2.2 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 2 2 Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các nă m

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 26 - 29)

Năm 1989, lần đầu tiên kể từ sau khi thống nhất nước nhà (năm 1975), Việt Nam trở lại thị trường xuất khẩu gạo thế giới với số lượng khá lớn 1,4 triệu tấn. (Trước đó Việt Nam không những không tiếp tục xuất khẩu được gạo, ngược lại mỗi năm đều phải nhập thêm gạo và các lương thực khác, năm cao nhất lên 2 triệu tấn).

Từ đó đến nay xuất khẩu tăng trưởng tương đối đều đặn và liên tục, năm 1995 xuất

được 2 triệu tấn, năm 1999 xuất được 4,5 triệu tấn. Bảng 4 thể hiện rõ kim ngạch tăng đều qua các năm từ 1989-2000.

Năm 2000, khủng hoảng tài chính trong khu vực làm 2 trong số 5 nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Indonesia và Phillipin đã giảm lượng nhập khẩu gạo và tăng cường sản xuất trong nước, cộng thêm khủng hoảng dầu lửa. Các tác động này

đã làm giá gạo trên thị trường thế giới bắt đầu giảm xuống từ đầu năm, cho đến cuối năm xuất khẩu gạo của Việt Nam so với năm 1999 bị giảm đi 15,5% về lượng và 16% về giá, hạ kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2000 xuống còn 668 triệu USD, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Trước năm 1999, gạo luôn là một trong năm mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

Trong sáu tháng đầu năm 2001, lượng gạo xuất khẩu đạt 2,18 triệu tấn, với mức kim ngạch 314 triệu USD, tăng 34,5% về số lượng và 6,3% về giá so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2001, xuất khẩu đạt trên 3,6 triệu tấn, trị giá trên 600 triệu USD, tăng khoảng 5% về lượng so với năm 2000. Cả năm 2002, cả nước xuất khẩu trên 3,2 triệu tấn gạo, trị giá 608 triệu USD. Năm 2003 lượng gạo xuất khẩu dự kiến sẽ ở mức 3,4 - 3,5 triệu tấn. Theo nguồn tin từ bộ Thương mại, tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng thuận lợi.

Ngoài ra, chưa kể lượng gạo xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới Tây Nam sang Lào và Campodia, nhưng nhiều nhất qua biên giới phía Bắc sang Trung Quốc. Từ năm 1989 - 000, số gạo buôn bán tiểu ngạch ước tính trên 2,5 triệu tấn với giá trị

khoảng trên 500 triệu USD.

Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 1998 chiếm gần 18,8% tổng xuất khẩu gạo thế giới - đứng thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Hiện nay thị phần gạo của Việt Nam là 18,44% so với Thái Lan là 22,2%. Về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gạo chiếm trung bình 11 - 12%, đứng vị trí thứ hai, sau dầu thô.

Như vậy, Việt Nam từ một nước nông nghiệp thiếu đói phải nhập khẩu gạo triền miên, đột biến trở thành nước xuất khẩu thứ ba thế giới, sau Thái Lan và Mỹ và từ năm 1997 đứng thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Trong 14 năm (1989 - 2002), xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 37 triệu tấn, với kim ngạch 8 tỷ USD.

Những kết quả khả quan này là do có nhiều thuận lợi như tự do mậu dịch gia tăng, các rào cản kỹ thuật trong buôn bán từng bước được dỡ bỏ, nhu cầu gạo tăng lên và có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, vai trò của Chính phủ trong việc mạnh dạn mở rộng thị trường cho mặt hàng gạo. Kết quả là nhiều thoả thuận cấp chính phủ về xuất khẩu gạo đã được ký kết, riêng năm 2001 đã vượt con số 1 triệu tấn, chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu.

Bảng 4 - Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989-2000 Năm Sản lượng xuất khẩu (triệu tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 1989 1,425 321,8111 1990 1,624 310,403 1991 1,035 243,941 1992 1,946 418,400 1993 1,728 360,900 1994 1,983 449,500 1995 1,988 546,800 1996 3,040 868,270 1997 3,575 899,025 1998 3,730 1024,752 1999 4,550 1035,090 2000 3,476 667,000

Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.179.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)