2. 4 4 Tương quan vị thế của Việt Nam với các đối thủ (Thái Lan, Ấn độ)
3.2. 1 2 Giải pháp về công nghệ chế biến và thương hiệu gạo xuất khẩu
Quy trình xay xát chế biến gạo xuất khẩu là khâu có tỷ lệ tổn thất lớn nhất (4,5%) so với các khâu sau thu hoạch. Công suất xay xát còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế chế biến gạo xuất khẩu (công suất mới đạt 2,5 triệu tấn/năm trong khi xuất khẩu năm 1999 và 2000 đạt 4,6 và 3,5 triệu tấn). Mặt khác, hiện cả nước có nhiều cơ sở xay xát rất đa dạng của cả quốc doanh và tư nhân, nên chất lượng gạo xay xát không đồng đều. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung, cơ sở xay xát chế biến gạo của nước ta hiện vừa thiếu vừa yếu, còn thua kém khá nhiều so với Thái Lan và càng thua kém xa so với trình độ chế biến của Mỹ.
Do vây, việc đầu tư vào chế biến gạo là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam để tăng lợi ích của mình, nâng cao được uy tín và ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù đầu tư vào chế biến đòi hỏi một lượng vốn lớn, nhưng nó sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong quá trình đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam nên theo các hướng sau:
- Tận dụng khai thác có hiệu quả những cơ sở quốc doanh có công suất lớn và công nghệ hiện đại hiện có như Nhà máy xay xát Satake Sài Gòn.
- Rà soát lại tất cả các cơ sở quốc doanh còn lại, cũng như những cơ sở tư
nhân để đầu tư, nâng cấp hay bổ sung thay thế nhằm khai thác tối đa có thể được về
số lượng và chất lượng gạo xay xát.
- Cần nhập khẩu mới từ Nhật Bản hay Italia ít nhất một cơ sở xay xát công suất trên 600 tấn/ngày, bảo đảm đồng bộ các công đoạn hiện đại của thế giới để có thể cạnh tranh kịp thời với Thái Lan trong việc xuất khẩu gạo cao cấp 5% tấm.
Như chúng ta đều biết, cứ hỏi bất kỳ ai xem họ nghĩ đến thành quả lớn đầu tiên của Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua là thành quả gì, chắc chắn trên 90% số người được hỏi nghĩ ngay đến là thành quả vượt bậc về xuất khẩu
gạo. Nhưng, hỏi thương hiệu gạo Việt Nam là gì, có lẽ chưa có câu trả lời chính xác (?). Trong khi cùng câu hỏi đó về nước Nhật, hay nước Đức, đa số người ta đều nghĩ
ngay đến hàng điện tử và ôtô gắn liền với nó là thương hiệu Sony, Toyota, hay Mercedes. Nói một cách khác, đối với họ, sản phẩm và thương hiệu sản phẩm nổi tiếng cùng nhau, còn gạo của Việt Nam thì ngược lại. Đây là một thiệt thòi quá lớn cho gạo Việt Nam.
Do vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng cạnh tranh bằng việc hiện đại hoá công nghệ chế biến gạo xuất khẩu, đã đến lúc chúng ta cần quan tâm hơn nữa để tạo ra một thương hiệu tương xứng cho mặt hàng gạo Việt Nam, nghĩa là có chiến lược và bước đi để xây dựng uy tín của mặt hàng gạo Việt Nam nhằm cải thiện hình ảnh và vị thế cho mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngoài ra, trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay nếu chúng ta không xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, sau đó đăng ký bảo hộ trên phạm vi cả ở trong và ngoài nước, chắc chắn chúng ta sẽ bị thua thiệt nhiều so với các đối thủ khác. Ngày nay người ta quan niệm rằng “Thương hiệu không chỉ là tài sản mà còn là bản sắc và văn hoá của mỗi quốc gia”. Hy vọng tương lai không xa, mỗi lần người ta nghĩ đến Việt Nam là mỗi lần thương hiệu gạo Việt Nam được nhắc đến.