Chính sách đối ngoại của Canada

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam canađa từ năm 1973 đến năm 200 (Trang 26 - 31)

Là một trong số ít quốc gia không có lịch sử xâm chiếm thuộc địa, nhng lại có truyền thống lịch sử hoạt động tích cực, mang tính xây dựng trong các diễn đàn đa phơng quốc tế cũng nh vai trò trung gian hoà giải các tranh chấp, thúc đẩy hoà bình và thịnh vợng trên toàn thế giới, Canada là một quốc gia có chính sách đối ngoại rộng mở và hợp tác cùng hành động. Các mối quan hệ đặc biệt, các mục tiêu cụ thể trong chính sách đối ngoại của Canada cũng nh phơng thức để theo đuổi các mục tiêu đó, có rất nhiều sự tơng đồng và phù hợp với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam cũng nh các tổ chức khu vực và quốc tế trong hợp tác và phát triển. Chính vì vậy, có thể nhận thấy rõ một đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Canada từ trớc đến nay là sự cùng chia sẻ và cùng hành động với các quốc gia, với các tổ chức quốc tế và với cộng đồng quốc tế. Nh lời Đại sứ Canada là Richard Lecoq đã nói: “Chúng tôi cộng tác chặt chẽ cùng tất cả các tổ chức quốc tế quan trọng nhằm đảm bảo các lợi ích của Canada và toàn thế giới đợc duy trì. Đối với nhiều ngời Canada, bản chất của đất nớc chúng tôi chính là tính đa phơng. Ngời Canada cũng hiểu rằng lợi ích của họ là mở rộng hơn nữa mối quan hệ của Canada với các nớc ngoài. Điều quan trọng là xã hội của chúng tôi cần là hình mẫu của sự đa nguyên; sự tôn trọng mang tính phổ biến đối với quyền con ngời; phát triển chính phủ dân chủ và tham gia vào xã hội và các thể chế ổn định, ủng hộ mậu dịch công bằng trên khắp thế giới” [41; tr.22].

Chính sách đối ngoại của Canada đợc hoạch định trên cơ sở những đánh giá chủ yếu sau: Canada là nớc có vị trí thuận lợi trong quan hệ quốc tế, nằm ngay trên bờ Thái Bình Dơng. Là một nớc đa văn hoá và đa sắc tộc, di sản văn hoá Canada đặc biệt gần gũi với thế giới cộng đồng Anh - Pháp và các nền văn hoá khác trên thế giới, tạo nên một tính cách đa văn hoá. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy Canada mở rộng hợp tác giao lu quốc tế. Thêm nữa, là một đất nớc yêu chuộng hoà bình, phấn đấu vì hoà bình, vì thế trong lịch sử Canada cha bao giờ tham chiếm hay gây chiến tranh để giành thuộc địa. Điều này càng làm tăng thêm vị thế của Canada trên trờng quốc tế [35; tr.42].

Mặt khác, Canada là một nớc công nghiệp phát triển cao trên thế giới, có thu nhập bình quân trên đầu ngời cao nhất nhì thế giới. Nền kinh tế có liên quan và có quan hệ phụ thuộc rất lớn vào các nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới. Canada là thành viên trong nhóm các nớc công nghiệp phát triển G8 cũng nh là thành viên tích cực trong hầu hết các tổ chức quốc tế quan trọng trên thế giới nh Liên hợp quốc, APEC… Canada cũng là nớc đối thoại tích cực với hầu hết các tổ chức khu vực và diễn đàn trên thế giới, trong đó có ASEAN, ARF.

Với các điều kiện thuận lợi và tiềm lực hùng mạnh, Canada đã tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề quốc tế nh giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế, bảo vệ môi trờng, chống bệnh tật, chống thiên tai, đầu t quốc tế, viện trợ phát triển…

Trên cơ sở đó, Canada đã “chọn cách đi theo số phận riêng của mình nh là một cờng quốc hạng trung: kết hợp chính sách đa phơng mạnh mẽ với các quan hệ song phơng hoặc khu vực có tính chiến lợc” [12; tr.7]. Trên thực tế, đất nớc này không có chiến lợc riêng nh các siêu cờng. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Canada nổi lên nh một cờng quốc cực kỳ quan trọng. “Là đồng minh chống phát xít, là một trong những nớc cung cấp phơng tiện vật chất cho quân Anh và Hồng quân Liên Xô” [61; tr.47]. Sau Chiến tranh lạnh, nhất là từ khi cuốn sách trắng: “Canada trên thế giới ” do Chính phủ Canada phát hành năm 1995 về chính sách đối ngoại và đã đợc thực hiện

xuyên suốt cho tới nay, mặc dù có một số điều chỉnh do sự thay đổi tình hình khách quan, song đờng lối đối ngoại nhằm ba mục tiêu chính (hay ba trụ cột) đó là:

- Thịnh vợng và việc làm.

