Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm gạo của Việt Nam trong thời gian tới không thể không kể đến các chính sách nhập khẩu của những nước nhập khẩu gạo bởi chỉ một sự thay đổi nhỏ về chính sách nhập khẩu của họ lập tức tác động tới thị trường gạo thế giới như quan hệ cung cầu, giá cả...Chẳng hạn, năm 1999 bốn nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới là Indonesia,
philippin, Bangladesh và Brazil có chính sách giảm nhập khẩu gạo trong năm. Điều này đã ảnh hưởng chung đến thị trường gạo thế giới, cụ thể giá gạo giảm, khối lượng gạo giao dịch thế giới cũng giảm (từ 27,3 triệu tấn năm 1998 xuống 25,1 triệu tấn năm 1999), và đương nhiên cũng tác động không nhỏ đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam (kim ngạch xuất khẩu năm 1999 so với năm 1998 chỉ tăng 1,01% trong khi năm 1998 so với năm 1997 là 13,98%). Dưới đây sẽđề cập đến chính sách nhập khẩu của một số nước chủ yếu trong thời gian tới.
Các nước phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và thực hiện trong 6 năm (1995 – 2000). Các nước đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24%, mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong 10 năm (1995 – 2004). Một vài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, và Ixaren có vấn đề an ninh lương thực
đặc biệt nhạy cảm được áp dụng ngoại lệ, đặc biệt khi thuế hoá các biện pháp phi thuế quan, ngược lại họ có nghĩa vụ đẩy mạnh mức độ mở cửa thị trường cho hàng nông sản nhập khẩu. Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trường tối thiểu không thấp hơn trung bình của thời kỳ 1986 – 1990 và không đưa ra thêm hàng rào phi thuế quan.
Thuế quan cắt giảm trung bình cho tất cả sản phẩm nông nghiệp là 24% và tối thiểu cho từng sản phẩm là 10% ở nước đang phát triển (chủ yếu là các thành viên trong WTO) trong vòng 10 năm tới (1995 – 2004).
Trung Quốc là nước rất đáng được nói đến vì Trung Quốc vừa là nước xuất vừa là nước nhập khẩu gạo. Đặc biệt sau khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO thì trong chính sách nhập khẩu cũng có những sự thay đổi.
Về gạo, năm 2002 Trung Quốc nhập khẩu 1,1 triệu tấn gạo. Đây là một phần trong cam kết mở cửa nhập khẩu 4 triệu tấn gạo với thuế suất 1% của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO. Hạn ngạch thuế quan bắt đầu là 2,6 triệu tấn và năm 2005 tăng lên 5,3 triệu tấn và bỏ vào năm 2006. Một nửa dành cho hạt ngắn và vừa - loại
gạo Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh nhất. Trung Quốc cam kết trước tiên dành 50% cho khu vực tư nhân.
Trung Quốc cam kết sẽ loại bỏ và không đưa ra, không đưa lại, không áp dụng các biện pháp phi thuế quan khác với những biện pháp thông thường. Trung Quốc cũng cam kết chỉ áp dụng những biện pháp phi thuế quan ở mức quốc gia và
địa phương do chính quyền Trung ương cho phép mới được áp dụng.... Hạn ngạch sẽ tăng từ mức thương mại hiện thời với tốc độ 15% một năm để đảm bảo mức tiếp cận thị trường được tăng dần và ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế số lượng sẽ
giảm dần. Hạn ngạch đối với gạo, lúa mỳ và ngô...sẽ được loại bỏ vào năm 2006. Thuế quan nhập khẩu của Nga trong những năm gần đây đã tăng lên và hiện là 13,3%. Các quốc gia buôn bán với Nga đều kêu ca rằng hệ thống thuế quan của nước này không ổn định, thay đổi liên tục và hạn mức chênh nhau quá nhiều. Tuy nhiên, những vấn đềđó đã được cải thiện bằng Nghị định Chính phủ số 1347, tháng 9/1997, quy định rằng: (a) Thời hạn thay đổi thuế quan tối đa là 6 tháng (b) Sự thay
đổi đó chỉ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày thông báo và (c) Mức thay đổi đó không được vượt quá 10%. Nghị định này đã làm tăng tính ổn định và minh bạch của hệ thống thuế quan của Nga theo yêu cầu của WTO. Người ta cũng ca kêu nhiều về những yêu cầu giấy phép nhập khẩu gần đây của Nga, về những bất hợp lý trong thủ tục hải quan như thay đổi nhưng không được thông báo, mỗi nơi có một cách làm riêng. Mặt khác, Nga còn bị chỉ trích bởi những rào cản thâm nhập thị trường như việc quy định các tiêu chuẩn, kiểm tra nhãn hiệu và giấy chứng nhận.