1 Nhân vật trần thuật và vai trò của nhân vật trần thuậ trong tác phẩm tự sự
2.1. Giọng điệu trần thuật và vai trò của giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự
trong tác phẩm tự sự
2.1.1. Khái niệm giọng điệu trần thuật
Mỗi nhà văn có một giọng điệu riêng, góp phần tạo nên cá tính phong cách nhà văn. Do đó nghiên cứu nghệ thuật trần thuật của một nhà văn qua tác phẩm không thể không nghiên cứu tìm hiểu giọng điệu của họ bởi trong tác phẩm đó. Giọng điệu là một trong những yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là một phơng tiện biểu hiện quan trong trong tác phẩm văn học, đồng thời cũng là nhân tố đóng vai trò thống nhất các thành phần khác của tác phẩm trong một chỉnh thể.
Từ trong mỹ học phơng Đông các khái niệm nh “hơi văn”, “khí văn” “tình điệu” đã đợc đề cập và chúng là những khái niệm gần gũi với “giọng điệu” ngày nay chúng ta dùng, thể hiện dấu hiệu cơ bản nhận diện phong các nhà văn. Nhờ nó mà từ đời Tố Nghi Vũ đã có nhận xét tinh tế về thơ Lý Bạch và Đổ Phủ: “Đỗ Phủ không làm nổi cái bay bổng của Lý Bạch, Lý Bạch không làm nổi cái trầm uất của Đổ Phủ”.
Ngày nay, trong đời sống hàng ngày hay trong văn học khái niệm giọng điệu đợc đề cập đến nhiều. Trong đời sống hàng ngày, giọng điệu đợc hình dung trớc hết nh một tín hiệu âm thanh có âm sắc, trờng độ, cao độ… Nó gắn liền với môi trờng giao tiếp, có khả năng tạo nên tính khác biệt và biểu thị một thái độ nhất định của ngời nói. Còn giọng điệu trong văn họcTừ điểm thuật ngữ văn học đã định nghĩa: Giọng điệu là “thái độ tình cảm lập trờng t tởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định
cách xng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ thành kính hay suồng sã, gợi ca hay châm biếm…” [8;134].
Nguyễn Thái Hoà cũng đa ra khái niệm giọng điệu tơng tự: “giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hớng đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể” [12;154]. Xét về bản chất giọng điệu, tác giả Nguyễn Văn Hạnh cho rằng “Bản chất của giọng điệu trong tác phẩm đợc nhận thức không phải nh một yếu tố tự nhiên mà là sản phẩm của một quá trình sáng tạo, gắn liền với quan niệm nghệ thuật cách nhìn thế giới của nhà văn. Nói một cách khái quát hơn, giọng điệu là một biểu hiện của mối quan hệ giữ nhà văn với cuộc đời. Nếu quan niện tác phẩm là một đơn vị trung tâm của văn học, là đối tợng của mọi nghiên cứu văn học, dù là trực tiếp hay gián tiếp, thì giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm đợc hình thức hoá qua những phơng tiện biểu hiện của tác phẩm, là hệ quy chiếu của các yếu tố: thời đại, thể loại, tài năng, cá tính sáng tạo phong cách nhà văn..” [10,197]. Nguyễn Đăng Điệp cũng khẳng định giọng điệu thể hiện lập trờng, thái độ thị hiếu sở trờng ngôn ngữ, nhấn mạnh vai trò của đối tợng giao tiếp, cách tổ chức lời lẽ diễn đạt biểu hiện giọng điệu.
Tóm lại, từ những ý kiến trên chúng tôi có thể hiểu giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của các phẩm văn học. Giọng điệu thể hiện tình cảm, thái độ, lập trờng, t tởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả trong lời văn quy định cách xng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điều tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thô sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu phản ánh lập trờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho ngời đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn cha thể viết ra đợc tác phẩm mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Tuy nhiên, giọng điệu nhất định đó trong tác phẩm không phải lúc nào cũng thuần nhất. Dựa vào các tiêu chí khác nhau ngời ta chia giọng điệu thành các loại hình. Theo tiêu chí cấu
trúc, ngời ta chia thành giọng chính và giọng phụ, “gam ngữ điệu chủ yếu” và các sắc điệu bao quanh có tính bè đệm, đơn thanh và đa thanh… Nếu căn cứ vào sắc thái tình cảm có giọng gay gắt hay bình thản, trang trọng hay suồng sã, mạnh hay yếu, kính cẩn hay châm biến. Dựa vào các dạng thức tình cảm có giọng bi, giọng hài, giọng hùng ca… Dựa vào khuynh hớng t tởng có giọng: thông cảm hay lên án, yêu thơng hay tố cáo, khẳng định hay phủ định… Dựa vào cái nhìn ngôn ngữ học có giọng trần thuật giọng nghi vấn, giọng cảm thán… Từ cái nhìn nhận thức đánh giá có giọng bình luận, nhận xét, triết lý, suy luận. Từ điểm nhìn thời gian có giọng hoài niệm, mơ tởng… từ cấu trúc thể loại có giọng trữ tình và văn xuôi, giọng chủ quan và khách quan. Nh vậy giọng điệu đa dạng và phong phú có muôn vàn sắc thái khác nhau. Giọng điệu cũng là một hiện tợng siêu ngôn ngữ. Nó phụ thuộc vào cấu trúc tác phẩm nghệ thuật, khuynh hớng t tởng, tình cảm, nhận thức và thời đại. Nó còn là hình thức, phơng thức thể hiện cá tính của nhà văn. Vì vậy giọng điệu thể hiện t tởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả trớc mọi vấn đề của cuộc sống. Đó là sự khẳng định hoặc phủ định, là thái độ tôn trọng hoặc mỉa mai, là khen hay chê đối với sự vật hiện tợng.
Giọng điệu trong văn chơng trớc hết phụ thuộc vào chất giọng “trời phú” của nhà văn. Mặt khác là một hiện tợng nghệ thuật giọng điệu thống nhất với toàn bộ chỉnh thể trong t cách là một yếu tố của cái sinh thể nghệ thuật toàn vẹn. Giọng điệu phải mang nội dung khái quát nghệ thuật và phải phù hợp với đối tợng nó thể hiện. Trong tiểu thuyết tác giả thờng hoà vào các nhân vật và thế giới riêng của nó bằng tiết tấu của chính nó. Vì thế nhà văn dờng nh trao ngòi bút cho nhân vật để nhân vật tự viết lấy với giọng điệu riêng của nó. Với cách kể nh vậy giọng điệu trong tiểu thuyết có tính đa thanh, đa giọng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng chủ đạo chứ không đơn điệu. Nó đòi hỏi ngời trần thuật, ngời kể chuyện phải có khẩu khí, giọng điệu riêng để tạo nên phong cách riêng độc đáo của chính mình, không hoà lẫn vào bản hợp âm đa thanh, đa sắc của giọng điệu văn học. Và nhiệm vụ của độc giả là phải nhận ra đợc cái giọng
điệu riêng đó để hiểu đợc t tởng, tình cảm, thái độ, thị hiếu thẩm mỹ của nhà văn. ở đây khái niệm giọng điều chúng tôi sử dụng dựa trên cách hiểu này.