- Bảo vệ an ninh quốc gia trong khuôn khổ ổn định toàn cầu. - Phổ biến các giá trị và văn hoá Canada.

Ba mục tiêu này có quan hệ qua lại, gắn bó mật thiết với nhau và có ý nghĩa hớng cho các quyết định về phân bổ ngân sách viện trợ phát triển.

Thúc đẩy thịnh vợng và việc làm là trọng tâm trong chơng trình nghị sự của Chính phủ nhằm tiếp cận hàng hoá và dịch vụ Canada với bên ngoài, củng cố hệ thống luật lệ thơng mại và đầu t quốc tế cởi mở và bình đẳng. Đồng thời bảo đảm cho các công ty Canada có khả năng tranh thủ các cơ hội bên ngoài. Nhằm mục tiêu này, Chính phủ sẽ nỗ lực xây dựng một khuôn khổ chính sách kinh tế nội địa hỗ trợ cho xuất khẩu.

Bên cạnh bảo vệ lợi ích của mình, Canada cũng chú trọng đến việc bảo vệ lợi ích của các đối tác quốc tế, của cộng đồng quốc tế. Quan điểm của Canada cho rằng sẽ đợc lợi về nhiều mặt khi các nơi khác trên thế giới cùng thịnh vợng. Sự thịnh vợng sẽ thúc đẩy, bảo đảm sự ổn định trên thế giới cũng nh thúc đẩy sự phát triển bền vững. ở đây, cần nói thêm rằng, các quan điểm này cũng rất phù hợp với quan điểm trong quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay rằng “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nớc trên cơ sở hoà bình, hữu nghị, hợp tác, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và các bên cùng có lợi” [50; tr.12].

Việc bảo đảm và tăng cờng an ninh toàn cầu nh là bảo vệ an ninh của chính mình là một trong các yếu tố trọng tâm của chính sách đối ngoại Canada. An ninh và ổn định là các điều kiện tiên quyết cho tăng trởng kinh tế và phát triển. Tuy nhiên, các mối đe doạ an ninh của mỗi nớc cũng nh toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể chống chọi đợc ngày càng có nhiều lên và ngày càng phức tạp hơn, nh vấn đề tội phạm quốc tế, bệnh tật, môi trờng ô nhiễm, nhập c trái phép, bùng nổ dân số… và mới nổi trội lên những năm gần đây là vấn đề

khủng bố quốc tế. Tất cả các yếu tố này đều hàm chứa những vấn đề có liên quan đến hoà bình và an ninh của mỗi nớc, mỗi khu vực và toàn cầu. Hơn thế nữa, vấn đề an ninh ngày nay, không chỉ là an ninh về quân sự mà còn là an ninh ở rất nhiều lĩnh vực xã hội khác. Các vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội ở mỗi n- ớc cũng nh quốc tế có quan hệ vô cùng mật thiết với nhau và có liên quan trực tiếp với nhau. Ví dụ nh nếu vấn đề an ninh kinh tế không đợc bảo đảm, để xẩy ra khủng hoảng kinh tế ở một nớc sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế ở nhiều nớc khác và có nguy cơ ảnh hởng toàn cầu. Nó không chỉ có tác động xấu đến khía cạnh kinh tế mà nó còn ảnh hởng mạnh mẽ, nhiều khi mang tính quyết định đến các lĩnh vực khác nh chính trị, quân sự, quan hệ đối ngoại… Do đó, quan điểm của Canada về vấn đề này là cần phải giải quyết các vấn đề an ninh theo một quan điểm toàn diện và phải sử dụng đến nhiều phơng tiện trong chính sách đối ngoại.

Chính sách đối ngoại của Canada cũng nhằm phát triển và phổ biến các giá trị văn hoá của mình trên thế giới. Các giá trị phổ biến đó là tôn trọng nhân quyền, dân chủ, pháp luật và bảo vệ môi trờng cần đợc phổ biến và tăng cờng sự hiểu biết lẫn nhau trên thế giới - sẽ góp phần quan trọng đối với an ninh và ổn định quốc tế.

Trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại của mình, Canada đã trở thành thành viên quan trọng trong các tổ chức khu vực và quốc tế nh Liên hợp quốc, NATO, G8, WTO, OCED, APEC, NAFTA… đặc biệt, hơn nửa thế kỷ qua Canada luôn coi Liên hợp quốc là một trọng tâm và luôn đề cao vai trò của tổ chức này. Do vậy, Canada có nhiều đóng góp cho hoạt động của tổ chức lớn nhất hành tinh này và đã 6 lần đợc bầu vào ghế Uỷ viên không thờng trực Hội Đồng bảo an cũng nh giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tổ chức chuyên trách của Liên hợp quốc.

