Giọngtrầm t triết lý

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong người đẹp ngủ say (y kawabata) và hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (g marquez) (Trang 57 - 59)

1 Nhân vật trần thuật và vai trò của nhân vật trần thuậ trong tác phẩm tự sự

2.2.3Giọngtrầm t triết lý

Chất giọng trầm t triết lý này ta cũng bắt gặp khi đọc Ngời đẹp say ngủ

cùng với giọng tiếc nuối, hoài niệm và hoài nghi do dự. Có thể thấy rằng chất trầm t triết lý luôn gắn với sự từng trải, bởi triết lý là những gì đợc đúc kết qua năm tháng. Ta ít thấy chất giọng này trong tác phẩm của những nhà văn trẻ tuổi, sôi nổi, và ngợc lại nó lại là điều không thể thiếu trong các tác giả đã chịu nhiều thử thách của thời gian. Ngời đẹp say ngủ là cuốn tiểu thuyết cuối đời của Kawabata.

Giọng trầm t triết lý đã góp phần không nhỏ vào việc dựng lên một ngời kể chuyện độc đáo, đậm “chất Kawabata”. Các tình huống dẫn đến giọng triết lý của ông đôi khi rất đơn giản, bình thờng nhng ngời kể chuyện đã khái quát thành chân lý, đặc trng cuộc sống con ngời.

Theo Đào Thị Thu Hằng, nhịp điệu kể chuyện trong toàn tiểu thuyết Kawabata nói chung là “trầm tĩnh, khoan thai, điềm đạm”. Nhịp điệu đó cũng là đặc trng trong Ngời đẹp say ngủ khi câu chuyện đợc nhìn dới con mắt một ông già trôi theo những hồi ức, hoài niệm. Nhịp điệu câu văn chậm rãi, khoan thai, ít đối thoại và những đối thoại cũng không có gì gấp gáp. Sự tiếp nối giữa lời thoại này với lời thoại kia luôn khoan thai điềm đạm, chỉ trừ khi nhớ về sự giận giữ vì uất hận ghen tuông thì nhịp điệu ngôn ngữ của lời mắng chửi có vẻ gấp gáp nh- ng rất ít. Nhịp điệu chùng xuống và luôn chững lại ấy của lời kể chuyện là biểu hiện của giọng trầm t, luôn u t của nhân vật. Hay nói cách khác giọng điệu trầm t đã đẻ ra cái nhịp điệu khoan thai, điềm đạm đó. Sự trầm t thờng đi với giọng triết lý vì khi trầm t suy nghĩ con ngời ta thờng phát hiện và khái quát về những gì mình nhận thấy trong hiện thực, cuộc đời. Giọng triết lý xuất hiện ngay cả khi tình huống xẩy ra là rất đơn giản, bình thờng. Lúc Êguchi do dự cha bớc

sang phòng bên với ngời đẹp say ngủ mặc dù đã cầm chìa khoá trong tay thì ng- ời kể chuyện đã triết lý bằng câu: “đã cầm chìa khoá trong tay có nghĩa chuẩn bị bớc sang phòng bên”. Câu nói đơn giản này là để nhằm nói lên rằng Êguchi vẫn ngồi im do dự, hồi hộp nhng đã khái quát đợc quy luật: “Đã thế này có nghĩa sẽ có thế kia” và vì quy luật này mà Êguchi đã thế này song lại không thế kia, càng tô đậm sự băn khoăn do dự. ở đây giọng triết lý đã làm nổi bật giọng hoài nghi do dự.

Khi đến ngủ với các Ngời đẹp say ngủ nhằm kéo dài tuổi thanh xuân, các ông già đã cảm nhận đợc sự thoải mái, đợc “nghỉ ngơi hoàn toàn” bên những ngời đẹp say ngủ mà không có mặt của dục tính xuất hiện. Là khái quát mang tính chất triết lý: “đến đấy ngủ giống nh ngủ với Đức Phật nấp kín đâu đây vậy”. Nhng dù có đợc những giây phút th giãn trong tâm hồn thì cảm giác cô đơn và lo lắng về tuổi già, cái chết vẫn cận kề. Và dù cố gắng kéo dài tuổi thanh xuân thì đó cũng là điều không thể bởi vậy Êguchi lại rút ra triết lý: “dù cho đây là một cách giải khuây nhẹ nhàng, một cách hồi tởng lại thời trai trẻ, chắc chắn vẫn là sự cố tình lẫn trốn một sự thật; có tiếc nuối bao nhiêu thì cái đã qua không bao giờ còn trở lại và dù dùng thuốc gì đi nữa cũng không thể chữa đợc bệnh già” [14;48]. Không có ai là bất tử cả, tuổi thanh xuân cũng là một giai đoạn trong một cuộc đời ngắn ngủi một đi không trở lại. Và khi nhận ra sự thật tàn nhẫn, Êguchi tự thơng hại, tim nhói đau đã thốt lên: “Ngời già đứng trớc cái chết. Ngời trẻ đứng trớc tình yêu. Chết thì chỉ một lần, yêu thì không biết bao nhiêu bận” [14;89]. Mặc dù tính nết Êguchi không phải thích ăn to nói lớn nhng cũng đã thốt lên triết lý về tuổi trẻ, tình yêu, cái chết khi đã va đập và trải nghiệm suốt cuộc đời mình. Đây là sự nhìn thẳng vào sự thật và triết lý về cuộc đời của Êguchi. Giọng điệu triết lý còn đợc thể hiện khi nói đến những kỉ niệm, thời gian trong quá khứ. Những kỷ niệm chôn vùi từ lâu trong quá khứ lại hiện về trong nỗi nhớ kiến cho không ai ngờ tới và “lạ một điều” đã đợc lý giải bằng cái giọng mang tính triết lý: “Thật ra khi đụng đến quá khứ thì kí ức con ngời ta in hình sự việc đâu có căn cứ vào thời điểm xẩy ra từ lâu nhiều hay lâu ít. Nhiều

khi chuyện xẩy ra từ thời thơ ấu, cách đây sáu chục năm mà vẫn đợc giữ lại trong kí ức rõ nét hơn cả việc mới xẩy ra hôm qua. Nhất là khi về già, con ngời ta lại dễ tái hiện trong đầu óc những kỉ niệm xa xa. Hơn nữa, nhiều khi chính những sự việc xảy ra từ thời thơ ấu mới thực sự tạo nên tính cách riêng cho mỗi chúng ta và quyết định số phận cho cả một cuộc đời” [14;25].

Giọng điệu trầm t triết lý cùng với giọng tiếc nuối hoài niệm, giọng hoài nghi do dự đã tạo nên giọng điệu của Ngời đẹp say ngủ hoà vào bản hợp âm giọng điệu của tác phẩm Kawabata. Tuy có cùng giọng điệu chung nhng Ngời đẹp say ngủ cũng mang tính đặc thù riêng của nó. Ba giọng điệu này đã tạo nên tính chất trầm buồn, trữ tình sâu lắng của giọng điệu trong Ngời đẹp say ngủ.

Nó cũng là những chất giọng đặc trng tạo nên phong cách nghệ thuật, bản lĩnh của Kawabata khi chọn giọng điệu để kể mà vẫn giữ đợc phong vị truyền thống nhng cũng đã tiếp thu không ít những cách tân mang tính thời đại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong người đẹp ngủ say (y kawabata) và hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (g marquez) (Trang 57 - 59)