớp bồi d- ỡng tiếng Pháp cho cán bộ nghiên cứu.

Nh vậy, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng đồng các nớc có sử tiếng Pháp nói chung và Canada nói riêng ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cộng đồng tiếp tục dành hỗ trợ cho Việt Nam ở mức cao, thông qua các dự án thuộc các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hoá truyền thông, môi trờng và phát triển bền vững. Quan trọng hơn cả, cộng đồng và Việt Nam có cùng quan điểm trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng nh tăng cờng đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển, gìn giữ và thúc đẩy đa dạng văn hoá hay xây dựng một thế giới dân chủ và công bằng.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam canađa từ năm 1973 đến năm 200 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w