Mặt khác, Canada đặt u tiên hàng đầu với những đối tác chiến lợc truyền thống, nhất là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Quan hệ Canada - Mỹ là sâu sắc và toàn diện, chia sẻ quan điểm và lợi ích với nhau trong hầu hết các vấn đề. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định và trong một số vấn đề cụ thể Canada cũng chứng tỏ

sự độc lập với Mỹ. Canada trớc đây đã không đáp ứng yêu cầu của Mỹ gửi quân tham chiến trong chiến tranh ở Việt Nam và luôn chủ trơng cải thiện mối quan hệ với các nớc nh Cuba, Lybi, Triều Tiên…

Trong bối cảnh tình hình mới, nhất là từ sau sự kiện 11-9 ở Mỹ, Canada có những điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm tiếp tục thực hiện ba mục tiêu chính và đáp ứng những đòi hỏi mới. Đối với vấn đề chống khủng bố, một mặt Canada ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố nói chung, tăng cờng hợp tác quân sự với Mỹ, nhất là khả năng phòng thủ chung chống nguy cơ khủng bố từ trên không. Mặt khác, Canada không tán thành việc Mỹ - Anh tấn công Irắc khi cha có Nghị quyết của Liên hợp quốc và cho rằng vấn đề khủng bố chỉ đợc giải quyết triệt để khi một trong những nguyên nhân gốc rễ là nghèo đói đợc xoá bỏ. Do đó, Canada ngày càng chú trọng phát huy vai trò và ảnh hởng đối với các nớc nghèo, cam kết tăng viện trợ phát triển lên gấp đôi vào năm 2010, xoá khoảng 700 triệu USD nợ của các nớc nghèo. Chính sách của Canada đối với châu Phi có thể coi là một điển hình tích cực. Không chỉ duy trì quan hệ gần gũi với hơn 40 quốc gia châu Phi thông qua Khối Pháp ngữ và Khối Thịnh vợng chung, Canada còn thấy rõ trách nhiệm trớc những thách thức căn bản có thể nhấn chìm lục địa đen. Tại Hội nghị Thợng đỉnh G8 tháng 6-2002 ở Kananakis (Canada), Thủ tớng Jean Chrétien đã chính thức giới thiệu và kêu gọi các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới tham gia vào “Chơng trình đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi (NEPAD) và Kế hoạch hành động châu Phi do Canada khởi xớng” [12; tr.9].

Đối với khu vực châu á - Thái Bình Dơng là khu vực có tầm đặc biệt đối với Canada, không chỉ về vị trí địa lý phù hợp mà còn bởi vì các mối quan hệ kinh tế ngày càng sâu rộng, các mối quan tâm chung về chính trị - ngoại giao và các mặt khác. Hơn nữa, Canada còn khẳng định mình là quốc gia ở khu vực Thái Bình Dơng và đánh giá đây là khu vực sẽ có hoà bình, ổn định lâu dài, cũng nh phát triển năng động và phồn vinh trong những thập kỷ tới. Chính vì vậy, chính sách đối ngoại của Canada đối với khu vực này có những nét riêng của nó và ngày càng gắn kết với khu vực này. Canada là một trong những thành viên tích cực nhất và có vai trò quan trọng nhất tại Diễn đàn kinh tế châu á - Thái Bình Dơng (APEC), một

diễn đàn ngày càng đợc mở rộng và phát triển, ngày càng có vị thế quan trọng trên trờng quốc tế nh một tổ chức quốc tế liên Chính phủ. Cũng trong khuôn khổ hợp tác khu vực này, Canada còn hợp tác chặt chẽ về nhiều mặt với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), kể cả ARF. Canada là một bên đối thoại và đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác với tổ chức này.

Chính sách đối ngoại của Canada đối với Việt Nam nhìn chung rất cởi mở và hợp tác cả trên bình diện song phơng lẫn đa phơng. Quan trọng hơn cả, Việt Nam - Canada cùng nhau chia sẻ quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia, cùng phấn đấu cho hoà bình, ổn định và thịnh vợng ở khu vực và trên thế giới.

Nhìn chung, với tốc độ phát triển nhanh chóng của toàn cầu hoá mọi mặt của đời sống quốc tế, với sự phát triển đa cực của thế giới sau Chiến tranh lạnh và với xu hớng mở rộng quan hệ đối ngoại của hầu hết các quốc gia cũng nh các tổ chức quốc tế, Canada có cơ sở tốt hơn để hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của mình. Hơn nữa, cùng với cách tiếp cận cởi mở và hợp tác, hoạt động đối ngoại của Canada mang nhiều nội dung tích cực, không chỉ tập trung nỗ lực cho thịnh vợng, an ninh và ổn định của Canada mà còn góp phần đáng kể vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam canađa từ năm 1973 đến năm 200 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w