1 Nhân vật trần thuật và vai trò của nhân vật trần thuậ trong tác phẩm tự sự
2.2.2. Giọng hoài nghi do dự
Giọng điệu hoài nghi do dự là giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Kawabata. Trong tất cả các tác phẩm của ông, từ mỗi chơng, mỗi trang sách độc giả đều có thể thấy toát ra một sự “hoài nghi do dự” của nhân vật với cuộc đời, với những ngời xung quanh và với cả chính bản thân mình.
Tuy vậy, trong tiểu thuyết của ông càng nhiều thoại thì tính chất hoài nghi do dự càng lớn. Nếu nh Ngời đẹp say ngủ tác phẩm đợc các nhà nghiên cứu nớc ngoài đánh giá là một cuốn tiểu thuyết “dòng ý thức” nhất của Kawabata với những chuỗi hồi ức, kỉ niệm triền miên làm cho giọng điệu tiếc muối hoài niện đâm nét thì những đoạn văn xuôi chiếm tới 2/3 câu chuyện chất hoài nghi do dự chỉ mang tính thoảng qua, mơ hồ. Song trên thực tế giọng điệu hoài nghi do dự này vẫn khá rõ nét trong tác phẩm.
Êguchi luôn mang tính tâm lý hoài nghi do dự. Ngay lúc đầu đến với ngôi nhà bí mật” đầy bí ẩn với sự tò mò đã cho ta thấy sự hoài nghi do dự đó thể hiện qua sự lo âu phấp phỏng, mơ hồ, phi lí trớc từng động thái, từng sự vật. Êguchi đến ngôi nhà bí mật đợc mụ chủ quán tiếp. Tuy ngời đàn bà này có những cách hành xử nói năng làm cho các vị khách cảm thấy đàng hoàng và không có gì ám muội hết nhng Êguchi vẫn cảm thấy nghi ngờ, bất an. Mặc dù cách pha trà tỉ mỉ đúng quy cách của mụ chủ nhà làm cho ông yên tâm và bớt căng thẳng và không có gì khiến ông có thể nghi ngờ căn phòng tám chiếu này chứa đựng thứ gì nguy hiểm đối với ông nhng sự trấn an đó đã mất đi một cách dễ dàng với hành động dùng tay trái mở khoá cửa của mụ chủ nhà. Chỉ một hành động nhỏ đó thôi cũng đủ để ông băn khoăn, hoài nghi bằng những câu hỏi t vấn, không có câu trả lời và bằng việc theo dõi một cách tỉ mỷ: “bà này thuận tay trái hay sao phải chăng làm gì bà cũng dùng tay trái? chi tiết này chẳng quan trọng gì, nhng mắt nhìn chằm chằm vào bàn tay mở khoá của bà khách nín thở hồi hộp để ý đến từng chi tiết nhỏ” [14;13]. Ngay cả một vật vô tri vô giác cũng làm cho ông hoài nghi, sợ hãi: “tại sao con chim đợc thể hiện theo lối cách điệu mà cặp mắt và đôi chân lại hiện thực đến nh thế để làm gì? Tất nhiên con chim đính vào kia chẳng có gì kiến ông phải nghi ngại chỉ là một hình vẽ vụng về, nhng việc
nó đợc đính vào thắt lng của ngời phụ nữ thì đúng là không bình thờng” [14;13]. Sự hoài nghi không bình thờng đối với những hành động những sự vật vô hại trong khi chính ông cũng đã biết là chúng chẳng quan trọng gì, chẳng có gì đáng ngại thì thật khó mà lý giải nổi. Sự hoài nghi, tâm trạng bất an này thật khó mà lý giải vì sao, chính vì sự không lý giải đợc này mà sự nghi ngờ của tâm lý bất an, sự hoang mang này càng đợc tô đậm tạo nên giao điểm tâm hồn ở ông già Êguchi. Chính sự hoài nghi đó đã làm cho Êguchi do dự, mặc dù đã cầm chìa khoá trong tay rồi nhng ông không dám sang phòng bên có ngời đẹp say ngủ. Ngồi yên, nghe thấy tiếng sóng biển dào dạt nh đập vào vách đá dựng đứng ông lại nghi ngờ “ngôi nhà này đợc xây bên vách đá ấy tiếng gió nh báo hiệu trời bắt đầu rét. Những ý nghĩ ấy là do ngôi nhà gợi lên hay do ông tởng tợng ra, Êguchi cũng không hiểu” [14;14]. Êguchi đã tởng tợng ra cả những điều không có trong thực tế và vẫn do dự, cầm chìa khoá trong tay châm thuốc, dụi rồi lại châm để cố gạt đi sự hồi hộp trống trải trong lòng. Nghĩ tới hai câu thơ khủng khiếp ông lại hoài nghi về cô gái lên phòng: “Cô gái đang ngủ bên phòng bên liệu có phải là thứ “chết trôi” nói đến trong bài thơ hay không? Và biết đâu hình dạng cô ta lại chẳng giống nh hình dạng những kẻ nghiện ngập, da xám xịt, mặt thâm quần, gầy còm và khố héo nh củi khô. Mà cũng có thể cô ta béo bệu và da thịt giá lạnh. Biết đâu rằng cô lại chẳng xanh và vừa ngáy cô ta vừa phả ra mùi hôi hám” [14;15-16]. Sự tự hỏi rằng: “liệu”, “biết đâu”, “có thể”, “biết đâu rằng” về cô gái say ngủ đã thể hiện sự băn khoăn, lo lắng và hoài nghi của Êguchi.
Giọng điệu hoài nghi do dự này còn đợc thể hiện ở những trang tiếp theo trong tác phẩm lúc ông đã thực sự là ngời dấn thân trong các hành trình của những ông già đến với “ngôi nhà bí mật” nhng ở phần đầu này là đậm nét hơn cả. Tuy đây không phải là giọng chủ đạo trong tác phẩm nhng nó lại gợi cho ta niềm suy ngẫm, đặc biệt giọng này tập trung ở phần đầu lúc này ông già Êguchi vữa bỡ ngỡ đến “ngôi nhà bí mật” đã tạo nên tính có vấn đề rõ nét, mở ra bí mật về “ngôi nhà bí mật”. Nó vừa thể hiện đợc ý đồ nghệ thuật của tác giả vừa đi
sâu đợc vào tâm hồn của nhân vật chính Êguchi. Càng về sau khi vào sâu trong “ngôi nhà bí mật” Êguchi càng sợ hãi bởi sự cô đơn, sợ hãi cái nguy cơ đang diễn ra, tất yếu sẽ dẫn đến tuổi già và cái chết càng làm cho Êguchi hoài nghi, luôn thấy những nguyên nhân đe dọa ẩn tàng.