4 3 Quan hệ cung cầu của bản thân thị trường gạo thế giớ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 59 - 61)

Ngoài những yếu tố chủ quan chi phối đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam, chúng ta cũng phải xét đến yếu tố khách quan của bản thân thị trường gạo thế giới. Xu hướng biến động trong cung – cầu và giá cả của gạo có những đặc

điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, mức co giãn của cầu đối với lúa gạo thường biến động ít nhất so với các mặt hàng khác vì lúa gạo là mặt hàng lương thực thuộc nhu cầu thiết yếu của

con người để duy trì sự sống. Nên, nhu cầu này không bao giờ dừng. Người ta chỉ

có thể giảm, thậm chí ngừng hẳn nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng khác, nhưng riêng nhu cầu về ăn vẫn phải được duy trì, trước hết là khẩu phần lương thực. Hơn nữa, khẩu phần lương thực của mỗi bữa ăn chỉ dùng một lần, muốn dùng bữa sau phải

được thay khẩu phần mới.

Thứ hai, mức co giãn của cung đối với lúa gạo thường biến động lớn hơn so với của cầu vì sản xuất nông nghiệp được tiến hành ngoài trời, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, dẫn đến sản lượng không ổn

định, bấp bênh. Ngoài ra, bất cứ một loại cây nông sản nào cũng đều tuôn theo chu kỳ: gieo trồng – phát triển – đơm hoa - kết trái – thu hoạch. Nên không thể tiến hành sản xuất nhanh trong thời gian ngắn được. Nếu mất mùa xảy ra thì cũng phải thực hiện tuần tự như vậy, chứ không thể tiến hành ngay như một số mặt hàng công nghiệp.

Từ đặc điểm thứ hai có thể rút ra đặc điểm thứ ba là có sự khác nhau giữa sản xuất và tiêu dùng lúa gạo, tốc độ thích ứng cung cầu chậm chạp do lượng cầu ít co giãn trong khi lượng cung co giãn lớn. Sản xuất nông nghiệp không phụ thuộc vào ý chí chủ quan con người, diễn ra theo điều kiện khách quan. Đôi khi mức đầu tư vào sản xuất lớn, nhưng kết quả mang lại không tương xứng, thậm chí mất trắng do bão lụt, hạn hán, sâu bênh, động đất....Ngoài ra, việc sản xuất còn chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện tự nhiên vốn có của bản thân quốc gia đó. Nếu một nước không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng cố tập trung vào sản xuất, chi phí đầu tư sẽ rất lớn như Nhật Bản chẳng hạn (chi phí sản xuất 1.910 USD/tấn), trong khi tiêu dùng trong nước vẫn tăng. Đương nhiên vẫn đòi hỏi nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài.

Thứ tư, giá cả thị trường gạo thường rất nhạy cảm và biến động nhiều, trước hết do thích ứng cung cầu chậm. Đây là kết quả trực tiếp từ đặc điểm 3. Vì khi bị

mất mùa, các nước không thể sản xuất ngay được để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Cách tốt nhất là tăng lượng mua từ bên ngoài để bù vào phần thiếu hụt, dẫn

đến giá cả tăng đột biến. Chẳng hạn, năm 1999 giá gạo trên thị trường thế giới giảm mạnh do nguồn cung dư thừa. Đến năm 2001 khi nguồn cung có dấu hiệu giảm do sản lượng lương thực thế giới giảm sút, giá cả đã tăng ổn định và giữ vững đến năm 2003 khả năng vẫn không giảm.

Thứ năm, mức tăng trưởng dân số là yếu tố hàng đầu tác động trực tiếp và sâu sắc đến cung, cầu và giá cả thị trường gạo quốc tế. Nguyên nhân bởi gạo là lương thực thuộc nhu cầu thiết yếu số một của tất cả mọi người ở những nước có thói quen tiêu dùng gạo làm lương thực chính yếu. Dân số tăng lên tất yếu dẫn đến làm tăng lượng cầu về gạo và tác động đến giá cả. Theo FAO, muốn nhu cầu lương thực được

đảm bảo bình thường thì mức tăng trưởng của sản xuất phải gấp 1,5 – 2 lần mức tăng trưởng dân số. Nhiều năm qua, sản xuất lúa gạo ở các nước đang phát triển tăng trưởng chậm (trên 1,5%/năm), không chịu nổi sức ép tăng dân số, dẫn tới nạn đói toàn cầu nghiêm trọng (nhất là ở châu Phi).

Qua phân tích năm đặc điểm cơ bản về sự vận động chung của bản thân thị

trương lúa gạo thế giới, các nhà xuất khẩu Việt Nam căn cứ vào đó để xác định các chiến lược xuất khẩu trong từng giai đoạn cụ thể. Muốn vậy, họ phải nắm bắt được thông tin kịp thời về sự biến động của thị trường gạo thế giới như các dự báo về sản lượng lương thực, nhu cầu, giá cả, thiên tai....Từ đó điều chỉnh chính sách xuất khẩu sao cho có lợi nhất so với tình hình hiện tại và tương lại. Vấn đề này đối với Việt Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 59 - 61)