4 Giá thành xuất khẩu và giá xuất khẩu của gạo Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 49 - 50)

2. 1 6 Bao bì, bao gói, bảo quản, vận chuyển

2.2. 4 Giá thành xuất khẩu và giá xuất khẩu của gạo Việt Nam

Như đã phân tích kỹ ở mục 2. 2. 1 về chi phí sản xuất của Việt Nam thấp hơn so với các nước, dẫn đến giá thành xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng thấp hơn họ, trong đó có Thái Lan.Vì thế giá xuất khẩu của Việt Nam tuy thấp hơn giá của Thái Lan, nhưng vẫn có lãi. Bảng 7 - Giá gạo bình quân thời kỳ 1991-1998 (Đơn vị: USD) Năm Giá 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Giá Việt Nam 227 215 210 214 258 285 242 289 Giá Thái Lan 276 276,7 261 320,7 315 367 387,5 393,3

Nguồn: FAO Year Book 1992-1995-1998, có đối chiếu với Vụ Thương mại- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Qua bảng trên rõ ràng giá gạo xuất khẩu của ta thấp hơn Thái Lan. Năm 1991, giá của Việt Nam thấp hơn Thái Lan là 49 USD/tấn, năm 1994 con số tương ứng là 106,7, năm 1998 là 104,3 USD/tấn. Như vậy, so với thế giới của ta chênh lệch lại ít hơn so với của Thái Lan.

Giá xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2002 bình quân khoảng 216,84 USD/tấn, tăng 38% so cùng kỳ năm 2001 (1,591 triệu tấn/ 345 triệu USD so với 2,180 triệu tấn/341 triệu USD).

Thời gian gần đây giá xuất khẩu bình quân đã giảm xuống chút ít, nhưng vẫn cao hơn giá bình quân trong cả năm 2001 (167,5 USD/tấn). Giá xuất khẩu được cải thiện hơn năm 2001, thậm chí hơn cả năm 2000. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giá gạo trong nước bình ổn ở mức cao.

Số liệu của Ban Vật giá Chính phủ cho biết giá thành gạo xuất khẩu (chưa tính phí lưu thông đến cảng) ở Cần Thơ và Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 49 - 50)